Hôm nay,  

Pnas: Địa Cầu Bị Vắt Kiệt Sức Tới 120%

26/06/200200:00:00(Xem: 3749)
WASHINGTON (BBC News) - Nhân loại đã vắt kiệt trái đất nhiều hơn sức trái đất chịu đụng, theo các nhà khoa học tin tưởng.

Họ nói rằng dấu chân nhân loại trên địa cầu đã tăng phân nửa trong chưa đầy 40 năm.

Bản phân tích của họ cho thấy là vào năm 1999, kinh tế nhân loại đã thu hút tới 120% khả năng sản xuất của địa cầu.

Nhưng trong khi họ nghĩ là khuynh hướng này sẽ tăng dầy đặc thêm, các nhà khoa học nói là giải pháp đã có sẵn mà loài người cũng có thể duy trì mức sống cao.

Nhận định rằng chúng ta đang vắt cạn kiệt tài nguyên địa cầu là lời của 1 nhóm tác giả trong Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), xuât1 bản ở Mỹ.

Tác giả chính là Mathis Wackernagel, thuộc cơ quan Redefining Progress, bản doanh ở Oakland, California.

Bản nghiên cứu của họ sử dụng các dữ kiện có sẵn để chuyển nhu cầu con người về môi trường vào trong khu vực cần để sản xuất lương thực và các hàng hóa khác, và để hấp thụ hết chất thải.

Vào năm 1961, các tác giả nói trong “bản lượng định sơ khởi và khai phá” của họ, thì nhân loại đang dùng 70% khả năng địa cầu. Tới năm 1999, con số này tăng lên 120%.

Một trong những tác giả là giaó sư Norman Myers, thuộc đại học Green College, Oxford, Anh Quốc.

Ông nói với BBC News, “Tình hình vắt cạn tài nguyên sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta không làm gì cả, bởi vì dân số cứ tăng vọt và tiêu chuẩn sống cũng tăng thêm.”

Tuy nhiên, Julian Morris, thuộc Viện Institute of Economic Affairs của Anh, nói với BBC rằng bản nghiên cứu PNAS có sơ hở.

Ông nói, “Kết luận rằng chúng ra xài quá công suất địa cầu là 1 hoang tưởng dựa trên các giả thiết không thích nghi và dữ kiện nghèo nàn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.