Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

10/12/200600:00:00(Xem: 2776)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Azerbaijan và Armenia đã đồng ý một cuộc “ngưng bắn nhân đạo” trong cuộc xung đột vì tranh giành khu vực Nagorno Karabakh hôm Thứ Bảy – một tuần sau khi cuộc hưu chiến do Nga làm trung gian đã gãy đổ, theo tuyên bố từ các bộ ngoại giao của hai nước cho biết qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy, 17 tháng 10 năm 2020.
Chính quyền Thái Lan đã tuyên bố “tình trạng cực kỳ khẩn cấp” tại thủ đô Bangkok, sau một ngày nữa biểu tình chống chính quyền mà đã chứng kiến nhiều người biểu tình chận và hạch hỏi một đoàn xe hoàng gia bất chấp luật nghiêm cấm bất cứ sự chỉ trích nào đối với chế độ quân chủ, theo bản tin của NPR cho biết hôm Thứ Năm, 15 tháng 10 năm 2020.
Quân đội Trung Quốc nên “đặt hết tâm trí và năng lực trong việc chuẩn bị cho chiến tranh,” theo Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 trong chuyến viếng thăm của ông tới căn cứ quân sự tại Quảng Đông, theo bản tin của The Hill cho biết hôm Thứ Tư.
Cuba, TQ và Nga hôm Thứ Ba, 13 tháng 10 năm 2020 đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – hành động mà Hoa Kỳ gán nhãn hiệu là “sự chế nhạo” của mục tiêu có chủ đích của cơ quan này và như là bằng chứng mà Washington là đúng để rời hỏi hội đồng này vào năm 2018, theo bản tin của Fox News cho biết hôm Thứ Ba.
Trước tham vọng bành trướng của TQ tại Biển Đông, các nước trong vùng mà đứng đầu là Mỹ thường xuyên thực hiện các cuộc đi lại tự do hàng hải và tập trận như hiện nay các tàu chiến Mỹ và Nhật cùng tập trận chung ở Biển Đông, trong khi TQ cảnh báo đe dọa các nước Đông Nam Á đừng ngã theo Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 13 tháng 10 năm 2020.
Một người đàn ông 38 tuổi tại tiểu bang Telangana của Ấn Độ đã chết sau khi nhịn đói 4 ngày để cầu nguyện cho Donald Trump bình phục khỏi Covid-19, theo bản tin của báo The Independent cho biết hôm Thứ Hai, 12 tháng 10 năm 2020.
Tình hình Biển Đông lại căng thẳng thêm khi 3 tàu chiến của Nhật tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông và Mã Lai đã bắt giữ 60 người và 6 tàu TQ xâm nhập bất hợp pháp vùng biển của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 10 năm 2020, và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết trong chương trình phát thanh về VN hôm 11 tháng 10.
Ủy ban trao giải Nobel Hòa Bình đã quyết định Chương trình Lương thực thế giới, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc, là người nhận giải thưởng cao quý này năm nay, do bởi những nỗ lực của Chương trình nhằm đối phó với nạn đói toàn cầu đang tăng vọt do ảnh hưởng của trận đại dịch Covid-19.
Schroeder, người "phục vụ được trả lương trong ngành kinh doanh dầu khí của Nga", đang tham gia vào việc che đậy và làm mờ trách nhiệm thuộc về Nga trong vụ Navalny "", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại ở Quốc hội Đức, Norbert Roettgen (CDU) cho tờ báo "Bild" (ấn bản thứ Năm) biết.
Trong một hành động hợp tác lưỡng đảng hiếm hoi, Đảng Tiến Bộ Dân Chủ Đài Loan (DPP) và đảng đối lập Kuomintang (KMT) đã thông qua một nghị quyết hôm Thứ Ba kêu gọi Bộ Ngoại Giao Đài Loan tái thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ, 2 tuần rưỡi sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra đe dọa sự an toàn cá nhân của tổng thống Đài Loan, theo bản tin của Daily Beast cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.