Hôm nay,  

Ấn Ủng Hộ Lập Trường Asean “phi Nguyên Tử” Toàn Vùng

17/05/200100:00:00(Xem: 4719)
KUALA LUMPUR (Reuters) - Ấn Độ hôm thứ tư 16-5 nói tôn trọng quy chế không chấp nhận vũ khí nguyên tử của ASEAN và cam kết ủng hộ mọi cuộc vận động nhằm hợp thức hóa lập trường an ninh của khối này trên đường hướng đó. Ấn Độ là một trong những nước nguyên tử trên thế giới.

Trong một bài diễn văn đọc tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Ấn Độ Atal Behari Vajpaee nói: “An ninh của Ấn Độ và an ninh của khối ASEAN có sự ràng buộc chặt chẽ”.

Khối ASEAN gồm 10 nước, trong đó có Việt Nam, Lào và Cam Bốt, đã tự tuyên bố khối này là khu vực không có vũ khí nguyên tử.

Vajpayee nói: “Chúng tôi tin rằng một trật tự thế giới đa cực sẽ đem lại một sự bảo đảm tốt nhất về an ninh đồng đều cho mọi quốc gia.

“Chúng tôi tôn trọng quy chế ASEAN như một khu vực không có võ khí nguyên tử và với tư cách một nước nguyên tử, chúng tôi sẵn sàng chuyển đổi sự nhìn nhận đó thành một sự cam kết trên pháp lý”.

Sau bài diễn văn của Vajpayee, Ngoại trưởng Mã Lai Á Syed Hamid Albar lên tiêng hoan nghênh việc Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN.

Năm 1998, cả Ấn Độ và Pakistan đã thử bom nguyên tử và cả hai đều bị Mỹ trừng phạt về kinh tế.

Vajpayee nói cuộc thử bom của Ấn Độ chỉ để ước lượng lại môi trường an ninh và không vi phạm một hiệp ước nào. Năm 1998, Ấn Độ biện minh cho vụ thử bom của mình bằng cách vạch ra mối hăm dọa hạt nhân từ hai nước láng giềng là Pakistan và Trung Quốc.

Vajpayee nói: “Chúng tôi đã chứng minh rằng Ấn Đô không phải là một mối hăm dọa nguyên tử và cũng không phải là nước xuất cảng những kỹ thuật về phi đạn hay võ khí hạt nhân. Nhưng điều này các nước ký bản Hiệp ước Không Phổ biến Hạt nhân, không phải là tất cả đều đã thi hành cho đúng”.

Kết thúc 4 ngày viếng thăm Mã Lai Á, Vajpayee nói ngày nay thế giới đã hiểu rõ hơn về những nhu cầu an ninh của Ấn Độ. Ông nhấn mạnh lần nữa quyết định của nước ông là phải giữ một kho vũ khí nguyên tử.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hàng trăm người tại thành phố Tigray thuộc phía bắc Ethiopia đã bị đâm, bóp cổ và tấn công cho đến chết trong một cuộc tấn công dựa vào chủng tộc rõ rệt mà có thể dẫn đến tội ác chống nhân loại và chiến tranh, theo tổ chức theo dõi nhân quyền của Ethiopia cho biết hôm Thứ Ba, 24 tháng 11 năm 2020 qua tường thuật của báo The Washington Post.
Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức điều mà họ gọi là “tuyên bố chủ quyền biển quá đáng” của Nga đối với vùng Biển Nhật Bản hôm Thứ Ba, 24 tháng 11 năm 2020, đưa tàu chiến vào một vùng biển được Moscow tuyên bố chủ quyền, một hành động đưa tới cảnh báo từ một tàu chiến Nga, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Ba.
Kế hoạch của Tổng Thống Donald Trump rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan gặp phải sự chống đối từ các nhà lập pháp Cộng Hòa, gồm Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell, người đã liên kết việc này với việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam vào năm 1975, theo bản tin của báo Business Insider cho biết hôm Thứ Hai, 16 tháng 11 năm 2020.
Bộ trưởng Gia đình Cộng Hòa Liên bang Đức, Franziska Giffey, đã quyết định không sử dụng học vị tiến sĩ (Dr.) của cô. Chính trị gia SPD tuyên bố. Đồng thời, bà khẳng định sẽ đảm nhận vị trí chủ tịch của Berlin SPD vào cuối tháng 11.2020.
“Hôm nay,” theo nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernando Cheung phát biểu, “nhất định là ngày đen tối nhất tại Hong Kong từ trước tới nay,” theo bản tin của Đài ABC News cho biết hôm Thứ Tư, 11 tháng 11 năm 2020.
Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án việc chặt đầu hơn 50 người bởi Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria có liên hệ tới những tên tấn công tại tỉnh Cabo Delgado thuôc miền bắc của Mozambique, theo bản tin của CBS News cho biết hôm Thứ Tư, 11 tháng 11 năm 2020.
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á bắt đầu các cuộc họp hôm Thứ Năm mà được dự kiến sẽ đưa tới một thương ước đầy tham vọng được TQ hậu thuẫn vào lúc kết quả bầu cử chưa chắc chắn tại Hoa Kỳ khiến cho nhiều nghi vấn về sự dấn thân của Mỹ trong khu vực, theo bản tin của Reuters cho biết hôm 10 tháng 11 năm 2020.
Sau 4 năm tạo ra nhiểu căng thẳng giữa Tổng Thống Donald Trump và các đồng minh quốc tế quan trọng, các nhà lãnh đạo thế giới đã phản ứng đối với tin tức về chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 hôm Thứ Bảy với sự ca ngợi và chúc mừng, theo bản tin của trang mạng www.buzzfeednews.com cho biết hôm Thứ Bảy, 7 tháng 11 năm 2020.
Các nhà lập pháp Nga đã đệ trình dự luật mà sẽ trao cho Vladimir Putin quyền đặc miễn trọn đời khỏi bị truy tố nếu và khi ông rời khỏi chức vụ, theo các tường trình cho biết qua bản tin của Fox News hôm Thứ Sáu, 6 tháng 11 năm 2020.
Trung Quốc lại có hành động gây thêm căng thẳng trên Biển Đông qua việc họ dự định cho lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong vùng biển mà gọi là “thuộc quyền tài phán” của họ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 5 tháng 11 năm 2020.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.