Hôm nay,  

Khó Đuổi Nổi Hành Khách Bị Không Tặc Xin Tị Nạn

14/02/200000:00:00(Xem: 5208)
LONDON (KL) - Chính phủ Anh đã chính thức xin Nga và Pakistan nhận định cư số hành khách trên chiếc phi cơ bị không tặc, nhưng chưa có trả lời chính thức từ 2 nước này.
Lý do Anh xin Nga và Pakistan nhận: 2 nước này có các cộng đồng dân A Phú Hãn đông đảo, và cũng vì chế độ Taliban đã hăm dọa sẽ tử hình các tên không tặc nếu về lại A Phú Hãn.
Theo tin của AFP, ngày thứ sáu 11/2 Anh quốc đã bị vấp vào vấn đề đạo đức khó xử. Số 180 hành khách là con tin của không tặc trên chiếc phi cơ Ariana, trong số hành khách có 74 là dân gốc A Phú Hãn xin Anh quốc cho tỵ nạn. Số hành khách xin tỵ nạn đều không muốn trở về bản xứ vì chiến tranh tàn phá.
Anh đã mạnh mẽ cho biết muốn đẩy các hành khách trên ra khỏi nước sớm chừng nào hay chừng nấy. Chỉ có 34 hành khách trong số 164 hành khách của phi cơ bị không tặc bằng lòng trở về nước, theo như phát ngôn viên của sở Home Office Anh cho biết. Số còn lại bầy tỏ muốn ở lại Anh quốc. Hiện nay có 74 người đang xin tỵ nạn ngay tại Anh quốc, số này có thể lên thêm. Ngoài ra còn 22 người bị bắt về tội không tặc cũng xin tỵ nạn.
Vấn đề đã làm chính quyền Anh quốc đau đầu giữa hai ngả đuổi tất cả về làm sao thoát khỏi chuyện thử thách về pháp lý dựa trên căn bản nhân đạo.
Mặc dầu lời lẽ cứng rắn thốt ra từ miệng Thứ trưởng Jack Straw của sở Home Office ngày thứ năm, các con tin này còn ở lại Anh quốc cả tháng, nếu không thì cũng nhiều năm.
Ông Straw cho nghị viện Anh quốc biết: “Chúng ta không dễ gì để chọn lựa. Tôi xác định không có ai nghĩ rằng họ đã lợi dụng vụ bị không tặc bắt làm con tin.”
Vụ cướp phi cơ đã chấm dứt một cách yên ổn vào sớm ngày thứ năm khi đám không tặc xin đầu hàng với cảnh sát của phi cảng Stansted, nằm ở phía Bắc thủ đô London và các con tin trên phi cơ đã được phóng thích.
Phát ngôn viên của sở Home Office cho biết các hành khách đã đều trải qua cuộc thử thách, có một chút bối rối không biết họ muốn gì đây. Straw cho biết ông ta có quyền riêng đối với các đơn xin tỵ nạn, còn những người nạp đơn có quyền kháng cáo.

Nếu pháp lý hết đuờng, cuộc kiện tụng sẽ kéo dài vô hạn định - Hiện nay xác dịnh còn trên 100,000 đơn xin tỵ nạn chưa được xét tới.
Con số xin tỵ nạn tại Anh là con số lớn nhất hiện nay tại Anh quốc. Năm vừa qua có 3,975 đơn xin tỵ nạn được gủi từ xứ loạn này tới Anh quốc.
London hiện không công nhận chế độ Taliban tại A-Phú Hãn và không thể nào đòi chính quyền này tìm ra căn nguyên của những người tự xưng là dân tỵ nạn Chỉ còn một cách là chở tất cả các con tin bằng máy bay sang quốc gia khác như Pakistan, nhưng cũng khó mà thuyết phục ông Islama bad nhận số con tin này, hay chờ sự quyết định của tòa án Anh quốc.
Chiếu theo công ước quốc tế năm 1951, Anh quốc có thể từ chối vấn đề xin tỵ nạn đối với những người nghi có phạm hình tội, dầu sao ông Straw cũng khó có thể gửi họ trở về A-Phú Hãn vì họ sẽ lãnh án tử hình ngay.
Không cứ không tặc có thể xin biện bạch để xin tỵ nạn. Ngay cả những tên cướp trong tù tại Anh, họ cũng có quyền nạp đơn xin xét lại, như không tặc được xét theo điều luật trước đây về vấn đề cướp bóc đã xẩy ra tại Anh quốc vào năm 1982 và 1996 như đã ghi rõ.
Nhóm nhân quyền của cơ quan xin ân xá quốc tế cho biết bổn phận của ông Straw là phải chiếu theo luật pháp không đuợc bẽ gẫy vì lý do chính trị trong nước hay áp lực của giới truyền thông. Không có chuyện giả thiết vì mạng con người như treo vào sợi tóc.
Tại Kabul, bộ trưởng ngoại giao Wakil Ahmad Mutawakel của Taliban cho biết bọn cuớp đó phải bị trừng phạt nếu chúng trở về, không cần phải hành quyết. Ông cũng cho biết những con tin đã được phóng thích trở về, hứa sẽ không trừng phạt nếu đơn xin tỵ nạn bị bác bỏ.
Straw muốn tránh cảnh lùa đàn người và đàn con nít lên máy bay để bắt hồi hương khi họ không còn muốn sống trên xứ sở loạn lạc, như thế phải làm thế nào khác.
Anh cho biết, vấn đề ép người trở về không thành vấn đề như khi họ muốn khai xin tỵ nạn chính trị.
Anh đã xin Cơ quan Di trú Quốc tế tại Geneva lấy máy bay Hàng Không Kampuchia và chỉ hồi hương trên cơ sở mà con tin tình nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.