Hôm nay,  

Chiến Tranh Chống Khủng Bố Mở Đường Cho 1 Thế Giới Mới

04/11/200100:00:00(Xem: 4028)
Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã thay đổi đường lối của Hoa kỳ, thay đổi luôn vị thế các đồng minh và các địch thủ, có tầm ảnh hưởng tới toàn bộ thế giới nhiều năm tới.

Đây là một cuộc chiến tranh đầu tiên của thế kỷ thứ 21, theo như ông Bush đã mô tả. Với những chuyển hướng ngoại giao bất ngờ, hình thù của một thế giới mới đang hiện ra lờ mờ qua màn khói chiến tranh toàn cầu chống khủng bố.

Thủ tướng Tony Blair của Anh nhận ra rằng "ra khỏi cái bóng ác này (this evil), phải có cái bóng thiện lâu dài (lasting good)". Tổng thống Pakistan là Đại tướng Pervez Musharraf, chế độ ngự trị riêng của đại tướng này từng che chở cho phe Taliban, ông đã đứng về phía Hoa kỳ chống lại phe này. Tổng thống Vladimir Putin của Nga đã nắm lấy thời cuộc để chuyển dạng quan hệ với Hoa kỳ. Cuộc chiến cũng làm thay đổi những cuộc xung đột đang xẩy ra từ Bắc Ái Nhĩ Lan cho tới Macedonia và Kashmir. Ngay cả những quốc gia từng có thù nghịch lâu với Hoa kỳ cũng đã tới lúc phải chọn chính sách ngoại giao mới.

Chính ông Bush đã nói về "những cơ hội đáng để ý", để chấm dứt sự bất ổn định ăn sâu mà A Phú Hãn đã đem đến vùng Trung Á; để làm nóng lên mối quan hệ lạnh cóng giữa Ấn Độ và Pakistan; để chặn đứng chu kỳ bạo động giữa Israel và dân Palestine; để đánh bật chủ trương khủng bố ra khỏi những quốc gia đang bảo trợ nó (ngụ ý của Hoa kỳ là Iran, Libya, Syria, Sudan, Bắc Hàn và Cuba).

Trước ngày 11/9, các đồng minh của Mỹ thấy bị súc phạm, khi ông Bush bác bỏ các thoả ước quốc tế mà chính quyền trước đã ký về một tòa án tội phạm quốc tế, về cấm thử nguyên tử, việc chống hiệu ứng của nhà kiến. Sau vụ khủng bố 11/9, thái độ của Hoa kỳ đã phải thay đổi. Dân chúng Hoa kỳ không còn cảm thấy an toàn ngay trong nhà nữa. Xoay lưng với thế giới không giải quyết được những mối lo ấy.

Ông Bush hiện đang bị nhóm có ảnh hưởng trong số cố vấn của ông ép mở rộng chiến tranh, tấn công luôn Iraq vì Hoa kỳ bị tấn bằng vũ khí vi trùng, Iraq đã bị nghi ngờ coi như là nguồn phát xuất loại bào tử của khuẩn than (cũng có thể là nguồn khác), mặc dầu Iraq bác bỏ sự kiện này.

Cho tới nay bin Laden không thành công trong việc súi thế giới đạo Hồi chống lại Tây phương. Song nếu các cuộc oanh kích được mở rộng vào các mục tiêu khác, chẳng hạn như Iraq, ngay những thành phần Hồi giaó nằm trong liên minh ủng hộ Hoa kỳ sẽ bị rạn nứt ghê gớm.

Cuộc chiến chống khủng bố cũng đang làm thay đổi thế tương quan lực lượng tại châu Á. Trung quốc đã phải miễn cưỡng chấp nhận hiến pháp mới của Nhật tại Tokyo cho phép Nhật Bản đưa quan đội ra nước ngoài để giúp Hoa kỳ trong những cuộc xung đột xa bờ biển của Nhật. Từ lâu Trung quốc cố tìm cách chống lại sự liên minh an ninh Nhật-Hoa kỳ. Sự liên minh này được nhìn thâý như một đối thủ chính có ảnh hưởng tại Á châu, có thể cản bước tham vọng bành trướng quyền lợi của Trung quốc tại Nam Hải.

Nhật Bản chưa hẳn tình nguyện chiến đấu bên cạnh Hoa kỳ. Nhưng ít ra điều cấm kỵ để chống lại các hoạt động an ninh tung ra xa với Hoa kỳ đã có phần nào bị rạn vỡ. Tăng tầm hoạt động các tầu chiến của Nhật bản là một phương cách tốt làm cho chiến tranh theo chủ trương khủng bố phải thay đổi mọi chuyện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.