Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

4/3/200900:00:00(View: 3666)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi đầu xóm, cuối hẽm, dân chúng bày mâm ra cúng cô hồn, giàu nghèo tùy gia cảnh, thế là lũ trẻ con rủ nhau chờ, canh sẵn... để còn chạy tới giựt đồ cúng cô hồn.
Đó là độc chiêu: một sở công an gửi ra văn bản cảnh giác toàn dân về âm mưu của nhiều người Trung Quốc lảng vảng ở biên giới nhằm bắt người, mổ lấy nội tạng...
Có phải rằng ngành xuất bản sách tại Việt Nam rat khó có lời? Phải chăng vì dân Viet lười đọc sách? Hay vì đất nước tiết kiệm rừng, nên giấy để xuất bản sách không có đủ gỗ cung cấp?
Câu chuyện rất dễ hiểu: rất nhiều quan chức nắm quyền, là công ty nhà nước tha hồ thua lỗ. Nhưng khi sếp này ra đi sau một đợt thay đổi cán bộ, công ty lại có lời...
Không chỉ học trò, mà người lớn cũng mất niềm vui, vì không đọc được các tác phẩm tiếng Anh hay nhất của thế giơi, không theo dõi được các trào lưu nghệ thuật mới, và đủ thứ...
Gạ là gạ gẫm... Tình đây không hề có nghĩa là tình yêu, nhưng là tình thân xác... Có vẻ như luật Việt Nam xem nhẹ chuyện trừng trị những người giở trò "gạ tình"...
Nhưng hàng giả có vẻ như chuyện muôn đời, và đã có những thứ được chấp nhận trong đời sống, thí dụ như làm thẩm mỹ để có ngực giả, mông giả, mũi giả…
Bây giờ là đỡ rồi… sinh con thứ 3 không còn bị nhà nước áp lực mạnh nữa. Vấn đề là, dân mình ưa thích có con trai, cho nên khi đã có 2 cô con gái, là cứ ráng cho có đứa con trai… Thế là, sinh con thứ 3.
Có phải là rút ruột công trình? Có phải vì cát thay cho xi măng? Có phải dùng tre trúc thay cho cốt sắt? Chỉ nói là điều tra, sau khi đường nứt.
Khoảng hơn mười hôm nữa, sẽ là Lễ Vu Lan, ngày lễ để những người con tưởng nhớ ơn của ba mẹ, và là ngày để tri ân và báo ân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.