Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

4/3/200900:00:00(View: 3647)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong khi cả nước đang gặp thảm họa môi trường, cán bộ địa phương vẫn có cách sử dụng bàn tay sắt để siết cho ra tiền. Và ở cấp quốc gia, sự lơ là đã tới mức đáng sợ.
Đó là chuyện rất hiếm... hình như chưa ai nghe chuyện một đại tá công an bị kỷ luật nặng chỉ vì một quyết định trong quá khứ về một quán cà phê...
Chuyện 4 tỉnh Miền Trung thê thảm vì cá chết đã gây thiệt hại cho ngành du lịch Việt Nam ra sao? Hồi phục thế nào? Thực tế là lổm chổm. Không đều.
Vậy là nước mắm được minh oan. Trong khi nhiều nhà báo trong đợt xúm vào cố ý dìm chết ngành nước mắm VN đã và đang bị kỷ luật. Dù vậy, thiệt hại đã có rồi. Vết thương cũng khó lành.
Vào một ngày giữa tháng 11, sẽ là một Ngày Khoan dung Quốc tế (International Day of Tolerance). Chính xác sẽ là ngày 16 tháng 11.
Bản tin TBKTSG viết rằng các nhà sáng chế từ trước đến nay vẫn phàn nàn thủ tục cấp bằng độc quyền sáng chế, độc quyền giải pháp hữu ích từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) quá lâu,
Bắt Mẹ Nấm là vì cô hoạt động dân chủ, nhưng bắt Bác sĩ Ho Hải phải chăng là dập tắt phong trào hỗ trợ và tài trợ giới trẻ du học? Bác sĩ Hồ Hải bị công an bắt thực sự vì lý do gì?
Vậy là thêm một blogger bị công an bắt. Bác Sĩ Hồ Hải không phải là một nhà hoạt động dân chủ, không đi biểu tình ở Hà Nội hay Sài Gòn,
Có phải tỉnh Lạng Sơn sẽ gỡ biên giới đường sắt giữa Việt-Hoa? Kết nối đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc thực tế là gì? Sẽ còn giữ cửa khẩu giữa 2 nước hay không? Nếu như thế, chính phủ TQ sẽ cho vay...
Bản tin ghi rằng tại cuộc hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ sau 30 năm đổi mới 1986-2015” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 28-10 ở TP Cần Thơ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.