Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

4/3/200900:00:00(View: 3809)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đất nước bây giờ rất lạ: nhìn đâu cũng thấy bạo lực và hóa chất... mà thứ nào cũng dễ làm chết người.
Vậy đó, rồi chúng ta rủ nhau chết... Chỉ vì dân ta đầu độc dân mình.
Có nhiều chuyện khó hiểu trên đời này. Đặc biệt là ở đất nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Báo Giáo Dục VN kể rằng người Sài Gòn giỏi tiếng Anh hơn người Hà Nội... theo một bài thống kê của Thạc sĩ Ngô Mạnh Linh. Bản tin nói:
Rồi các mục sư mở nơi tụ họp cầu nguyện, kể cả nơi chuông bò... cũng bị công an tới vây đánh. Có vẻ như chuyện thường tình.
Bản tin VnExpress ghi lời TS Lê Quốc Hạnh, nguyên Trưởng phòng Đào tạo Đại học Hà Nội với 35 năm kinh nghiệm làm trong ngành giáo dục, cũng lên án hình thức phê bình,
Các em rủ nhau ở lại nước ngoài... Có vẻ như chùm khế quê nhà đã mất vị ngọt. Phải chăng vì các vị trí được ưu đãi đã bị con cháu cán bộ giành hê, nên du học sinh không muốn về nước?
Trong khi Báo Đất Việt có bản tin “Lời thật khu du lịch: Không... nhạy cảm, du khách cũng buồn,” Báo Pháp Luật TP nói rằng “Người khiêu dâm kích dục vẫn chưa bị phạt...”
Thế nào là ùn tắc giao thông? Hay chỉ nên gọi là ùn ứ giao thông? Đây là chuyện hàng ngày ở Sài Gòn, Hà Nội, nhức đầu, mệt óc, tốn tiền xăng, ngửi khói mệt nghỉ...
Họ hóa trang thành những hồn ma, xác sống dạo chơi và hù dọa trẻ em tại khu vực phố Tây - Bùi Viện, Đề Thám...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.