Hôm nay,  

Mỹ, Canada Có Cơ Đại Chiến: Mặt Trận Lúa Mì, Thép, Gỗ

1/27/200200:00:00(View: 4411)
Toronto - Kỹ nghệ xuất cảng gỗ của Gia Nã Đại đã bị cắt giảm bởi sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Liệu lúa mạch và thép là những thứ kế tiếp"

Trong khi phần lớn của 1.3 tỷ Mỹ kim hàng hoá vượt qua vĩ tuyến 49 vào Hoa Kỳ vẫn không bị đánh thuế, nhiều sự tranh cãi ngấm ngầm giữa hai cường quốc đang có cơ hội bùng nổ.

Các viên chức chính quyền Hoa Kỳ sẽ quyết định trong một ngày gần đây là có đánh thuế nhập cảng vào lúa mạch và thép xuất cảng từ Gia Nã Đại hay không" Trong khi nhiều nhà sản xuất Gia Nã Đại hy vọng hai thứ này sẽ được miễn, những chuyên viên về trao đổi mậu dịch nói rằng họ chẳng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này.

Sự tranh cãi về lúa mạch, thép và gỗ thì "rất xấu xa, ngấm ngầm, dính dáng với chính trị và kéo dài", Barry Appleton, một luật sư chuyên về trao đổi mậu dịch quốc tế có văn phòng tại Toronto và Washington đã nói vậy. Trong khi chính quyền Bush cỗ võ cho sự tự do mậu dịch, ông nói thêm, sự yếu kém của nền kinh tế đã "đẩy nó vào hướng khác".

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã đánh thuế nhập cảng vào những loại gỗ mềm nhập cảng từ Gia Nã Đại để trừng phạt Gia Nã Đại về việc Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều hàng vào thị trường Mỹ, đe doạ kỹ nghệ gỗ tại địa phương.

Lẽ dĩ nhiên, Gia Nã Đại đã phản công và đặt nhiều điều kiện cho Hoa Kỳ. Nhưng gần đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế Gia Nã Đại đã tuỳ thuộc vào thị trường khổng lồ Hoa Kỳ. Xuất cảng chiếm 43% Gia Nã Đại tổng sản lượng quốc gia, tăng từ 25% trong thập niên trước, và khoảng 87% hàng hoá sản xuất tại đây được xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Các nông gia Gia Nã Đại đang hồi hộp trông chờ quyết định của Hoa Kỳ, trong việc sẽ đánh thuế vào lúa mạch hay không vào ngày 15 tháng 2 tới đây. Số lượng lúa mạch xuất cảng của Gia Nã Đại sang Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây và trị giá xuất cảng lúa mạch chỉ bằng một phần nhỏ so với những mặt hàng đang được tranh cãi, chẳng hạn như gỗ. Nhưng những nông gia Hoa Kỳ cho rằng hành động của Gia Nã Đại đã làm tổn thương đến kỹ nghệ lúa mạch của họ.

Để trả lời cho sự phàn nàn của North Dakota Wheat Commision rằng Gia Nã Đại đã có hành động không công bình trong việc xuất cảng lúa mạch, International Trade Commison của Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo dầy cộm về kỹ nghệ xuất cảng lúa mạch của Gia Nã Đại.

Jim Peterson, giám đốc thương mại của North Dakota Wheat Commision cho biết bản báo cáo lột trần những hành động không công bình của Canadian Wheat Board, đã "dùng sức mạnh độc quyền" để "giảm giá" và được hưởng rất nhiều quyền lợi khác.

Justin Kohlman, phát ngôn nhân của Canadian Wheat Board cho biết bản báo cáo đã chứng tỏ Canadian Wheat Board vô tội vì một phần bản báo cáo đã cho thấy Gia Nã Đại đã bán lúa mạch cho Hoa Kỳ với giá cao hơn 59 tháng trong 60 tháng nghiên cứu. Ngoài ra, Kohlman nói thêm, "Hoa Kỳ không sản xuất đủ được loại lúa mạch tốt để cung ứng cho thị trường của họ" .

Kohlman cũng cho biết Canadian Wheat Board kiểm soát 60% sự trao đổi lúa mạch trên toàn thế giới và số thu nhập của họ là 1.86 tỷ Mỹ kim.

Kỹ nghệ xuất cảng thép tại Gia Nã Đại cũng đang phải đối diện với sự cắt giảm vì Hoa Kỳ cho rằng Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều thép vào Hoa Kỳ. Nhiều loại thép có thể sẽ bị đánh thuế nhập cảng nếu Tổng thống Bush quyết định theo lời đề nghị của International Trade Commison của Hoa Kỳ.

Barry Lacombe, Chủ tịch của Canadian Steel Producers Association cho biết 1 tỷ Mỹ kim thép xuất cảng của Gia Nã Đại có thể bị ảnh hưởng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
Một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển khu vực biên giới giữa miền Bắc Thái Lan và Lào, theo Cơ Quan Thăm Dò  Địa Chấn Hoa Kỳ cho biết
ROME - Giáo hoàng Francis đã đến Thái Lan, trên đường Á du. Cuộc tông du tại Thái Lan và Nhật bắt đầu ngày Thứ Tư 20-11.
CAIRO - Liên đoàn Arap định họp khẩn cấp về chuyển hướng chính sách của chính quyền Trump để ủng hộ chương trình định cư của Israel, sau 40 năm không công nhận.
TEHRAN - Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bị đàn áp từ hôm Thứ Sáu 15/11.
GENEVA - Bất đồng mậu dịch giữa 2 nước đông Á chưa thể san bằng sau vòng đàm phán thứ nhì tại bản doanh Geneva của “tổ chức mậu dịch thế giới - WTO” trong ngày 19/11.
RIO DE JANEIRO - Dữ liệu mới do “National Institute for Space Research – INPE” cung cấp cho hay mức độ phá rừng nhiệt đới tại Brazil là rộng lớn nhất từ 2008, có ảnh hưởng từ chính quyền phái hữu của TT Bolsonaro.
STOCKHOLM - Giới chức công tố Thụy Điển loan báo hôm 19/11: ngưng điều tra tố cáo nhà sáng lập WikiLeaks tấn công tình dục.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.