Hôm nay,  

Bị Cấm, Dân Phi Vẫn Vào Iraq Làm Việc Trong Binh Trại Mỹ

23/07/200600:00:00(Xem: 1613)

Manila, Phi Luật Tân.- Người Phi Luật Tân đang đảm nhận công việc ở các binh trại Hoa Kỳ tại Iraq, cuộc di chuyển bất  hợp pháp khởi đầu tại Phi được coi là sự gia công kỳ lạ toàn cầu của người Phi Luật Tân, nơi có hơn 8 triệu người Phi rời quê hương để tới làm việc ở xứ lạ với đồng lương hậu hỉ. Tháng 7-2004, Chính phủ Phi Luật Tân đã ra lệnh cấm thợ Phi đến Iraq làm việc. Phi Luật Tân cũng đã triệu hồi nhóm công tác nhân đạo của nước này sau khi một tài xế lái xe vận tải làm việc cho lực lượng Hoa Kỳ chiếm đóng Iraq bị loạn quân bắt và dọa chặt đầu.

Phi Luật Tân vẫn là người ủng hộ đáng tin cậy của chiến dịch chống khủng bố toàn cầu do Hoa Kỳ dẫn đầu tại Đông Nam Á, gồm cả việc liên minh chống các tổ chức Hồi Giáo khủng bố tại phía nam Phi Luật Tân. Các nhà chỉ trích tranh luận rằng cuộc bầu cử năm 2004 trở nên căng thẳng đã đột ngột tác động đến chính phủ của tổng thống Arroyo khiến Phi quyết định rút khỏi liên minh các lực lượng chiếm đóng Iraq. Hai tháng trước khi lệnh cấm được ban hành, xảy ra sự kiện: một tài xế xe chở hàng khác, người Phi Luật Tân đầu tiên bị tử thương tại Iraq, gây ra các cuộc biểu tình dữ dội chống Hoa Kỳ tại Manila.

Gần đây, chính phủ Phi Luật Tân đã đưa ra lời giải thích yếu ớt về việc thực hiện lệnh cấm này. Hai năm sau, người ta ước tính có khoảng 3,000 trong tổng số 7,000 người Phi Luật Tân hiện đang làm việc tại 4 căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Iraq là công nhân làm việc bất hợp pháp, theo các viên chức lao động Phi Luật Tân. Lương cao là yếu tố chính thúc đẩy người Phi tìm tới các căn cứ Hoa Kỳ tại Iraq: nhân viên Phi ở Iraq hiện kiếm được lương tháng từ quân đội Hoa Kỳ và lợi nhuận của các chi nhánh kinh doanh khoảng 600 đến 1,000 đô, không bao gồm các loại trợ cấp đặc biệt.

Người Phi hiện có mặt tại Trung Đông khá đông và đã thể hiện quyền lực mạnh từ quá khứ ở trong vùng khi đối đầu với các cuộc xung đột dữ dội. Khi chiến cuộc vùng Vịnh lần thứ nhất nổ ra giữa Hoa Kỳ và Iraq vào năm 1991, có gần 100,000 thợ Phi Luật Tân làm việc ở nước ngoài, gọi tắt là OFWs (Overseas Filipino Workers) đã được đưa đến Kuwait. Khi Iraq đầu tiên chiếm đóng vương quốc Hồi giáo có nhiều dầu vào năm 1990, hầu hết thợ Phi đã bỏ qua lời đề nghị cho phép hồi hương của chính phủ Phi Luật Tân. Chỉ có một số ít thợ chấp nhận lời đề nghị trên, bỏ việc để bay về nhà.

Các viên chức lao động Phi Luật Tân ước lượng hiện có khoảng 1.5 triệu OFWs ở Trung Đông - trong đó có nhiều người chấp nhận những công việc nguy hiểm đến tính mạng. Họ cho rằng thà như vậy còn hơn phải đối mặt với thị trường lao động đầy ảm đạm ở quê nhà. Người ta ước tính khoảng 11% số người trong độ tuổi lao động Phi Luật Tân đang bị thất nghiệp, và tỉ lệ này gia tăng dần cùng với sự bùng nổ tỉ lệ gia tăng dân số. Năm ngoái, khoảng 8 triệu người OFWs đã bơm vào nền kinh tế Phi Luật Tân 12 tỉ đô tiền gửi về cho gia đình.

Theo www.icasualties.org, trang web của một tổ chức độc lập khảo sát số tử vong trong các cuộc xung đột ở Iraq, có một số người Phi Luật Tân đã bị giết tại Iraq kể từ năm 2004, khi lệnh cấm được ban hành. Rey Torres, tài xế và một vệ sĩ của Qatar International Trading Company đã bị bắn và bị giết ở ngoại ô Baghdad vào ngày 18-4-2005. Ponciano Loque và Benjie Carreon đã bị giết hôm 11-11 trong một vụ nổ bom vệ đường ở phía đông Baghdad. Tổ chức này đã ghi tên họ là 'vô danh.' Tuần lễ sau đó, vào ngày 18-11, Alexander Mesa Ilocto tử thương trong một tai nạn trên đường nối liền Iraq và Kuwait, cũng được nêu tên là 'vô danh.'

Một phúc trình mới đây tiết lộ rằng có một tổ chức nghiệp đoàn đã thông qua Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân bán các hộ chiếu cho OFWs với giá từ 100 đến 500 đô/người tùy theo yêu cầu của đương sự muốn rời khỏi Phi Luật Tân nhanh hay chậm. Dòng người Phi Luật Tân đổ đến Iraq đang gây ra nhiều cuộc tranh cãi tại đất nước này.

Villacruzes, người bị cáo buộc đã tuyển dụng bất hợp pháp người Phi cho Hoa Kỳ tại Iraq đang được tự do tạm sau khi đóng tiền bảo lãnh, được cho là đã thuê khoảng 300 cựu binh Phi Luật Tân cho chiến dịch Triple Canopy tại Iraq kể từ khi chính phủ Phi Luật Tân ban hành lệnh cấm vào năm 2004. Hầu hết những người tuyển dụng đến từ Căn cứ hải quân Subic, một căn cứ cũ của Hoa Kỳ trước đây tại Phi.

Trước khi có lệnh cấm, Villacruzes điều hành cơ sở kinh doanh tuyển dụng lao động phát đạt thông qua Armstrong Resources Corporation, công ty tuyển dụng lao động được phép hoạt động, đặt trụ sở tại đông Manila. Tháng 3-2003, ông ta thừa nhận đã tuyển 21 cựu binh Phi làm việc cho Triple Conopy tại Iraq. Đợt tuyển dụng này đưa ra các hợp đồng kéo dài 6 tháng, với mức lương 1,000 đô/tháng, cộng với khoản trợ cấp đặc biệt là 150 đô và được cấp chỗ ở miễn phí. Đây là khoản thu nhập thu hút đối với Phi Luật Tân, nhưng thù lao và phúc lợi như vậy được coi là thấp so với mức của các nhà tuyển dụng Hoa Kỳ.

Tháng rồi, Villacruzes bị tố cáo về tội tuyển dụng bất hợp pháp và tội vi phạm các hợp đồng vì nuốt lời hứa chi trả tiền bồi thường chiến tranh, lên tới 9,000 đô cho mỗi người. Ông ta bị 21 cựu binh Phi được tuyển dụng kiện ra tòa.

Tháng Ba 2002, công ty tuyển dụng trong nước là Anglo European Services được biết là có liên lạc chặt chẽ với Kellogg Brown & Root, chi nhánh của Halliburton Company đã thắng thầu cung cấp quân lính tại Iraq, đã gửi 250 thợ Phi tới xây dựng trại giam các nghi can khủng bố bị Hoa Kỳ cầm giữ tại Guantanamo Bay ở Cuba.

Cuộc tuyển dụng này được cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Phi Luật Tân giữ bí mật, rõ ràng là các hồ sơ các chuyến đi của những người thợ này cũng như điều kiện tuyển dụng được các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ xúc tiến chỉ trong vài giờ. Những người thợ này đã rời Manila để bay đến Cuba từ sân bay Ninoy Aquino Internatioal Airport không cần thông qua thủ tục di trú thông thường.

Anglo European Services hiện đang hùng hồn chất vấn chính phủ Phi Luật Tân, đòi làm sáng tỏ lệnh cấm du lịch và tuyển dụng lao động tới Iraq xem liệu có còn hiệu lực hay không. Công ty tuyển dụng nói rằng đó là số lượng việc làm lớn lao dành cho lực lượng lao động Phi Luật Tân tại Iraq.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.