Hôm nay,  

Mỹ Thủng Mậu Dịch Kỷ Lục, Đồng Đô Báo Nguy Bi Đát

22/09/199900:00:00(Xem: 6005)
Bộ Trưởng Thương Mại Daley Cảnh Cáo Sự Chênh Lệch Xuất Nhập của Mỹ với Tàu Cộng: Mỹ Nhập 7.39 Tỷ và Xuất có 1.08 Tỷ
HOA THỊNH ĐỐN (VB-nn).-Chênh lệch cán cân thương mại của Hoa Kỳ so với các nước Tây Âu, Tàu, Nhật và Gia Nã Đại lên tới mức độ cao nhất tháng này là 25.18 tỷ mỹ kim, đó là loan báo hôm thứ ba của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ.
Con số này vượt xa con số dự kiến của các chuyên gia ở Wall Street, 23.8 tỷ và vượt hơn con số của tháng sáu, 24.6 tỷ. Được hỏi cảm tưởng, ông Bộ trưởng Thương mại William Daley nói rằng ông sợ trong những tháng tới, cán cân còn lệch nặng hơn nữa. Việc Mỹ nhập cảng hàng vào ngày một nhiều, và xuất cảng ra ngày một ít, là chuyện đang xảy ra.
Hoa Kỳ với Tây Âu chênh lệnh nhiều nhất: 38%, với Gia Nã Đại là 28%. Bộ trưởng Thương Mại Daley chỉ đích danh Trung Cộng để than phiền: cán cân thương mại Mỹ Trung ngày một thêm chênh lệch, và việc này có ảnh hưởng tới các cuộc thương thuyết tới đây của tổ chức Worl Trade Organization. Người Mỹ đang chi tiêu quá mạnh, so với sự chi tiêu của người Âu và Á, và trong tương lai có thể không tốt cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Ông Michael Fenollosa, kinh tế gia quốc tế làm việc cho hãng John Hancock Mutual Life Insurance nói rằng “với mỗi nấc kỷ lục của sự chênh lệch thương mại của Hoa Kỳ, đồng đô la sẽ dễ bị thương tổn. Người ngoại quốc sẽ rút tiền ra để đầu tư vào những nơi có nhiều cơ hội hơn, và đồng đô la như vậy là bị hạ.”

Theo Bộ Thương Mại, mức nhập cảng của Hoa Kỳ tăng liên tục 7 lần trong 7 tháng qua, và tháng 7.1999 trị giá nhập cảng là 104.22 tỷ mỹ kim. Hoa Kỳ đã cho nhập cảng nhiều xe hơi xa xỉ và nhiều máy vi tính cao kỹ.
Trong khi đó cũng trong tháng 7.99 Hoa Kỳ chỉ xuất cảng 79.04 tỷ mỹ kim. Chênh lệch là 25.18 tỷ mỹ kim. Chính phủ Clinton và những người ủng hộ tự do thương mại đang chờ đợi sự tấn công của các lực lượng bảo thủ, những người theo chủ thuyết bảo vệ. Một số dân biểu nghị sĩ đang có khuynh hướng cấm nhập cảng các hàng ngoại quốc như thép của Nhật hay lúa mì của Gia Nã Đại, với lý do giản dị là bảo vệ cho sản phẩm nội địa và việc làm của nhân công Mỹ.
Bộ trưởng Daley cho biết ông đã kêu gọi các nước phương Tây buôn bán với Mỹ hãy mở cửa rộng hơn nữa thị trường của họ cho hàng hóa Mỹ vào, trước khi có nguy cơ “bị dư luận Mỹ chống báng hàng Tây.” Về địa hạt chênh lệch thương mại Tây Âu và Mỹ: con số là 6.82 tỷ trong tháng 7. Tháng 6, con số này là 4.94 tỷ.
Điều kinh khủng là chênh lệch Trung-Mỹ: Mỹ nhập từ Trung Cộng tới 7.37 tỷ trong khi bán qua Trung Cộng có hơn 1 tỷ, chênh lệch là 6.31 tỷ. Bộ Trưởng Thương Mại Daley cảnh cáo Trung Cộng: “Nếu Bắc Kinh muốn gia nhập tổ chức WTO, họ phải mở cửa cho hàng hóa nước ngoài.” Ông ý không thể là thành viên của một tổ chức mà không tuân thủ luật lệ của tổ chức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.
Hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5, Tổng Thống Donald Trump đã phát động một cuộc tấn công dữ dội vào Bắc Kinh, nêu ra những hành vi sai trái từ gián điệp đến vi phạm các quyền tự do của Hồng Kông, và tuyên bố một loạt các biện pháp trả đũa sẽ đẩy mối quan hệ Mỹ-Trung vào khủng hoảng sâu hơn, theo CNN cho biết. "Họ đã xé toạc Hoa Kỳ như chưa có ai từng làm trước đây," theo ông Trump nói về Trung Quốc, khi ông tuyên bố cách Bắc Kinh đã "đột kích các nhà máy của chúng ta" và "rút ruột" ngành công nghiệp Mỹ, chọn Bắc Kinh như một lá cờ trung tâm chạy đua trong những tháng còn lại của chiến dịch tái tranh cử của ông.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 29 tháng 5 năm 2020 tuyên bố Hoa Kỳ rút khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) – một hành động bất ngờ có thể phá hoại việc đối phó vi khuẩn corona trên toàn cầu và làm cho tổ chức này thêm khó khăn để dập tắt những mối đe dọa bệnh tật khác. Trump đã chỉ trích cơ quan y tế Liên Hiệp Quốc này vì thất bại trong việc lên tiếng cảnh báo nhanh chóng khi vi khuẩn corona đã trỗi dậy và cáo buộc tổ chức này đã giúp TQ che đậy mối đe dọa mà nó bày ra. “Vô số sinh mạng đã bị lấy đi và khó khăn kinh tế sâu rộng đã bị gây ra cho toàn cầu,” theo ông Trump cho biết trong một thông báo từ Bạch Ốc.
Một lần nữa Hải Quân Hoa Kỳ đã thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông hôm Thứ Năm, 28 tháng 5 năm 2020, khi chiếc khu trục hạm phi đạn dẫn đường loại Arleigh Burke là USS Mustin đã vào gần Quần Đảo Hoàng Sa, theo bản tin CNN cho biết. Hải Quân Hoa Kỳ đã 2 lần đưa tàu chiến vào Hoàng Sa và Trường Sa trong tháng trước để thách thức tuyên bố chủ quyền của TQ tại Biển Đông và thực hiện một hoạt động tương tự gần Hoàng Sa trong tháng 3.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt ít nhất 300 người trong các cuộc biểu tình cả ngày và nhiều vụ đụng độ khắp thành phố, khi nhiều cư dân xuống đường biểu tình chống dự luật gây tranh cãi nhằm đưa lãnh thổ này vào tròng kiểm soát của Bắc Kinh thêm nữa, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm 27 tháng 5 năm 2020. Cảnh sát đã bắn hơi cay vào đám đông khi nhiều người hô to các khẩu hiệu. Nhiều cảnh sát đã chận và truy tìm các cư dân, gồm nhiều học sinh, và bao vây những người biểu tình bị nghi ngờ, buộc họ phải ngồi xuống thành hàng trên mặt đất.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắn hơi cay, xịt ớt và vòi rồng khi nhiều ngàn người biểu tình chống dự luật an ninh được đề xuất nhằm siết chặt sự kềm kẹp của Bắc Kinh lên lãnh thổ bán tự trị. Những người biểu tình tụ tập đông đảo tại nhiều quận buôn bán đông đúc nhất của Hồng Kông vào trưa xế Chủ Nhật, 24 tháng 5 năm 2020, chỉ vài ngày sau khi quốc hội TQ bắt đầu làm việc về các luật chống nổi loạn và an ninh, đã đưa tới sự chống đối từ các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ. Cuộc biểu tình không được phép và trong sự thách thức của luật giữ khoảng cách xã hội.
Thời hạn sắp hết đối với hiệp ước kiểm soát vũ khí mà, nếu để cho nó hết hạn, thì thế giới sẽ không còn các hạn chế hợp pháp đối với vũ khí nguyên tử Mỹ và Nga lần đầu tiên trong gần nửa thế kỷ. Nếu TT Trump không gia hạn Hiệp Ước Giảm Trừ Vũ Khí Chiến Lược Mới (New START) -- chỉ giữ thỏa ước kiểm soát vũ khí Mỹ-Nga – hay tiếp tục thương lượng một hiệp ước thay thế, thì nó sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm tới. Đó là chỉ 16 ngày sau khi TT Trump bắt đầu nhiệm kỳ 2 hay người kế vị ông tuyên thệ nhậm chức.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.