Hôm nay,  

Hà Nội Bơm 375 Triệu Đô Đầu Tư Thẳng Ở Hải Ngoại

05/11/199900:00:00(Xem: 5809)
HÀ NỘI (VB-nn). Vào hôm thứ sáu, quyết định mới của Hà Nội mà chúng tôi đã loan một lần trước đây- trở thành hiện hành: Hà Nội sẽ giữ lại 15% số ngoại tệ lưu trữ tại Hải Ngoại thay vì như trước đó, gửi cả 100% vào Ngân hàng Trung ương ở trong nước. Tin này được các chuyên gia tài chính đón nhận với thiện cảm.
Trên khía cạnh nhân sự, quyết định trên được chấp thuận cho thấy ảnh hưởng của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Tấn Dũng được nâng lên một bậc cao hơn. Từ nay ông ta rảnh tay hơn trong hoạt động. Việc chỉ còn giữ 85% số ngoại tệ lưu trữ ở Ngân hàng Trung ương có nghĩa là Ngân hàng này đã tự tin hơn trước, rằng số lưu trữ sẽ tăng hơn lên. “Ký thác 85% trong dài hạn có nghĩa là số tiền đó không cần đến bất ngờ”, và điều này chứng tỏ Ngân hàng Trung ương Việt Nam có lý do để tin tưởng như thế. Đó là nhận định của một nhà đầu tư ngoại quốc ở Hà Nội.
Theo sự quan sát của một vài chuyên gia ở ngoài Việt Nam, thì tổng số ngoại trợ lưu trữ của Việt Nam là từ khoảng 2.4 tới 2.5 tỷ mỹ kim. Vậy nếu ước lượng này đúng, thì 15% của số đó là khoảng 375 triệu mỹ kim.
Ngoại tệ lưu trữ của Việt Nam là một bí mật quốc gia, tuy nhiên giới quan sát ước lượng nó có thể đủ nhiều để mua 10 tuần lễ nhu yếu cần thiết.
Quyết định trên của Hà Nội mang mã số 373/1999/QD-NHNN13.

Bản này ghi rằng Trung tâm Điều hành Ngân hàng (Banking Operations Center) là nơi quản trị ngoại tệ dự trữ, sẽ phải làm sao bảo đảm được sự an toàn cũng như lợi nhuận trong khi lại vẫn có đủ linh động để “đáp ứng với những đòi hỏi của ngoại hối.”
Ngân hàng nhà nước có thể mua vàng, hay những tiền tệ giá trị như đồng bảng Anh, Mỹ kim, Yen, đồng Euros, Phật lăng hay Đức kim. Sự đầu tư xưa nay của ngân hàng này là một bí mật, các thông tin rất ít oi, do đó thật ra để “giải mã” quyết định trên không phải là điều dễ dàng.
Có những giải thích khác nhau về việc Hà Nội giữ lại 15% ngoại tệ lưu trữ ở hải ngoại để làm gì" Cộng đông Việt Nam quốc gia sẽ giải thích một cách khác với các chuyên gia kinh tế. Chắc chắn Hà Nội sẽ dùng tiền ấy đổ vào cộng đồng người Việt hải ngoại, để kinh doanh cũng có, để làm những chuyện khác cũng có thể.
Nhưng người có thẩm quyền quyết định về Trung tâm Điều hành Ngân hàng là Thống đốc Nguyễn Tấn Dũng. Điếu này có ghi rõ trong quyết định 373 nói trên. Tuy nhiên bên cạnh Trung tâm Điều hành lại có một Phân bộ gọi là Phân bộ Chính sách. Người ta không biết gì về Phân bộ theo dõi, hay đề ra chính sách này.
Phần 15% giữ tại hải ngoại được ký thác ngắn hạn, khác với ký thác dài hạn của 85% gửi về trong nước. Ký thác ngắn hạn có nghĩa là người ta có thể lấy ra bằng tiền mặt, hay lấy ra, chuyển đi, trong ngày hôm sau, cả một số lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.