Hôm nay,  

Hạn Hán, Lụt, Mất Mùa, Đói...

05/11/200600:00:00(Xem: 2363)

Hạn Hán, Lụt, Mất Mùa, Đói... Vì Trái Đất Nóng Toàn Cầu

Lần đầu tiên xuất hiện một bài báo, của ký giả Steve Connor, trình bày thật chi tiết và rõ ràng về những thảm họa mà con người phải gánh chịu khi nhiệt độ trái đất thay đổi.

Bài báo nhận định tổng quát rằng khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, cứ mỗi một độ nóng, từ cuộc cách mạng kỹ nghệ cho tới nay, ước lượng tăng 5 độ C trong thế kỷ này, làm cho lượng carbon dioxide tiếp tục cao dần mà không có gì hạn chế được. Cứ mỗi một độ C tăng lên là thảm họa diễn ra…

Bài báo liệt kê từng giai đoạn cho mỗi một độ C tăng thêm, như sau.

- Tăng 1 độ C: Các băng hà ở các vùng núi Andes thu nhỏ lại đe dọa giảm nguồn nước cung cấp cho 50 triệu dân. Hơn 300,000 người sẽ chết vì dịch bệnh có liên quan tới khí hậu nóng dần trong các khu vực nhiệt đới. Các băng hà hiện diện lâu nay tan chảy sẽ làm hỏng các đường phố và khu cao ốc ở Canada và Nga. Một trong mười sinh vật bị đe dọa tiệt chủng, 80% san hô sẽ bị bạc màu.

- Tăng 2 độ C: Tình trạng khan hiếm nước trở nên trầm trọng ở nam Phi châu và Địa Trung Hải. Sự sụt giảm đáng kể nguồn thực phẩm ở châu Phi, nơi mà bệnh sốt rét sẽ tác động đáng kể tới 60 triệu dân. Khoảng 10 triệu dân bị ảnh hưởng bởi sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng biển mỗi năm. Các sinh vật ở Arctic, như loài gấu ở địa cực được coi là loài vật hoang dã còn lại trên thế giới, bị đe dọa tiệt chủng tới 15 - 40%. Gulf Stream: dòng nước ấm chảy từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương tới Liên Âu sẽ mất dần và băng hà vùng Greenland sẽ tan chảy, mà con người không thể nào ngăn giữ lại được.

- Tăng 3 độ C: Xảy ra hạn hán trầm trọng ở nam Liên Âu cứ mỗi 10 năm một lần. Có từ 1 tới 4 tỉ người bị thiếu nước xài và một dân số tương đương bị rơi vào thảm họa lụt lội. Hàng triệu người bị nguy cơ thiếu ăn vì các khu vực nông nghiệp đã bị khai thác đến mức cạn kiệt. Hơn 100 triệu người bị tác động bởi các trận lụt xảy ra tại các bờ biển. Tình trạng tiệt chủng sẽ xảy tới sớm hơn đối với các loài vật và các giống cây.

- Tăng 4 độ C: Vùng Sub-Saharan Châu Phi và nam Địa Trung Hải thiếu từ 30 tới 50% nguồn nước cung cấp. Khoảng 15 - 35%  vùng nông nghiệp mất đi ở châu Phi. Thất mùa hầu hết các vùng. Hơn 80 triệu dân nhiễm bệnh sốt rét. Một nửa vùng trung tâm bắc cực Arctic biến mất. Nhiều khu đất tự nhiên sụp đổ. Vùng băng hà khổng lồ ở phía Tây Antarctic bắt đầu tan chảy ở tốc độ nhanh khủng khiếp, dẫn tới thảm họa toàn cầu vì mực nước biển dâng lên khắp nơi.

- Tăng 5 độ C: Tuyết ở Himalayas biến mất, ảnh hưởng tới nguồn nước cung cấp cho 25% dân số Trung Quốc và hàng trăm triệu người ở Ấn Độ. Vị chua của acid trong nước biển tăng lên, đe dọa sụp đổ kỹ nghệ cá hộp toàn cầu. Mực nước biển tăng cao không ngừng, làm ngập lụt các vùng rộng lớn ở châu Á và một nửa thành phố lớn của thế giới, gồm cả London, New York và Tokyo.

- Băng vùng biển Arctic: Dự đoán vùng băng bắc cực sẽ tan chảy thành suối vào mùa hè và biến mất hoàn toàn vào năm 2070. Một số chuyên gia tin rằng vào mùa hè này thì băng ở cực bắc sẽ biến mất, sớm trong thế kỷ này vì khuynh hướng nóng dần ngày càng nhiều - dẫn tới nạn tiệt chủng của loài gấu miền cực bắc.

- Mùa mưa châu Á: Mùa mưa ở Ấn Độ thường mang lại khoảng 75 - 90% lượng nước hàng năm. Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm tăng thêm sự khắc nghiệt và không thể đoán biết được mùa mưa. Điều đó có nghĩa là nguy cơ lụt trầm trọng sẽ xảy ra, hoặc ngay cả trong mùa mưa mà chúng ta cần mưa thì cũng có thể mưa không đến.

- Vùng băng hà West Antarctic: nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên làm băng tan chảy nhanh khủng khiếp. Nước băng tan chảy vào biển làm nước biển dâng cao từ 5 tới 12 m trong thế kỷ tới. Khoảng 270 triệu người sống ở các vùng biển bị đặt trước nguy cơ này.

- Sub-Saharan châu Phi: vùng này là nơi gánh chịu hiểm họa nhiều nhất của sự thay đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán sẽ có khoảng 305 lượng nước mất đi hàng năn. Hạn hán khắp vùng làm thất mùa và đói kém. Hàng chục triệu người mắc bệnh sốt rét.

- Australia: nhiều vùng trên thế giới sẽ trở nên nóng khủnt khiếp. Một số vùng nông nghiệp màu mỡ sẽ không thể trồng trọt được nữa.

- Vùng rừng rậm Amazon: Nạn phá rừng tiếp tục làm tăng lượng carbon dioxide lưu chuyển trong không khí, dẫn tới sự gia tăng khí hậu. Các nhà khoa học sợ rằng nạn hạn hán trong vùng và đất bị ăn mòn có thể gây ra sự sụp đổ hoàn toàn các rừng hiện có.

- Vùng băng giá Siberian: Khí nhà kính tăng gấp 20 lần. Các khu cao ốc và đường sá ở các vùng băng giá Siberi bị sụp đổ.

- Gulf Stream: Dòng nước ấm như là lưu chuyển trong vùng bắc Đại Tây Dương mang sức nóng từ miền xích đạo tới tây bắc Liên Âu. Khi nhiệt độ nước biển tăng, nguy cơ cho thấy cái dòng lưu chuyển 'tự nhiên' mặn và lạnh chậm lại và có khi là ngừng lại, sẽ chặn dòng chảy của luồng nước ấm khiến cho mùa đông kéo dài đáng sợ ở nước Anh.

- Thiếu Ăn: Khoảng 800 triệu dân (chiếm 12% dân số toàn cầu) có nguy cơ đói, suy dinh dưỡng. Nhiệt độ tăng lên từ 2 - 3 độ C có thể làm tăng số lượng đói này lên thêm từ 30 tới 200 triệu người nữa. Cứ mỗi 1 độ C tăng thêm sẽ làm tăng thêm 500 triệu người vào dân số đói, thiếu ăn, suy dinh dưỡng toàn cầu.

Vị chua ở biển tăng lên khi carbon dioxide trong không khí tăng lên. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra hàng trăm ngàn năm nay. Nhiều sinh vật biển sẽ bị tiêu diệt cùng với các dãy san hô. Hơn 1 tỉ người trên toàn thế giới sống nhờ ăn các loài cá bị đe dọa.

Ngập lụt gia tăng vì mực nước biển dâng cao thêm từ 20cm tới 80cm, lụt lội liên miên đe dọa từ 20 tới 300 triệu người mỗi năm. Vùng Đông Nam châu Á sẽ là khu vực bị xảy ra lụt lội thường xuyên nhất vì đây là vùng biển không hề được bảo vệ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.