Hôm nay,  

Lúa Gục Trên Đồng Ruộng

23/03/200700:00:00(Xem: 3102)

 Bạn,

 Theo ghi nhận của báo quốc nội, tại miền Nam Việt Nam, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào "cao điểm thu hoạch" vụ lúa đông- xuân, từ Đồng Tháp sang Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ... nhiều cánh đồng lúa chín gục nhưng chưa thể thu hoạch vì thiếu nhân công cắt lúa. Giá công cắt đang tăng vùn vụt nhưng thuê rất khó khăn, do nhiều thanh niên nông thôn kéo nhau lên Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai để tìm việc làm ở các khu công nghiệp, ít ai chịu ở quê đi cắt lúa theo mùa. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

 Tại tỉnh Đồng Tháp, trên cánh đồng lúa bạt ngàn đang chín vàng ươm ở huyện Tam Nông, ông Tư Quang chỉ 5 hécta lúa đã quá ngày thu hoạch lắc đầu: "Đúng ra lúa này phải cắt cách nay 3 hôm nhưng chẳng kêu được nhân công nên đành chịu. Mỗi ngày nhìn lúa chín rục càng nhiều, lòng đau như cắt...". Bà Nguyễn Thị Thắm, ở xã Phú Cường (huyệnTam Nông) phân bua: "3ha lúa vừa sạ hơn một tháng là tui đã đi "đặt hàng" công cắt, vậy mà hiện nay đã tới ngày thu hoạch vẫn chưa kêu được người nào. Lúc đầu họ đòi 800 ngàn đồng /hecta, sau lên 900 ngàn đồng/hecta... vẫn không chịu cắt!". Tại các xã Vĩnh Thạnh, Tân Mỹ... (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), nhiều chủ ruộng đang đau đầu vì chuyện thiếu công cắt. Anh Năm Tuyển, canh tác 1 hécta lúa ở xã Vĩnh Thạnh than: "Chưa bao giờ công cắt thiếu như năm nay. Hồi đầu vụ giá công cắt chỉ 700 ngàn đồng- 800 ngàn đồng/ hécta, thì nay tăng lên 1- 1.1 triệu đồng/ hécta(lúa đứng); riêng lúa ngã ở vùng sâu xa kênh mương... giá đến 1.5- 1.7 triệu đồng/hécta, cao kỷ lục từ trước đến nay.

 Các địa phương lân cận cũng vất vả vì chuyện thu hoạch lúa. Chị Huỳnh Thị Vân, ở xã Thới Thuận (huyện Thốt Nốt, Cần Thơ), tiết lộ: "Kêu công cắt lúc này không đơn giản. Gia đình tôi làm 1.8 hécta, kêu công cắt trước 1 tháng nhưng tới ngày thu hoạch họ "hồi" vì chê giá thấp! Cuối cùng phải nâng giá lên họ mới chịu làm". Mặc dù thuê công cắt giá cao nhưng nhiều chủ ruộng vẫn rối rắm vì chuyện "làm eo làm sách" của dân làm thuê. Anh Sáu Tuấn, ở Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) than: "Thuê công cắt 1.5 triệu đồng/ hécta họ đồng ý xong, đến khi vào ruộng thấy lúa đổ ngã nhiều, họ "làm eo" đòi lên 1.7 triệu đồng/hécta, không chịu họ bỏ về! Máy suốt kêu rồi, nhân công vác lúa cũng xong, cơm nước đã chuẩn bị sẵn... nên buộc phải chìu theo. Dân cắt lúa bây giờ là thượng đế, muốn gì được nấy, khổ lắm!".

 Bạn,

 Cũng theo báo SGGP, một phó giám đốc Sở Nông nghiệp Đồng Tháp thừa nhận rằng chuyện thiếu nhân công cắt lúa xảy ra nhiều năm qua làm ngành nông nghiệp địa phương rối rắm, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được tình trạng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là mưa lũ hoài... Phải chăng vì nghiệp cõi này như thế? Báo Kinh Tế & Đô Thị kể: Theo thống kê từ các địa phương, đến nay, mưa lũ đã khiến ít nhất 3 người bị chết (1 người tại Yên Bái và 2 người ở Sơn La).
Vậy là sẽ có xe lửa cao tốc? Không biết nhà thầu nào sẽ nhận lãnh công trình này? Làm ơn tránh mấy anh Trung Quốc giùm...
Vậy là đội tuyển bóng đá Việt Nam thua... Bản tin Zing kể: Olympic Việt Nam không thể tiếp tục tạo nên kỳ tích khi thua Hàn Quốc 1-3. Tuy nhiên, thầy trò HLV Park Hang-seo vẫn xứng đáng được ca ngợi sau những gì làm được tại ASIAD 2018.
Hội An, Hội An, Hội An… đẹp lung linh trong trí nhớ. Tuy nhiên, di tích xuống cấp nhiều rồi. Báo Đại Đoàn Kết kể về: Trùng tu các di tích xuống cấp ở Hội An…
Lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển Việt Nam vào tới bán kết Á Vận Hội: Văn Toàn lập công phút 108, Olympic Việt Nam tiến vào bán kết ASIAD 2018.
Ỷ Lan không chỉ là Hoàng Thái Hậu, mà cũng là một học giả uyên bác. Hôm kia, ngày 24/8/2018 là tròn 901 năm bà Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng thái hậu triều Lý từ trần. Tự điển Bách khoa Mở viết rằng bà Ỷ Lan (? – 24 tháng 8, 1117), hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Có phải vì biển Việt Nam đã hết cá tôm? Hay có phải vì biển Việt Nam không còn an toàn, vì bị Hải quân Trung Quốc quậy phá?
Trong năm nay, ngày Thứ Bảy 25/8/2018 là Lễ Vu Lan, ngày để tất cả mọi người nhớ ơn ba mẹ...
Đường phố nhiều thành phố lớn tưng bừng dân chúng tràn ra phố, mừng chiến thắng của đội tuyển VN. Bản tin VTC kể: Bàn thắng của Công Phượng giúp Olympic Việt Nam giành chiến thắng 1-0 trước Olympic Bahrain để lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé vào tứ kết ASIAD.
Sạt lở là ven biển sạt lở... Có phải vì đất ven biển VN sạt lở nhiều nơi, cho nên chính phủ CSVN bèn làm 3 đặc khu kinh tế ven biển để bán cho nhà nước CSTQ xài trong 99 năm?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.