Hôm nay,  

Chiến Tranh Iraq Làm Giàu Kỹ Nghệ Quốc Phòng Mỹ

06/04/200300:00:00(Xem: 4715)
Tăng Sản Xuất Vũ Khí, Các Ngành Phụ, Dịch Vụ, Và Tăng Mãi Lực
WASHINGTON -- Báo Washington Post trong tuần qua cho biết những vũ khí tinh khôn sử dụng có hiệu quả tại Chiến trường Iraq khiến nhiều nước đặc biệt chú ý đến ngành sản xuất vũ khí của Mỹ.
Đơn đặt hàng của nước ngoài mua vũ khí Mỹ sẽ làm giàu cho ngành sản xuất này trong tương lai gần đây. Loại vũ khí tinh khôn của Mỹ điều khiển bằng vệ tinh giá thấp được mua nhiều hơn phi cơ chiến đấu và xe tăng tân kỳ giá cao.
Hình ảnh các vũ khí ấy được sử dụng một cách chính xác và hiệu năng cao xuất hiện liên tục trên màn ảnh truyền hình là một chiêu mãi gián tiếp nhưng công hiệu đối với các nước.
CNN vẫn là công hiệu nhứt.
Kinh nghiệm cho thấy trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, cũng nhờ chính những hình ảnh chiếu trên truyền hình Mỹ truyền đi khắp thế giới các loại vũ khí Quân đội Mỹ sử dụng, mà nhiều nước đặt mua thêm nhiều vũ khí của Mỹ. Bây giờ thời lượng và chương trình Chiến tranh Iraq của truyền thông Mỹ tăng gấp bội, thương vụ xuất cảng vũ khí ắt cũng tăng lên, theo nhận xét của Tamar Gabelnick thuộc Federation of American Scientists.
Nước Mỹ được tiếng là nước sản xuất vũ khí tân kỳ và tinh vi. Tuy các đại công ty sản xuất vũ khí Mỹ như Boeing đang kín tiếng, hoạt động ngành này đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc xuất cảng vũ khí sau chiến tranh. Vũ khí muốn được xuất cảng phải qua 3 cửa ải: Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, và Quốc Hội vì số thương vụ rất lớn và thủ tục nhiêu khê.
Năm 1993 sau Chiến tranh Vùng Vịnh, ngành sản xuất vũ khí hợp đồng bán cho nước ngoài được 20 tỷ, trong khi trước dó năm 91 và 92 không năm nào được trên 11 tỷ đô la. Còn sau Chiến tranh Iraq này người ta dự trù thương vụ sẽ cao hơn nhiều.

Chỉ riêng nước Iraq hậu Hussein đã cần một số lượng lớn rồi vì muốn hay không cũng phải tái vũ trang lại cho quân đội tân lập của Iraq. Tái võ trang và trang bị cho Iraq sẽ kéo dài nhiều năm, nên việc xuất cảng vũ khí và trang bị của Mỹ qua Iraq là một thương vụ qui mô, theo ước lượng của Brett Lambert, nhà phân tích quân sự quốc tế.
Còn các đồng minh khác của Mỹ cũng cần vũ khí. Toà Bạch Ốc dự trù một ngân sách viện trợ quân sự bổ túc cho đồng minh nói chung là 2 tỷ 1 và riêng cho Do thái 1 tỷ.
Loại vũ khí chánh yếu để Mỹ xuất cảng là các loại vũ khí tinh khôn, được điều khiển bằng vệ tinh, giá thấp. 90% vũ khí xài trong cuộc chiến Iraq là loại này, trong khi chiến tranh Vùng Vịnh chỉ sử dụng 10% thôi. Mỗi 24 tiếng đồng hồ Mỹ phóng trung bình 500 hoả tiễn Tomahawk, giá mỗi chiếc là 600 ngàn đô la. Loại bom AGM giá 150 ngàn đô la. Trái bom rẻ nhứt do Boeing chế xài trong chiến trường A phú hãn, Iraq giá cũng 25 ngàn đô la.
Thử nhẫm tính cuộc chiến Iraq sẽ tốn bao nhiêu tiền cho hoả tiễn và bom của ngân sách quốc phòng. Công chi này rót vào ngành sản xuất vũ khí, từ đó kích thích các ngành sản xuất phụ, dịch vụ phục vụ, và tăng mãi lực cho công nhân viên chứcï của ngành quốc phòng ảnh hưởng dây chuyền đến tiêu thụ và sản xuất của xã hội.
Nói đến vũ khí thì phải nói đến đạn dược và trang thiết bị. Việc xuất cảng các trang thiết bị kèm theo, như bộ phận viễn khiển cho vệ tinh, máy bay, và xe tăng cùng quân nhân ngoài mặt trận, cũng tăng lên. Nhưng Bộ QP Mỹ còn dè dặt trong việc cho phép bán các dụng cụ kỹ thuật cao này. Thí dụ một số bộ phận của máy bay tàng hình là những viên đạn bằng bạc của Mỹ, Bộ không muốn chia xẻ kỹ thuật cho nước nào, kể cả Anh là đồng minh chí thiết trong chiến tranh Iraq.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.