Hôm nay,  

Thêm 2 Dân Biểu Uùc Đề Cử Ht Quảng Độ Giải Nobel

15/12/199900:00:00(Xem: 5364)
Paris (VNN) — Danh sách những người đề cử HT Quảng Độ vào Giải Nobel Hòa Bình 2000 càng lúc càng đông: Theo tin VNN, đã có thêm 2 dân biểu Úc thư cho Viện Hàn Lâm Thụy Điển để đề cử HT Quảng Độ. Tin như sau.

Tiếp theo bản thông cáo báo chí ngày 10 tháng 12 năm 1999 loan tải vụ 29 dân biểu Hoa Kỳ đề cử HT Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2000, Liên Minh Việt Nam Tự Do vừa cho phổ biến bản tin báo chí của Nhóm Diễn Đàn Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ đề cập đến vụ này.

Mặt khác, như đã loan tin, cuộc vận động này đã được phát động trên toàn thế giới từ nhiều tháng qua. Liên Minh Việt Nam Tự Do đã gửi các tin tức mới nhất về kết quả cuộc vận động này tại Úc. Đó là hai dân biểu Úc là Christopher Pyne và Julian Stephanie đã chính thức gửi đến Ủy Ban Nobel Hòa Bình tại Na Uy lá thư đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ.

Lá thư của Dân Biểu Úc CHRISTOPHER PYNE, bản Việt dịch như sau:

Ngày 12 tháng 11 năm 1999
Kính gởi ông Francis Sejersted
Chủ Tịch Ủy Ban Giải Thưởng Nobel Na Uy
Viện Nobel Na Uy
Drammensvelen
N-0255 OSLO
NA UY

Kính gửi ông Sejersted,
Với tư cách một dân biểu thuộc Quốc Hội Liên Bang Úc Châu, tôi viết thư này để đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ là Ứng viên của Giải Nobel Hòa Bình cho năm 2000.
Có nhiều lý do khiến tôi cho rằng Hòa Thượng Thích Quảng Độ là một người xứng đáng nhất. Trước hết, sự cống hiến của Ngài cho Công Lý và Nhân Quyền trong môi trường thù nghịch ngày càng gia tăng đã chứng tỏ sự kiên cường của Ngài. Mặc dù đã nhiều lần bị bắt giữ, Ngài vẫn vững vàng, và như vậy, Ngài đã nêu một tấm gương phi thường trong thế đối lập bất bạo động.


Thứ nhì, lập trường của Ngài chống lại đảng CSVN vì nhân danh dân chủ rất đáng ca ngợi. Trong lúc chúng ta đang bước vào thiên kỷ mới với mọi niềm hy vọng, viễn ảnh và lòng hân hoan, chúng ta sống trong Thế Giới Tây Phương dễ dàng lãng quên sự đàn áp của các chế độ độc tài toàn trị phía Đông chỉ mới cách đây 10 năm. Sự kiện Hòa Thượng Thích Quảng Độ tiếp tục đấu tranh cho những gì mà chúng ta xem như những quyền tự do căn bản rất đáng cho quốc tế ngưỡng mộ. Sự kiện Ngài tiến hành công cuộc đấu tranh một cách tuy ôn hòa, nhưng quyết liệt cũng đáng được cứu xét thêm cho trường hợp của Ngài.
Với những điểm đáng ghi nhớ tôi vừa nêu, tôi xin ông hãy quan tâm đến việc tôi đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ là ứng viên của Giải Nobel Hòa Bình. Việc tuyển chọn Ngài sẽ giúp cho chính nghĩa dân chủ của Việt Nam được bội phần tốt đẹp.

Christopher Pyne MP


Dưới đây là lá thư của Dân Biểu tiểu bang Nam Úc JULIAN STEPHANI, bản Việt dịch:

Kính thưa ông Sejersted,
Tôi viết lá thư này gởi đến ông với tư cách là một thành viên sáng lập của Ủy Ban Nhân Quyền Úc Việt và cũng là một dân biểu thuộc đảng Tự Do tại Nam Úc, đại diện rất nhiều di dân trong vùng. Chính tôi cũng là một người di dân gốc Ý đã định cư tại Úc với gia đình từ năm 1950.
Tôi được biết Hòa Thượng Thích Quảng Độ, người lãnh đạo tinh thần tiêu biểu và cũng là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã từng bị tù đày và quản thúc trước đây và hiện nay thường xuyên bị kiểm soát chặt chẽ vì ông đã bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau về nhân quyền tại Việt Nam.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã vô cùng can đảm khi sử dụng quyền căn bản của một con người và cổ võ cho quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.
Tôi rất hoan nghinh nếu ông có thể xem đây là những hành động xứng đáng để đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên giải thưởng Nobel Hòa Bình và tôi cũng đính kèm theo đây một số tài liệu cần thiết để ông có thêm dữ kiện khi cứu xét việc đề cử này.

Trân trọng
Dân biểu Jullian F. Steffani, tiểu bang Nam Úc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.