Hôm nay,  

1/3 Địa Cầu Sắp Bị Sa Mạc Hóa Hàng Trăm Triệu Dân Sẽ Đói

10/8/200600:00:00(View: 3712)

Trên nhật báo Independent, Anh Quốc có bài của Michael McCarthy báo động về nguy cơ: 1/3 diện tích hành tinh của nhân loại sẽ bị hạn hán trầm trọng vào năm 2100, tức là khoảng 94 năm sau, mà theo các chuyên viên khí hậu thì đó là hậu quả thảm khốc của tình trạng quả đất nóng dần.

Bài báo viết tiếp: Theo dự báo mới nhất của các nhà khoa học hàng đầu ở Anh, nạn hạn hán đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người, sẽ lan rộng khắp một nửa bề mặt quả đất trong thế kỷ tới bởi hiện tượng nóng dần của khí hậu. Theo tài liệu nghiên cứu của Met Office's Hadley Centre for Climate Prediction and Research, sự khô hạn diễn ra khắp nơi khiến các hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, cày cấy trở nên vô hiệu, diện tích khô hạn sẽ chiếm tới 1/3 bề mặt địa cầu.

Các nhà khoa học cho đây là một trong những dự báo về hậu quả khốc liệt nhất từ trước tới nay về hậu quả của khí hậu tăng cao tác động đến thế giới, khó ước lượng chính xác được.

Khám phá này được Climate Clinic công bố tại hội nghị của Đảng Bảo Thủ ở Bournemouth đã tạo một phản ứng dây chuyền đối với các chuyên gia phát triển và các tổ chức cứu trợ: đầy kinh ngạc và mất tinh thần. Các chuyên gia này hoảng sợ về tình trạng có thể xảy ra là tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển sẽ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Tài liệu nghiên cứu của Eleanor Burke và hai đồng nghiệp của ông ở Trung Tâm Hadley đã phác thảo phương pháp đo lường các hình thái hạn hán đã từng được biết tới như chỉ số Palmer Drought Severity Index (PDSI) như là sự đột biến có tính toàn cầu trong thế kỷ tới với nhiều biến đổi được dự báo trước, về lượng mưa và các trận nắng nóng khắp thế giới, do sự biến đổi khí hậu mang lại. Diện tích hạn hán hiện nay được đo bằng chỉ số PDSI chiếm 25% bề mặt quả đất và sẽ lên tới 50% vào năm 2100, tiến tới mức độ trầm trọng vì diện tích đất đai bị hạn hán hiện nay chỉ mới khoảng 8%, và chỉ số hạn hán nặng nề hiện là 3% sẽ lên tới 30%.

Mark Lynas, tác giả của High Tide, người đầu tiên tính được hậu quả hiển nhiên của không gian bị tác động bởi hiện tượng nóng dần của quả đất khắp thế giới nói: "Chúng ta đang nói về 30% bề mặt quả đất hoàn toàn thiếu vắng những người làm ra các sản phẩm nông nghiệp trong vài thập niên tới. Các vùng đất đó không lâu sau, sẽ không còn có thể nuôi sống nổi hàng trăm triệu người nữa.'

Nạn đói hàng năm ở châu Phi đã tăng lên gấp ba kể từ thập niên 1980. Khắp các vùng phụ cận sa mạc Saharan, châu Phi, 1/3 dân số không còn được đất nuôi sống nữa. Người nghèo sống nhờ vào đất đai hiện chỉ chiếm một phần nhỏ. Một trong những vấn đề đang gây nhiều tranh cãi nhất là sự đầu tư chưa đúng mức ở các vùng nông thôn. Ở đấy, đường sá thì ít ỏi, trường học và bệnh viện hầu như hoàn toàn thiếu vắng.

Những người du cư ở Turkana, phía bắc Kenya đã nhìn thấy đàn bò của họ chết dần hồi năm rồi, khiến họ phải thay đổi kế sinh nhai. Họ từ chối đề nghị tặng bò của các tổ chức từ thiện. Thay vào đó, họ yêu cầu khí và lạc đà - những loài vật giúp ích cho sự sinh tồn của họ trong giai đoạn khó khăn trầm trọng này.

Các vùng đồng quê nay không có nhiều gia súc để dân châu Phi lấy làm nguồn sinh kế. Các dự án cung cấp tiền cho họ mua thức ăn có lẽ giúp họ tốt hơn, ít ra cũng trong một giai đoạn ngắn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sổ thông hành (passport) là "một thứ gì đó rất cần thiết" để đi du lịch, điều đó là chắc chắn, nhưng không phải tất cả thông hành đều có trạng thái (status) ngang nhau - thông hành khác nhau cho bạn phương thức (access = Zugriff) và sự tự do đi lại khác nhau. Thật tốt/ hữu ích khi có một bảng xếp hạng tiện dụng cho bạn biết được thông hành của bạn hữu ích như thế nào - Chỉ số thông hành Henley cho năm 2020.
Người biểu tình tràn ngập khắp Iran sang ngày thứ 2 hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, tạo áp lực lên giới lãnh đạo sau khi quân đội thừa nhận đã vô tình bắn rớt chiếc máy bay Ukraine cũng lúc khi Tehran lo sợ bị Mỹ không kích.
Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường rằng Đài Loan thuộc về họ, theo Bắc Kinh cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, sau khi Tổng Thống Thái Anh Văn tái đắc cử và nói rằng bà sẽ không chịu khuất phục trước các đe dọa của Trung Quốc, trong khi truyền thông nhà nước cảnh báo bà đang đùa giỡn với thảm họa.
Sự tàn phá từ các trận cháy rừng tại Úc được báo cáo là đã diệt sạch một tỉ thú vật, dẫn đến điều mà một nhà khoa học mô tả là một “cuộc khủng hoảng diệt chủng.”
Thủ Tướng Iraq yêu cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu làm việc để rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, theo văn phòng của ông thủ tướng cho biết hôm 10 tháng 1, nêu dấu hiệu về sự kiên quyết chấm dứt sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ bất luận các thay đổi gần đây để giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đang cố gắng bắt kịp Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường Khổng Lồ (BRI) của Trung Quốc với một dự án mới mà một chuyên gia cho biết sẽ là một di sản của chính quyền.
Chuyến bay dân sự của Ukraine đã rớt ngay sau khi cất cánh từ phi trường quốc tế của thủ đô Tehran của Iran hôm Thứ Tư đã bị bắn hạn bởi sự sai lầm của phi đạn chống máy bay của Iran, theo các viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói với Fox News.
Thế giới này dường như không bao giờ được yên ổn. Trung Đông vẫn còn là thùng thuốc nổ có thể bùng lên bất cứ lúc nào mà biểu hiện gần đây nhất là vụ khủng hoảng Mỹ-Iran khi TT Trump dùng phi cơ robot giết chết tướng Iran Soleimani trong tuần qua và Iran đã trả đũa bằng việc bắn hàng chục phi đạn vào 2 căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.
Công Tước và Nữ Công Tước xứ Sussex tuyên bố họ sẽ rút lui tư cách là hoàng gia "cao cấp" và làm việc để trở nên độc lập về tài chính.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư cho biết chính phủ của ông sẽ lập tức đưa ra các trừng phạt kinh tế mới đối với Iran để đáp trả việc Iran bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.