Hôm nay,  

Mỹ Dư Sức Đánh Trận Cả Năm Nếu Mỗi Cuộc Chiến 21 Ngày

22/06/200300:00:00(Xem: 4550)
Nhưng Nếu Chiến Tranh Kéo Dài, Thì Kinh Tế Mỹ Sẽ Gặp Nguy
WASHINGTON -- Việc Mỹ tái phối trí lực lượng đã biến Mỹ thành một siêu cường quân sự gần như vô địch trên thế giới và biến thời đại hậu chiến tranh Lạnh trên thế giới là thời đại Pax Americana (hòa bình dưới cái dù của Mỹ). Nhưng vấn đề đặt ra là nền kinh tế Mỹ có chịu nổi hay không khi Mỹ bung ra để đối đầu với nhiều đối thủ độc tài như Cộng sản, khủng bố Hồi giáo cực đoan, và quân phiệt hiện tại.
Báo Wall Street Journal, nhà phân tích Bob Davis nhận định, kinh tế Mỹ đủ sức nhưng nếu chiến tranh xảy ra kéo dài hay ngoại thương gặp trục trặc, kinh tế Mỹ sẽ gặp nguy cơ. Kinh tế Mỹ đủ sức vì kinh phí Quốc phòng Mỹ dự trù cho năm tới là 380 tỷ Mỹ kim. Kinh phí QP này của Mỹ lớn bằng kinh phí QP của nước Nga, nước Trung Cộng và mười mấy nước trong Liên Aâu cộng chung lại. Nhưng kinh phí QP ấy của Mỹ chỉ bằng 3,4% của nền kinh tế Mỹ, và chưa bằng phân nửa kinh phí QP của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh.

Nếu phải chi 45 tỷ đô mỗi năm để tái thiết Iraq, kinh phí QP Mỹ hiện thời cũng chỉ mới chi ít hơn phân nửa số tiền mà TT Kennedy đã dành cho ngành QP. Nước Mỹ bây giờ giàu hơn thời Chiến tranh Lạnh. Ngành Điện toán của thời đại Tin Học đã làm đồng đô la Mỹ dễ dàng, nhẹ nhàng, và nhanh chóng đi xa hơn và đồng đô la Mỹ dành cho QP hữu hiệu hơn. Khác với nước Anh, lúc hưng thời nhờ ưu thế kỹ thuật Anh giành thế hải thượng và nắm giữ một đế quốùc mặt trời không bao giờ lăn, nhờ có tàu biển mạnh và tốt, có đường đường xe lửa toả ra nhiều nơi trên thế giới, có điện thoại để giúp điều hành lực lượng gồm 6.000 quan lại và 120.000 quân nhân ở góc biển chân trời.
"Nếu chiến tranh đòi hỏi phải tốn 20 hay 70 tỷ một cuộc chiến, Mỹ thừa sức đánh cả năm mà không có vấn đề gì lớn đối với nền kinh tế vĩ mô của Mỹ nếu có thể kết thúc mỗi cuộc chiến trong vòng 21 ngày," là nhận xét của nhà nghiên cứu về lịch sử kinh tế Mỹ, Ô. Niall Ferguson thuộc ĐH New York.


Nhưng cũng có 4 nguy cơ có thể xảy ra, làm cái Pax Americana mất ổn định. Một, nếu chiến tranh kéo dài và xấu đi. Người Anh gặp khó khăn với cuộc trường kỳ kháng chiến của dân Boers ỏ Nam Phi châu. Người Đan mạch định cư ở Phi châu lúc bấy giờ dùng du kích chiến trường kỳ khỉa thầm quân Anh, giết dần giết mòn đến 45 ngàn người. Và điều tai hại nhứt cho người Anh là phải tăng ngân sách quân sư lên rất cao. Cũng như Chiến tranh VN làm tiềm lực kinh tế Mỹ sút giảm khiến Mỹ phải rút quân. Hai, nếu chủ nợ nước ngoài khó chịu với Mỹ, giảm cho vay hay đòi nợ. Thời hưng thịnh của Anh, Luân đôn là chủ nợ cũng như Mỹ là chủ nợ của nhiều nước sau Thế Chiến 2. Nhưng bây giờ ngược lại, Mỹ là con nợ lớn nhứt của nhiều nước trên thế giới. Thời bình thì không sao. Kinh tế Mỹ lên hay xuống tùy khả năng thu hút đầu tư ngoại quốc của Mỹ. Nhưng trong thời chiến Mỹ thường bị nước ngoài chống đối. Trong khi đó hiện tại, 40% số nợ của Mỹ chủ nợ là ngoại quốc, gấp đôi so với 2 thập niên trước đây. Ba, nhưng nguy cơ chánh yếu phải là chiến dịch của nhiều nước ngoài liên kết nhau đánh giá lại đồng đô la Mỹ, làm sản nghiệp của Mỹ bị mất giá. Bốn, ngoại thương bị sút giảm. Ngoại thương muốn hay không cũng là một hành động chánh trị, một động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế. Sau Thế Chiến 2, ngoại thương Mỹ phồn thịnh nhờ tái thiết Nhựt và Đức và giúp đỡ Tây Aâu. Chánh trị với những nước ấy thuận lợi nên ngoại thưong Mỹ cũng thuận lợi. Bây giờ ngoại thương Mỹ lại chú mục vào các nước không thuận lợi chánh trị với Mỹ, độc tài CS như Trung Cộng và Việt cộng, độc tài quân phiệt hay độc tài Hồi giáo chống chánh trị tự do dân chủ của Mỹ. Đối với các nước này giao thương với Liên Aâu họ thích hơn với Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.