Hôm nay,  

Dân Đào Tị Bắc Hàn Lúng Túng Hội Nhập

12/06/200000:00:00(Xem: 7054)
HÁN THÀNH (KL) - Bán đảo Cao ly đã bị chia ra miền Bắc cộng sản với miền Nam tư bản cả nửa thế kỷ nay, sự thôi thúc đào tị của dân Bắc Hàn để làm một cuộc hành trình gian truân về phía Nam với ước mơ có một cuộc đời tươi đẹp hơn.
Họ thấy giấc mơ của họ là những nỗi chua chát.
Đa số dân Bắc Hàn đều cho biết họ bị tức tối và thất vọng tại cái đất hầu như quá tự do, họ bị ngơ ngẩn vì những vật như điện thoại di động mang tay với lại máy truyền hình viễn khiển, máy tính tiền với lại các máy gia dụng trong một cái xã hội có đời sống cao nhất tại Á châu.
Cảnh đêm của Hán thành thì le lói ánh sáng nê-ông, khác hẳn với cảnh thê lương, u tối của Bắc Hàn với điện khi có khi không, cảnh kinh hãi hơn là hạnh phúc.
Muời ngàn dân Bắc Hàn đã chạy trốn nạn cơ hàn đã xẩy ra tại quê mính cách đây vài năm và để sinh sống tại đông bắc Hoa lục trong cảnh khốn khổ, không có mấy hy vọng để được sống tại miền Nam.
Cả ngàn dân đào tị đã lấy miền Nam làm nhà kể từ khi cuộc chiến tranh Cao ly xẩy ra những năm 1950-53 và cuối cùng đã chấm dứt bằng một thỏa ước ngưng bắn, khiến hai miền vẫn lâm vào cảnh chiến tranh ngày nay như nói theo đúng ý nghĩa quốc tế.
Nhiều dân đào tị cho đời sống tại Nam Hàn thường khó sống hơn tại Bắc Hàn. Trong khi đó hai miền Đại Hàn hay Cao ly đang sát lại gần nhau trên mặt chính trị như sửa soạn một cuộc họp thượng đỉnh lịch sử vào tuấn tới, nhưng dân của hai miền vẫn còn cảm thấy xa cách với nhau.
Những năm trước đây, các dân đào tị là những người tỵ nạn chính trị, chạy trốn về tội “phản động.” Nhưng bây giờ những người đào tị là dân tỵ nạn vì đói.
Son Soonsil và Paek Myunghak đã trốn chạy khỏi Bắc Hàn hồi năm ngoái. Cả hai đã gặp nhau tại trại tị nạn và lấy nhau hồi tháng mười một. Paek cho biết lý do họ bỏ miền Bắc rất giản dị.
“Nền kinh tế gặp quá khó khăn, nhà nước không có tiền, còn dân chúng chết đói như rạ ngoài đồng. Không có việc làm thì không có tiền, không tiền thì không có cơm ăn, chúng tôi đành phải bỏ ra đi. Sự ra đi của chúng tôi không phải vì lý do nào khác và cũng không phải vì lý do chính trị,” theo như lời của Paek, người đã được 28 tuổi. Có tới hai triệu người hay hơn nữa đã bị chết vì thiếu ăn hay vì bịnh khi bị nạn lụt và nạn hạn hán năm 1995, lại còn thêm những cán bộ quản lý nông nghiệp của nhà nước quá dốt nát đã gây ra họa đói kém tại các vùng thôn quê, theo như lời của xã công cho biết.
Những vấn đề dân Bắc Hàn thích hợp vào đời sống Nam Hàn cho thấy bị chia rẽ sâu sắc đã sinh ra từ khi hai miền của Cao ly đi vào cuộc chiến tranh với nhau, sự khó khăn để thích hợp này còn tiếp theo như hai miền sắp được thống nhất.
Chính quyền Nam Hàn cho biết như phải làm cho những người đào tị được thích hợp vào đời sống của Nam Hàn. Năm ngoái, trại tị nạn đã mở ra các khóa dạy nghề và giới thiệu họ vào một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Vì thế mà tại thế giới này Paek và Son đã gặp nhau, thông cảm nhau đi tới lấy nhau. Hầu hết các người đào tị nói nhiều về thực tế tàn nhẫn.
Yoon Sungchul cho biết ảo ảnh đời sống của anh tại Nam Hàn đã bị tan vỡ sau khi anh tới đây năm 1996.
“Chính quyền mở ra trại tị nạn Hanawon, những người tị nạn tưởng rằng họ có thể làm phù hợp và tự định cư lấy trong xã hội sau khi ra khỏi trại Hanawon. Họ học computers, họ lái xe và nhiều hơn nữa, nhưng cuối cùng họ chỉ có được chiếc bằng lái xe. Hành trang chỉ có bằng đó,” theo như lời của Yoon đã kể lại
Anh cho biết, những dân đào tị dễ bị sở mật vụ Nam Hàn bắt và tra tấn. “Sau khi lấy được tin tức hay khẩu cung, họ bỏ mặc dân đào tị để lăn lóc như cục đá vô thừa nhận nằm giữa đường.”
Hồi năm ngoái một nhóm dân đào tị đã nạp đơn kiện chính quyền về việc nhân viên mật vụ đã tra tấn và hà lạm quyền hạn đối với họ sau khi họ đã được Nam Hàn nhận lúc tới. Dân đào tị cho biết, cái trở ngại lớn của họ là chuyện công ăn việc làm.
Ước tính có khoảng từ 40 đến 50 phần trăm dân đào tị không có việc làm hay làm công việc có tính cách tạm bợ cho qua ngày. Nhiều người đã gặp khó khăn để giữ lấy việc làm bởi vì họ không có đầu óc tranh đua ngay tại nơi làm việc vì họ đã không quen thói đó, một chuyện không thấy xẩy tại Bắc Hàn đi theo chủ thuyết Stalin. Chủ thuyết Stalin là dạy nhân công cạnh tranh bằng cách tố cáo lẫn nhau và người có quyền bảo sao thì phải làm đúng như thế, không được cãi.
Tranh đua khác với cạnh tranh. Cạnh tranh là tìm cách hạ nhau, còn tranh đua là thi nhau làm tốt, làm giỏi và đẹp trong tinh thần xây dựng và hợp tác. Tố cáo là tìm vết để hạn uy tín hay dàn chuyện để hãm hại đối thủ.
Giáo sư Lee Sangman là giám đốc Viện Thống nhất Quốc gia, ông cho biết, một trong những chướng ngại quan trọng cho dân Bắc Hàn là phải vượt qua vấn đề tâm lý.
Giáo sư Lee cho biết: “Tôi không cho rằng nhiều dân đào tị có thể tự thích hợp vào lối sống và môi trường của Nam Hàn.”
Song không phải tất cả dân tị nạn nào cũng bị thất vọng trong đời sống tại Nam Hàn.
Shin Yonghi và người chồng Choi Sewoong đã thành công trong việc mở một quán ăn tại Hán Thành. Ngày xưa Shin là một cây hài hước nổi tiếng tại Bắc Hàn, trong khi chồng nàng là cán bộ tài chánh của đảng công nhân làm việc với sở hối đoái.
Các người đào tị khác cho biết những chuyện thành công như thế là một trường hợp đặc biệt và hi hữu đối với những nhân vật từng là phần tử tinh hoa của Bắc Hàn.
Kim Kilsong, một đào tị 37 tuổi nói phải thận trọng, không nên thống nhất gấp quá.
“Có thể nào dân Nam Hàn ôm chầm lấy dân Bắc hàn được không" Dân Nam Hàn than họ đóng thuế quá nhiều và không được sống thoải mái vì những dân đào tị. Làm thế nào dân Nam Hàn có thể ôm nguyên cả mười triệu dân Bắc Hàn tràn vào sau khi thống nhất" Tôi thường hay nói, chúng tôi không cần thống nhất gấp, chúng tôi cần có thời gian để chuẩn bị.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tái khẳng định lời cam kết của Hoa Kỳ để bảo vệ quân đội Phi Luật Tân bị tấn công tại Biển Đông, theo hiệp ước phòng thủ chung có tuổi thọ 70 năm, theo bản tin của CNN cho biết. Blinken đã đưa ra lời bình luận trên hôm Chủ Nhật, 11 tháng 7 năm 2021, trong một tuyên bố đánh dấu năm thứ 5 của phán quyết của tòa trọng tài độc lập bác bỏ các tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển, đứng về phía Phi Luật Tân.
Hàng ngàn người Cuba đã tuần hành trên đường Malecon của thủ đô Havana và các nơi khác trên đảo quốc hôm Chủ Nhật, 11 tháng 7 năm 2021, để chống sự thiếu hụt lương thực và giá cả tăng cao giữa cuộc khủng hoảng vi khuẩn corona, trong một trong những cuộc biểu tình chống chính quyền lớn nhất trong ký ức, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Chủ Nhật.
Ít nhất 52 người đã thiệt mạng khi một vụ cháy lớn thiêu rụi một hãng sản xuất nước trái cây tại Bangladesh, theo các viên chức cho hay hôm Thứ Sáu, 9 tháng 7 năm 2021 qua tường thuật của CNN. Vụ cháy bắt đầu vào trưa xế Thứ Năm ở tầng trệt của hãng xưởng 6 tầng lầu Hashem Foods Ltd. tại Rupganj, phía đông của thủ đô Dhaka, theo Debashis Bardhan, phó giám đốc sở cứu hỏa và phòng vệ dân sự cho biết.
Thế Vận Hội Tokyo sẽ diễn ra giữa tình trạng khẩn cấp, và không có người hâm mộ đến dự tại các cuộc thi tài trong thành phố tổ chức, theo bản tin của https://sports.yahoo.com tường trình hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021. Chính phủ Nhật Bản hôm Thứ Năm đã tuyên bố rằng họ sẽ tái lập các biện pháp nghiêm ngặt để đối phó với sự gia tăng Covid-19 tại thủ đô. Các biện pháp sẽ có hiệu lực vào tuần tới, và kéo dài trong khoảng thời gian của Thế Vận Hội, mà chính thức khai mạc vào ngày 23 tháng 7 và chấm dứt vào ngày 8 tháng 8 tới đây.
Các viên chức Haiti tại Port-au-Prince được báo cáo hôm Thứ Năm, 8 tháng 7 năm 2021 rằng họ đã bắt nhiều nghi can liên quan đến việc ám sát Tổng Thống Jovenel Moise hôm Thứ Tư tại tư gia của ông này, theo bản tin của Đài Truyền Hình Local 10 tường trình hôm Thứ Năm. 4 nghi can đã bị bắn chết. Vẫn còn nhiều nghi can đào thoát.
Tổng Thống Haiti Jovenel Moise đã bị ám sát trong một vụ tấn công vào tư gia của ông vào sáng sớm Thứ Tư, 7 tháng 7 năm 2021, theo quyền Thủ Tướng Claude Joseph cho biết qua bản tin của CNN hôm Thứ Tư. Joseph cho biết trong một tuyên bố rằng một nhóm người không rõ danh tánh đã tràn vào nhà của Moise vào khoảng 1 giờ sáng và đã bắn chết người lãnh đạo đất nước. Ông mô tả vụ ám sát như là một “hành động tàn ác, vô nhân đạo và man rợ.”
Những màn quan trọng nhất: Ý đã đánh bại Tây Ban Nha trong một cuộc đọ sức gay cấn giữa "những đội banh khổng lồ" và có thể đăng quang sau cuộc tranh tài hồi hộp danh hiệu vô địch Túc Cầu Châu Âu. Squadra Azzurra đã chiếm ưu thế vào thứ Ba tại Sân vận động Wembley của London trong trận bán kết căng thẳng với Iberian, thắng 4-2 trên chấm phạt đền (penalty) 11 mét. Sau 90 và 120 phút, tỷ số là 1:1. Jorginho sút quả phạt đền quyết định cho Azzurri. Trước đó, thủ môn Gianluigi Donnarumma đã cản phá cú sút của Álvaro Morata của Tây Ban Nha.
Tổng Thống Joe Biden đã gửi tới các nhà lãnh đạo Nga lời đe dọa hôm Thứ Ba, 6 tháng 7 năm 2021, nói rằng vụ tấn công phần mềm độc hại bị cáo buộc được thực hiện từ lãnh thổ của họ đã gây thiệt hại “tối thiểu” tại Hoa Kỳ trong khi nói đến khả năng đánh trả của Washington, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Ba.
Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi cho thế giới biết hôm Thứ Ba, 6 tháng 7 năm 2021 ông đã đích thân chúc mừng qua điện đàm với vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân ngày sinh nhật thứ 86 của ngài, bất kể khả năng không đồng tình từ Trung Quốc, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Ba.
Chính quyền Phi Luật Tân hôm Thứ Hai, 5 tháng 7 năm 2021, đã ra lệnh điều tra vụ rớt máy bay Không Quân lao qua đường băng giết chết 47 binh sĩ trên máy bay và 3 thường dân dưới đất, theo CNBC trích thuật tin từ Reuters cho biết hôm Thứ Hai. Hàng chục người khác bị thương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.