Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

4/3/200900:00:00(View: 3745)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tương lai dân tộc nằm trong tay thế hệ trẻ. Nhưng học trò Việt Nam lại là những kẻ cưu mang thiệt thòi, không ưu tiên gì hiện nay.
Chỉ nghe nói Wikipedia tiếng Anh khả tín hơn, vì trong người thiện nguyện viết tiếng Anh có một số giáo sư đaị học Hoa Kỳ.
Hình như có thể dạy được nghề chữa bệnh một cách đơn giản hơn – và dĩ nhiên, cho một số bệnh cụ thể. Và nếu như thế, sẽ giúp rất nhiều dân nghèo.
Tết sắp tới rồi. Truyền thông đón xuân đang ngấm dịu dịu vào hồn người dân. Người nhập cư Sài Gòn nghĩ tới chuyện về quê ăn Tết. Người đô hội nghĩ tới chuyện câu đối, xin chữ mừng xuân.
Báo Tuổi Trẻ ghi lời Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.SG, đã cho biết ở TP. Sài Gòn hơn 22% học sinh vẹo cột sống.
Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp lành mạnh mà người hiện đại cần phải có là gì? Có một số thanh niên coi sự nghiệp như phương tiện mưu sinh.
Bản tin kể rằng hơn một tuần trước cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử tại Miến Điện cho đảng của nhà đối lập Aung San Suu Kyi, hôm 22/01/2016,
Hình như, không làm thực phẩm bẩn, sẽ không có lời nhiều? Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm bẩn lại là vũ khí sát hại tập thể (dĩ nhiên, lâu dài) vì đầu độc kiểu này là không phân biệt già trẻ lớn bé.
Phó Giáo sư TS Hà Đình Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, cho biết, khoảng 18h ngày 19 tháng 1, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông thông tin này.
Bản tin báo Tuổi Trẻ nói rằng liên tiếp những ngày gần đây, Chị cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh xử lý nhiều cơ sở kinh doanh có dấu hiệu sai phạm, trong đó phát hiện gần 3.000 hộp bánh kẹo bị “rút ruột”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.