Hôm nay,  

TQ Xài 136 Tỉ Đô...

12/10/200600:00:00(View: 2709)

2006: TQ Xài 136 Tỉ Đô, Đứng 2 Thế Giới Nghiên Cứu, Sáng Chê 

Tổ chức kinh tế quốc tế Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) có trụ sở tại Paris, hôm Thứ Hai tiết lộ tin Hoa Lục đã vượt Nhật để trở thành quốc gia đứng hàng thứ nhìn thế giới về mức đầu tư cho công cuộc nghiên cứu, chế tạo, chỉ đứng sau Hoa Kỳ trong năm nay.

Hoa Lục đang nỗ lực trở thành nhà sáng chế kỹ thuật hàng đầu khi dự tính sẽ chi trên 136 tỉ đô cho công cuộc nghiên cứu và chế tạo trong năm 2006, qua mặt nước Nhật, với mức chi được dự liệu khoảng 130 tỉ đô. 

Theo OECD, các công ty Hoa Lục và chính phủ của họ đang mạnh tay tung tiền để thành lập các ngành kỹ thuật mới trong vùng từ viễn thông cho tới kỹ thuật sinh học và một mặt giảm sự lệ thuộc vào sự chuyển giao kỹ nghệ của nước ngoài mà các nhà lãnh đạo cộng sản coi đó là chiến lược yếu thế.

Trong số các nền kinh tế châu Á, mức chi tiêu cho nghiên cứu và sáng chế của Nam Hàn đứng hàng thứ 17 thế giới, khoảng 2 tỉ đô, và nước theo sát nút là Ấn Độ. Trong khi đó, Đài Loan đứng hàng thứ 12 với mức chi 15 tỉ đô.

Sự gia tăng mức chi tiêu vượt bực của Hoa Lục trong lĩnh vực này khởi nguồn từ sự tăng tốc của nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng có thể đạt tới 10% trong năm nay. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các nhà lãnh đạo khác của Hoa Lục đã kêu gọi 'toàn dân hãy nỗ lực xây dựng đất nước thành một 'xã hội đổi mới,' bằng cách đẩy mạnh vai trò của kỹ thuật để phát triển và giảm đầu tư vào các ngành kỹ nghệ lương thấp.

Tháng Hai vừa qua, chính phủ Hoa Lục đã ban hành một kế hoạch 15 năm đầy tham vọng, kêu gọi các nhà máy đổi mới máy móc, trang thiết bị, thúc đẩy phát triển 11 vùng trọng điểm, từ laser tới nhà máy điện nguyên tử và di truyền học. Chính phủ Hoa Lục hứa hẹn sẽ hỗ trợ các cuộc nghiên cứu của tư nhân bằng cách giảm thuế và bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế…

Bản phúc trình của OECD dầy 252 trang cũng cho biết, sản lượng xuất cảng của Hoa Lục đã tăng gấp đôi, tới 1.3%, tăng thêm 0.6% so với năm 1995. 2/3 mức chi tiêu cho cuộc nghiên cứu của Hoa Lục năm nay sẽ được tài trợ bởi ngành kỹ nghệ và 1/3 còn lại được chi từ chính phủ. Tuy nhiên, sẽ không có sự phân biệt rạch ròi tỉ lệ đóng góp cho quỹ nghiên cứu và sáng chế như thế, trong một hệ thống mà các khoản chi tiêu lớn cho sự nghiên cứu luôn luôn dành ưu tiên cho các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Hoa Lục.

OECD hiện có 30 nước thành viên, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật và hầu hết các nước Liên Âu trong khi Hoa Lục chưa phải là thành viên.

Kế hoạch của Hoa Lục được công bố hồi Tháng Hai rồi dự tính sẽ nâng tổng số tiền chi cho công cuộc nghiên cứu và sáng chế để nhằm đạt 2% tổng sản lượng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2.5% vào năm 2020.

Tuy nhiên, người ta đang nghi hoặc về hiệu quả của sự gia tăng mức chi cho ngành nghiên cứu và sáng chế của nước này. Trong Tháng 5, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng nợ nần khi một nhà nghiên cứu đứng đầu một trường đại học ở Thượng Hải bị tố giác là đã ăn cắp một sáng chế phẩm điện toán và ngành truyền thông thành phố này vạch trần toàn bộ sự thật vụ việc này.

Đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Hoa Lục đã tăng 77% trong thập niên vừa rồi, với 966,000 người, được xếp hạng nhì, sau Hoa Kỳ (1,3 triệu người), vượt cả Nhật (677,000 người). Cũng theo OECD, gần 15,000 nhà khoa học Hoa Lục đang có mặt tại Hoa Kỳ, trở thành nhóm nghiên cứu ngoại quốc đông đảo nhất ở đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.