Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ Mạnh Hơn Nhờ... Chiến Tranh

21/10/200100:00:00(Xem: 4072)
WASHINGTON - Màn khủng bố tấn công đã đẩy Hoa Kỳ vào mép bờ suy thoái kinh tế. Điều nầy sẽ kéo dài bao lâu" Và những gì Washington có thể làm được"

Trong vòng một tuần lễ, Bộ Quốc Phòng đã ước lượng việc sửa chữa Ngũ Giác Đài sẽ tốn ít nhất 520 triệu đô. Tài sản và thương vong tổn thất tại New York được ước lượng từ 25-30 tỷ đô. Thiệt hại về thương vụ ngay sau cuộc tấn công, từ cắt bớt các chuyến bay, ngưng hoặc hủy bỏ du lịch kinh doanh và nghỉ mát, thương vụ bán lẻ, được ước tính mất đi hàng trăm triệu đô mỗi ngày; nhiều hơn 100.000 người đã mất việc trong ngành hàng không, du lịch và kinh doanh, được loan báo cũng trong vòng một tuần lễ.

Dù vậy những con số khổng lồ đó, trong một nền kinh tế có 135 triệu lao động đang làm ra được 11 ngàn tỷ/năm, cũng chưa phải là một thảm họa kinh tế.

Sự phục hồi kinh tế nhanh hay chậm sẽ tuỳ thuộc phần lớn vào hình thức chiến tranh mà chính quyền Tổng Thống Bush lựa chọn trong chiến dịch chống khủng bố. Cuộc chiến vùng Vịnh từng bị đổ lỗi là đã đẩy một nền kinh tế vốn yếu ớt vào cuộc suy thoái năm 1990-91, nhưng sau khi kết thúc, tổng sản lượng GDP được kéo lại và đã tăng 3%.

Những cuộc chiến trước, thật ra là những thời điểm tăng trưởng khác thường. Con số GDP trung bình tăng hơn 16% trong thế chiến thứ II, hơn 6% trong chiến cuộc Triều Tiên, và hơn 4% trong cuộc chiến Việt Nam. Như vậy, khả năng trước mắt, do cuộc phối trí rộng khắp của lực lượng bộ chiến Hoa Kỳ tại Trung Á, sẽ đưa đến sự kích thích kinh tế.

Sự phục hồi cũng còn tuỳ thuộc hiệu quả của chính phủ trong những nỗ lực trong cuộc chiến chống suy thoái. Một số nhà kinh tế đã đổ lỗi cho sự thiếu sót trong những phản ứng tức khắc của Washington trước mối đe dọa kinh tế đã lộ ra sau các cuộc tấn công. Trong đó có việc Quỹ Dự Trữ Liên Bang (FED) cắt lãi suất nửa điểm (lãi suất liên bang giảm còn 3%, gần mức thấp nhất trong 40 năm qua); 40 tỷ đô cứu trợ thảm họa, và 15 tỷ đô giúp trực tiếp và cho vay bảo đảm dành cho kỹ nghệ hàng không bị suy sụp.

Một lý do được tin là sẽ dẫn tới sự hồi phục nhanh chóng của GDP (có lẽ vào nửa đầu năm 2002), là nền kinh tế, với những yếu kém mới đây và sự xáo trộn đang diễn ra, vẫn còn những sức mạnh tiềm ẩn. Trước ngày 11/9, tỷ lệ thất nghiệp tăng đến 4.9%. Tuy là tỷ lệ cao nhất trong vòng 4 năm trở lại, nhưng là tỷ lệ thấp nhất trong bất kỳ năm nào, từ 1970 đến 1995. Sự lạm phát cũng rất thấp, giúp cho liên bang rộng tay cắt giảm lãi suất, và cắt thêm nếu sự suy thoái tiếp tục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.