Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

12/10/200600:00:00(View: 2748)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Là cựu điệp viên KGB, Putin lên làm tổng thống Nga vào năm 1999. Trong thời gian cầm quyền, Putin đã nổi tiếng là một nhà lãnh đạo chống lại dân chủ, là người đàn áp một cách tàn nhẫn những người bất đồng chính kiến. Các đối thủ của Putin thường chết theo cách bạo lực hay bí ẩn hoặc bị tổn hại nghiêm trọng, bao gồm cả đầu độc.
“Mọi người cần trợ giúp và có quyền được tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết,” theo Đức Giáo Hoàng Francis nói. “Điều này là rõ ràng hơn vào lúc này khi tất cả chúng ta đều được kêu gọi chống lại đại dịch, và các thuốc chích ngừa là phương tiện chính yếu trong cuộc chiến này.” Ngài nói thêm rằng các thuốc chích ngừa và việc phân phối chúng nên phổ biến khắp quốc tế tới cả những nước nghèo nhất.
Những người đã được tiêm chủng đầy đủ sẽ có thể đi mua sắm hoặc đi làm tóc trở lại mà không cần xét nghiệm corona trong những tuần tới. Lý do: Theo RKI, họ hầu như không gây rủi ro trong việc lây truyền virus (vi rút). Bộ trưởng Y tế Jens Spahn (CDU) cho biết: “Bất kỳ ai đã được tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ trong tương lai đều có thể được đối xử như những người có kết quả xét nghiệm âm tính.
Một chiếc tàu lửa chở hành khách chạy tốc hành đã trật đường rầy hôm Thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 2021, bên trong đường hầm dưới núi tại miền đông Đài Loan, giết chết ít nhất 51 người và làm bị thương hàng chục người khác trong tai nạn được mô tả là tai nạn xe lửa tệ hại nhất của đảo quốc này, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu.
Quân đội Phi Luật Tân hôm Thứ Năm, 1 tháng 4 năm 2021, nói rằng họ đã khám phá các cấu trúc được xây dựng bất hợp pháp trên các hình thể tại Union Banks, một loạt bãi san hô tại Biển Đông gần nơi Manila nói rằng các tàu dân quân hàng hải Trung Quốc đã được cảnh báo trong những tuần lễ gần đây, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm.
“Nhìn lại 10 năm kể từ hôm nay, lịch sử sẽ phán xét như thế nào về việc không hành động này?” theo Đặc Phái Viên của Tổng Thư Ký là Christine Schraner Burgener đã hỏi các nhà ngoại giao. “Tôi hy vọng quý vị có thể hành động trong lúc vẫn còn có thời gian để tránh hệ quả tệ hại nhất bằng việc khắc phục sự thận trọng và bất đồng.”
Chiếc tàu Ever Given, tàu chuyên chở những thùng hàng rất lớn đã bị mắc cạn tại Kênh Đào Suez và đã làm tắt nghẽn giao thông đường thủy quan trọng gần cả tuần nay, đã được trục lên, theo các viên chức thẩm quyền cho biết hôm Thứ Hai, 29 tháng 3 năm 2021 qua tường thuật của CNBC hôm Thứ Hai.
Hai viên chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đã lên án nhóm quân đội Miến Điện trong ngày chết chóc nhất của các cuộc biểu tình từ trước tới nay chống nhóm quân đội đảo chánh đã cướp chính quyền dân cử của quốc gia này, khi nhiều người biểu tình đã xuống đường hôm Chủ Nhật, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 28 tháng 3 năm 2021.
Trung Quốc và Iran đã ký thỏa thuận tổng thể nhằm mục đích lập biểu đổ về các quan hệ kinh tế, chính trị và thương mại của họ trong vòng 25 năm tới, theo đài truyền hình nhà nước Iran tường thuật, trong một thách thức đối với chính phủ Biden, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm Thứ Bảy, 27 tháng 3 năm 2021.
Sự tắt nghẽn tại Kinh Đào Suez đang gây căng thẳng ngành xe hơi vốn đã chật vật, và các trì hoãn thêm nữa có thể tạo ra nhiều thiếu hụt tại thị trường Hoa Kỳ, nếu tàu chở hàng khổng lồ Ever Given không nhanh chóng được trục lên, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Sáu, 26 tháng 3 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.