Hôm nay,  

Hạ Viện Điều Trần Về Nhân Quyền Và Pghh

3/15/200000:00:00(View: 5478)
Hoa Thịnh Đốn (Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) — Tại buổi điều trần ngày 10 tháng 3 vừa qua về bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao, vấn đề Phật Giáo Hoà Hảo đã được nêu ra như một đề tài chính. Dân Biểu Christorpher Smith, chủ toạ buổi điều trần, đã mạnh mẽ chỉ trích sự sai sót trong bản phúc trình về vấn đề này.

Trong lời phát biểu mở đầu buổi điều trần DB Smith cho rằng bản phúc trình năm nay khách quan hơn năm ngoái nhưng vẫn còn một số thiếu sót trầm trọng:
“Tiếc thay, vẫn còn một số rơi rớt từ tập quán cũ vài năm trước đây, khi mà bản phúc trình thường tỏ ra là sản phẩm của cuộc chiến du kích giữa những thành phần ủng hộ nhân quyền trong Bộ Ngoại Giao và các đồng nghiệp vốn chỉ quan tâm đến việc ‘tránh làm tổn thương quan hệ’ giữa Hoa Kỳ và một chế độ độc tài ghê tởm nào đó.”

DB Smith lấy tình trạng của Phật Giáo Hoà Hảo ở Việt Nam làm điển hình cho thái độ đánh bóng một số chế độ độc tài của Bộ Ngoại Giao:
“Bản phúc trình nêu sự việc chính quyền Việt Nam thành lập Ủy Ban Đại Diện để điều khiển Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo như là một cải thiện về tự do tôn giáo... Tôi đã gặp một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo trong chuyến viếng thăm Việt Nam gần đây, và được cho biết rằng hầu hết tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo phủ nhận tính cách chính danh của uỷ ban mới thành lập này. Người đứng đầu uỷ ban là một cán bộ cộng sản, và việc làm đầu tiên của uỷ ban này là cấm đoán các buổi lễ truyền thống của Phật Giáo Hoà Hảo.”

Để nhấn mạnh điểm phi lý này trong bản phúc trình, DB Smith ví von: “Nếu như chính phủ Hoa Kỳ thành lập uỷ ban 11 người để điều khiển Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Cơ Đốc Giáo thì sẽ chẳng ai cho rằng điều này giúp tăng thêm tự do tôn giáo cho các tín đồ Công Giáo hay Cơ Đốc Giáo ở Hoa Kỳ. Cũng vậy, chúng ta không được tuyên bố sai lệch như vậy đối với trường hợp của Phật Giáo Hoà Hảo.”

Bên cạnh đó, DB Smith cũng đã mạnh mẽ chỉ trích phần tường trình thiếu khách quan của Bộ Ngoại Giao về tình trạng thuyền nhân hồi hương.

“Cũng giống như những năm trước, bản tường trình lập lại kết luận của nhân viên giám sát của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc là chẳng một ai trong số hàng ngàn thuyền nhân từ các trại dưới Chương Trình Hành Động Toàn Diện đã bị đàn áp sau khi hồi hương. Khi đi đến kết luận này, Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã phải quyết định sẽ phải làm gì với hàng ngàn người hồi hương đã bị tra khảo bởi công an về các hoạt động chống cộng trước và sau khi rời Việt Nam, đã bị đe doạ trừng phạt nặng nề nếu họ còn tiếp tục những hoạt động ấy sau khi hồi hương, và đã bị từ chối hộ khẩu vốn cần thiết để nhận hưởng những phương tiện đời sống căn bản. Một số người đã bị tống giam sau khi hồi hương, với sự cáo buộc rằng họ đã phạm tội trước khi rời Việt Nam, và ít ra một người đã bị xử tử. Trong mỗi trường hợp như vậy, nhân viên giám sát đã quyết định rằng hoặc sự đối xử tàn tệ ấy không phải là ‘ngược đãi’ hoặc sự đàn áp xuất phát từ lý do phi chính trị nào đó.

“Bộ Ngoại Giao đã được cung cấp tin tức về một số trường hợp, bởi một số tổ chức nhân quyền và bởi nhiều thành viên Quốc Hội. Thay vì lập lại một cách không suy xét kết luận của Cao Uỷ Tị Nạn trong những bản tường trình tương lai, tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao điều tra những trường hợp này và quyết định xem họ có nói đúng sự thật về những điều nguy hại mà họ đang phải gánh chịu sau khi trở về Việt Nam.”

Trước buổi điều trần, Ông Trần Văn Tươi, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, văn phòng đặt tại Quận Cam, đã cung cấp những dữ kiện chính yếu cho Dân Biểu Smith để chứng minh sự sai sót của bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao. Đồng thời, Ban Trị Sự đã phổ biến một bản thông tin báo chí nhằm đính chính trước dư luận quốc tế về những sai sót đáng tiếc trong bản phúc trình về tình trạng Phật Giáo Hoà Hảo ở trong nước.

Cuối năm ngoái, Ban Trị Sự đã sắp xếp để Dân Biểu Smith và hai nhân viên Quốc Hội, một của Hạ Viện và một của Thượng Viện, đã tiếp xúc với Ông Trương Văn Thức, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo cư ngụ tại Thánh Địa Hoà Hảo, khi phái đoàn Quốc Hội này viếng thăm Việt Nam. Ít lâu sau buổi gặp gỡ này, Ông Thức và 8 tín đồ Phật Giảo Hoà Hảo đã bị tống giam đang khi tổ chức ngày lễ Đản Sanh của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Do sự lên tiếng nhanh chóng của DB Smith qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phải trả tự do cho cả 9 người sau 2 ngày giam cầm.

Trong thời gian Bộ Ngoại Giao đang soạn thảo bản phúc trình, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển đã gởi một tập tài liệu về tình trạng của một số thuyền nhân bị đàn áp và cầm tù sau khi hồi hương. Trong mấy tháng qua tài liệu này cũng đã được cung cấp cho DB Smith, DB Ed Royce, và nhiều đồng viện khác trước những chuyến viếng thăm Việt Nam của họ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kết quả của cuộc bầu cử tiểu bang vào ngày Chủ nhật 06.06.2021 đang được cả nước háo hức chờ đợi, cuộc bầu cử được coi là "bài kiểm tra tâm trạng" cuối cùng trước cuộc bầu cử quốc hội liên bang. Theo các cuộc tham dò ý kiến, có thể có một cuộc chạy đua đối đầu giữa hai đảng CDU và AfD.
Vụ tấn công xảy ra vào chiều tối Thứ Sáu tại làng Solhan, trong tỉnh Sahel’s Yagha, theo phát ngôn viên chính quyền là Ousseni Tamboura cho biết trong một tuyên bố đổ tội cho các thánh chiến quân. Ngôi chợ địa phương và nhiều nhà cũng bị đốt cháy rụi trong khu vực gần biên giới Niger, theo ông cho biết thêm. Tổng Thống Roch Marc Christian Kabore gọi vụ tấn công là “dã man.”
Nhóm Bảy nền dân chủ giàu có hôm Thứ Bảy, 5 tháng 6 năm 2021, đã đồng ý ủng hộ mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu ít nhất 15% để chấm dứt việc trốn thuế của các công ty đa quốc bằng việc giấu lợi tức tại những quốc gia nghèo, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật do Đài CBS News loan đi hôm Thứ Bảy. Các bộ trưởng tài chánh của G-7 họp tại London cũng đã ủng hộ các đề xuất để bắt các đại công ty trên thế giới – gồm các đại công ty kỹ thuật ở Mỹ -- đóng thuế tại những nước nơi mà họ có nhiều thương vụ nhưng không có trụ sở chính.
Các nhà đối lập của nhóm quân sự đảo chánh Miến Điện hôm Thứ Sáu, 4 tháng 6 năm 2021, nói rằng họ mất niềm tin vào các nỗ lực của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN để chấm dứt cuộc khủng hoảng tại đất nước của họ, khi hai đặc phái viên khu vực đã gặp nhà cai trị quân sự Min Aung Hlaing tại thủ đô Naypyitaw, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Sáu. ASEAN đã dẫn đầu nỗ lực ngoại giao quốc tế chính để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Miến Điện, một đất nước đang hỗn loạn kể từ cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 2 lật đổ chính quyền đắc cử của bài Augn San Suu Kyi.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Năm, 3 tháng 6 năm 2021, đã mở rộng các hạn chế đối với những đầu tư của người Mỹ vào một số công ty Trung Quốc có liên hệ bị cáo buộc với các nỗ lực quân sự và giám sát của TQ, bổ sung thêm nhiều công ty vào danh sách đen đang gia tăng, theo bản tin của CNBC tường thuật hôm Thứ Năm.
Chính phủ Canada đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Francis đưa ra lời xin lỗi chính thức đối với vai trò mà Giáo Hội Công Giáo đã đóng trong hệ thống trường học dân cư của Canada, nhiều ngày sau khi hài cốt của 215 trẻ em đã được khám phá tại nơi đã từng là trường học lớn nhất loại này trên toàn quốc, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Tư, 2 tháng 6 năm 2021.
Một trong những tàu chiến lớn nhất của Irna đã bị cháy và chìm hôm Thứ Tư, 2 tháng 6 năm 2021, tại Vịnh Oman trong thời gian “tập luyện” – khi một loạt vụ nổ bí mật đã nhắm tới các tàu thương mại trong khu vực nhạy cảm kể từ năm 2019, theo bản tin của báo New York Post tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Quốc luôn luôn tham vọng xâm chiếm Biển Đông mà bằng chứng cụ thể và mới nhất là việc nước này đã đưa giàn khoan “Biển Sâu Số 1” nặng hơn 100,000 tấn lớn nhất thế giới vào Biển Đông để khai thác, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Ba, 1 tháng 6 năm 2021.
Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu sẽ không còn bao lâu nữa là chấm dứt vai trò thủ tướng Do Thái, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 30 tháng 5 năm 2021. Naftali Bennett, lãnh đạo của đảng cánh hữu nhỏ Yamina, vào chiều tối Chủ Nhật đã tuyên bố rằng ông đang làm việc tiến tới thỏa thuận liên minh với Yair Lapid, lãnh đạo của đảng trung dung Yesh Atid, để tham gia vào việc thành lập chính phủ mới.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson đã kết hôn với Carrie Symonds mà truyền thông mô tả là “đám cưới bí mật” tại Thánh Đường Westminster Cathedral hôm Thứ Bảy, 29 tháng 5 năm 2021, qua tường thuật của CNN hôm Thứ Bảy. Đám cưới được báo cáo tổ chức với sự chứng kiến của các bằng hữu thân thiết và gia đình, theo nhiều cơ quan báo chí Anh cho hay.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.