Hôm nay,  

Ốc Đảo Nơi Đô Thị

15/03/200900:00:00(Xem: 2986)

ỐC ĐẢO NƠI ĐÔ THỊ

Bạn,
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, có  huyện Hòa Vang nguyên thuộc tỉnh Quảng Nam được sát nhập vào thành phố này đã hơn 12 năm nay, vậy mà ở nơi cách trung tâm "đô thị  loại I, trực thuộc trung ương" này chưa tới 12 km  vẫn còn gần 300 "dân thành phố" sống khốn khổ, như ở trong một ốc đảo cách  biệt với chốn thị thành.  Đó là làng Lộc Mỹ, thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Ai muốn đến đây, phải sang sông bằng đò. 66  gia đìnn với gần 300 người nơi này thiếu thốn mọi bề như ghi nhận của  báo  Người Lao Động qua đoạn ký sự như sau.
Ông Phạm Em, người có thâm niên hơn 25 năm lái đò, đưa  phóng viên vượt dòng sông Cu Đê để sang Lộc Mỹ. Ông Em cho biết mùa này nước sông Cu Đê không chảy xiết nhưng vào mùa mưa bão, nước đầu nguồn cuồn cuộn đổ về, rất nguy hiểm. Con đường dẫn vào làng gập ghềnh, chông chênh. Hai bên đường, lưa thưa những ngôi nhà tạm bợ, được lợp bằng ván nhỏ và bạt ni lông. Người dân ở đây quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm sống qua ngày. Cụ ông Lê Văn Được, 81 tuổi, cho biết gia đình cụ lên đây từ năm 1977 theo "diện kinh tế mới". Khi ấy, nơi này đông lắm. Dần dà, vì biệt lập với thế giới bên ngoài nên dân làng lần lượt bỏ xứ. Ông Được có 6 người con thì hết 4 đã đi kiếm ăn xa. Gia cảnh anh Huỳnh Bông cũng rất cơ cực, 2 con gái đầu của anh nghỉ học sớm vì nhà nghèo. Con em trong làng bỏ học giữa chừng khá nhiều vì đi lại khó khăn.


Trường mẫu giáo duy nhất ở Lộc Mỹ hiện giờ chỉ còn lại 4 bức tường. Toàn bộ phần mái tôn bị bão Xangsane hồi năm 2006 cuốn bay, đến nay vẫn chưa được lợp lại. Gần 3 năm nay, trẻ con ở Lộc Mỹ không được đến trường mẫu giáo. Một số gia đình có người thân ở bên kia sông thì gửi con sang đó học nhờ.
Ở Lộc Mỹ, làm ra đồng tiền phải... chảy máu con mắt! Vật dụng, nông phẩm của dân địa phương thường bán với giá rất rẻ nhưng đồ dùng, nhu yếu phẩm từ các nơi đem về bán tại đây có giá rất cao do chi phí vận chuyển lớn. Chị Hà Thị Thu Thủy, một người dân Lộc Mỹ, than: "Mùa nắng còn đỡ, chứ vào mùa mưa lũ, bà con ở đây đành "chịu chết". Không qua sông được thì mua bán với ai"".
Bạn,
Cũng theo báo Người Lao Động, cả làng chỉ có con đò duy nhất của ông Phạm Em làm phương tiện chuyên chở qua lại sông. Mỗi trẻ em đến tuổi học lớp 1 muốn đến trường phải đi ít nhất 5 km, qua sông Cu Đê và ba con dốc. Hằng tháng, gia đình mỗi em phải trả 25 ngàn đồng tiền đò. Việc học hành của các em rất thất thường, tùy theo... con nước trên sông Cu Đê. Số học sinh bậc tiểu học là con em của dân Lộc Mỹ cứ vơi dần...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.