Hôm nay,  

Thêm 2 Diều Hâu, Chống Tq Được Tt Bush Mời Làm Cố Vấn

18/05/200300:00:00(Xem: 4188)
WASHINGTON -- Sau Chiến tranh Iraq, do hiện tình rắc rối ngày thêm căng trong vấn đề nguyên tử của CS Bắc Hàn đã biến Trung Quốc trở thành mối ưu tư hàng đầu của Mỹ. Do vậy đầu tháng 6 này, hai viên chức có tinh thần bài Hoa từ lâu trong nhóm tân bảo thủ Cộng hoà đã được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng của hai cơ quan đầu não về chính sách của Mỹ.
Thực vậy, theo nhà phân tích Jim Lobe, của Inter Press Service, cho biết. Một chuyên viên về các vấn đề Trung Cộng, Ô Aaron Friedlerg, vừa đước bổ nhiệm vào chức phó Cố vấn cho Hội Đồng An ninh Quốc gia. Một người thứ hai khác, giáo sư đại học Princeton, Ô Libby, cũng đước bổ nhiệm làm giám đốc kế hoạch cho Bộ tham mưu chiến lược của Phó TT Cheney, một cơ quan có nhiều thế lực và ảnh hưởng nhứt đối với chánh quyền Bush.
Aaron Friedlerg là người với Phó TT Cheney và Tổng Trưởng Quốc Phòng Rumsfeld cùng với 21 viên chức tân bảo thủ Cộng Hoà đã từng cộng tác với nhau từ năm 1997 trong Dự Aùn Tân Thế Kỷ Mỹ, tinh lý lấy từ chủ thuyết Reagan chủ trương Mỹ phải có sức mạnh quân sự và sự quyết liệt trong chính sách. Ông cũng là người đã từng kiến nghị TT Bush phải đánh Iraq sau khi triệt hạ được al Qaeda ở Afghanistan. Ngoài ra trong nhóm tân bảo thủ này, Friedlerg là người được thừa nhận là có kiến thức và kinh nghiệm nhứt về vấn đề TQ.. Việc bổ nhiệm Ông vào cơ quan và chức vụ làm ra chánh sách như thế chứng minh cái nhìn của chánh quyền Bush thay đổi lớn về TQ. Thời kỳ TQ và Mỹ gần gũi nhau trong cuộc chiến chống khủng bố đã qua và bây giờ Mỹ xem TQ là một kình địch, hơn là một đối tác hay đồng minh. Được biết khi tựu chức chánh quyền Bush có cái nhìn rất dè dặt với TQ, khác với người tiền nhiệm là TT Clinton. Thí dụ trong việc máy bay Mỹ bị TQ buộc đáp xuống Hải Nam năm 1991, TT Bush kiên quyết không nhượng bộ TQ một ly nào cả. Nhưng vì cuộc chiến cuộc khủng bố 9/11, Mỹ cần sư ủng hộ nên Bắc Kinh có dịp gần gũi với Mỹ. Trong thời gian hoà hoãn giữa Mỹ và TQ đó, TTQP Mỹ Ông Rumsfeld với sự trợ lực của PTT Cheney vẫn không cho nối lại mọi cuộc hợp tác quân sự. Trái lại Mỹ bán thêm cho Đài Loan nhiều vũ khí, trang bị quốc phòng như tàu ngầm , chiến đấu cơ và diệt ngư lôi hạm. Theo Wall Street Journal, Mỹ còn bán cho Đài Loan hoả tiễn chống hoả tiển, loại Patriot, dù Bắc Kinh phản đối kịch liệt. Mặt khác Mỹ còn tìm cách liên minh với Ấn độ là nước có nhiều xung đột với TQ.

Người mới được cửû vào Hội Đồng An ninh quốc gia, là Ô. Frierlerg, được xem là người "kình địch chiến lược" đối với TQ, trong số người tân bảo thủ của chánh quyền Bush. Quan điểm của Ông đã được phát biểu nhiều lần và phổ biến rộng, đại ý TQ và Mỹ sẽ kình nhau trong một cuộc xung đột công khai và sâu sắc trong tương lai. Nguyên do xa là sự bành trướng thế lực và ảnh hưởng của TQ và sự bất mãn của Mỹ trong việc tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.
TQ trước mắt dùng hai chiến lược để kình địch với Mỹ. Một, tại Mỹ, dùng những nhóm kinh doanh và tài phiệt Mỹ vận động, cổ võ để phải mở rộng thị trường với TQ và với Mỹ. Friedlerg gọi đó là những người "vận động hành lang thân TQ". Ngoài Mỹ qua con đường tư do mậu dịch, TQ đi sâu vào các nước khác. TQ hầu như đã thành công trong việc thế chân Mỹ ở Á châu.
Ông cũng phân biệt sự kình địch của TQ khác với của Liên xô vì TQ linh hoạt và tương đối cởi mở hơn Liên xô.
Nghịch lại quan điểm của Friedlerg, như Zalmay Khalizad trong số cố vấn cho TT Bush, đưa ra lập luận nhiều người đã biết, cho rằng việc giao lưu và giao thương với TQ sẽ làm nhà cầm quyền TQ đổi mới dần, và tạo ổn định trong vùng. Nhưng Friedlerg không tin như vậy, nói lịch sử cho thấy phàm chế độ độc tài toàn diện khi chuyển đổi sang một phần cởi mở thường có khuynh hướng theo chủ nghĩa quốc gia bành trướng, xâm lược.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.