Hôm nay,  

Lúa Gục Trên Đồng Ruộng

23/03/200700:00:00(Xem: 3143)

 Bạn,

 Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Nam Việt Nam, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào "cao điểm thu hoạch" vụ lúa đông- xuân, từ Đồng Tháp sang Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ... nhiều cánh đồng lúa chín gục nhưng chưa thể thu hoạch vì thiếu nhân công cắt lúa. Giá công cắt đang tăng vùn vụt nhưng thuê rất khó khăn, do nhiều thanh niên nông thôn kéo nhau lên Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, ít ai chịu ở quê đi cắt lúa theo mùa. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

 Tại tỉnh Đồng Tháp, trên cánh đồng lúa bạt ngàn đang chín vàng ươm ở huyện Tam Nông, ông Tư Quang chỉ 5 hécta lúa đã quá ngày thu hoạch lắc đầu: "Đúng ra lúa này phải cắt cách nay 3 hôm nhưng chẳng kêu được nhân công nên đành chịu. Mỗi ngày nhìn lúa chín rục càng nhiều, lòng đau như cắt...". Bà Nguyễn Thị Thắm, ở xã Phú Cường (huyệnTam Nông) phân bua: "3ha lúa vừa sạ hơn một tháng là tui đã đi "đặt hàng" công cắt, vậy mà hiện nay đã tới ngày thu hoạch vẫn chưa kêu được người nào. Lúc đầu họ đòi 800 ngàn đồng /hecta, sau lên 900 ngàn đồng/hecta... vẫn không chịu cắt!". Tại các xã Vĩnh Thạnh, Tân Mỹ... (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), nhiều chủ ruộng đang đau đầu vì chuyện thiếu công cắt. Anh Năm Tuyển, canh tác 1 hécta lúa ở xã Vĩnh Thạnh than: "Chưa bao giờ công cắt thiếu như năm nay. Hồi đầu vụ giá công cắt chỉ 700 ngàn đồng- 800 ngàn đồng/ hécta, thì nay tăng lên 1- 1.1 triệu đồng/ hécta(lúa đứng); riêng lúa ngã ở vùng sâu xa kênh mương... giá đến 1.5- 1.7 triệu đồng/hécta, cao kỷ lục từ trước đến nay.

 Các địa phương lân cận cũng vất vả vì chuyện thu hoạch lúa. Chị Huỳnh Thị Vân, ở xã Thới Thuận (huyện Thốt Nốt, Cần Thơ), tiết lộ: "Kêu công cắt lúc này không đơn giản. Gia đình tôi làm 1.8 hécta, kêu công cắt trước 1 tháng nhưng tới ngày thu hoạch họ "hồi" vì chê giá thấp! Cuối cùng phải nâng giá lên họ mới chịu làm". Mặc dù thuê công cắt giá cao nhưng nhiều chủ ruộng vẫn rối rắm vì chuyện "làm eo làm sách" của dân làm thuê. Anh Sáu Tuấn, ở Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) than: "Thuê công cắt 1.5 triệu đồng/ hécta họ đồng ý xong, đến khi vào ruộng thấy lúa đổ ngã nhiều, họ "làm eo" đòi lên 1.7 triệu đồng/hécta, không chịu họ bỏ về! Máy suốt kêu rồi, nhân công vác lúa cũng xong, cơm nước đã chuẩn bị sẵn... nên buộc phải chìu theo. Dân cắt lúa bây giờ là thượng đế, muốn gì được nấy, khổ lắm!".

 Bạn,

 Cũng theo báo SGGP, một phó giám đốc Sở Nông nghiệp Đồng Tháp thừa nhận rằng chuyện thiếu nhân công cắt lúa xảy ra nhiều năm qua làm ngành nông nghiệp địa phương rối rắm, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được tình trạng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở
Thầy giáo không phải chỉ là người truyền trao kiến thức cho học trò mà còn là tấm gương đạo đức cho học sinh soi để sống với nhân cách cao thượng và lòng thương yêu rộng mở giồng như trường hợp thầy giáo Nguyễn Văn T. đã tha lỗi cho học trò đâm mình, như bản tin của VienamNet cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Thế giới này vẫn còn đẹp một phần nhờ những tấm lòng vàng thánh thiện luôn luôn nghĩ, nói và làm vì người khác, những bữa cơm chay từ thiện tại Sài Gòn là biểu hiện quý giá của nghĩa cử cao đẹp này, như báo Người Lao Động cho biết hôm 12 tháng 4 như sau.
Có phải vì nghèo quá hay vì đó là nét đặc biệt của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa mà người dân có thể làm bất cứ chuyện gì để kiếm lời không cần biết đến sức khỏe của người khác và lợi ích xã hội, nên mới có chuyện chế thuốc trị bệnh ung thư mà làm bằng “bột than tre,” như báo Người Lao Động cho biết hôm 10 tháng 4 như sau.
Giá đất tại đảo Phú Quốc tăng như vàng khiến cho những con buôn đổ xô đi mua đất với giá 800 triệu đồng mà bán lại tới 18 tỉ đồng, theo bản tin của Zing.vn cho biết hôm 10 tháng 4. Bản tin Zing kể như sau.
Đào Tấn là ông tổ hát bội Việt Nam. Ông sinh 3 tháng 4 năm 1845. Đào Tấn, nhà soạn tuồng nổi tiếng, ông tổ hát bội Việt Nam, từ trần năm 1907.
Ở trong đất nước xã hội chủ nghĩa VN với con người chỉ biết giành giựt để kiếm ăn và bao nhiêu tệ nạn xã hội, vẫn còn có những tấm lòng vàng còn quý hơn vàng thật. Đò là câu chuyện làm mềm lòng người về một nhân viên nhà quàng đã trả lại 2 lượng vàng cho người đã bỏ quên, theo bản tìn hôm 7 tháng 4 của báo Người Lao Động online.
Hữu Loan ra đời ngày 2 tháng 4, 1916 tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Và từ trần ngày 18/3/2010. Ông là một trong vài nhà thơ lớn của VN. Và bị chính quyền CSVN trù dập nhiều thập niên vì trong nhóm Nhân Văn Guai Phẩm.
Tưởng là Lào quốc muốn học gì ở Việt Nam… Hóa ra là học cách xét duyệt phong chức Giáo sư, Phó Giáo sư… Quả là chuyện lạ. Sao Lào không xin học theo Nhật hay Singapore về xét duyệt Giáo sư? Có trời mới biết chuyện gì đây.
Phiên tòa xử các nhà dân chủ kết thúc... Các bản án rất nặng. Bất kể quốc tế can thiệp. Có thời nào như thế không? Chỉ trừ thời Pháp thuộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.