Hôm nay,  

Mỹ, Canada Có Cơ Đại Chiến: Mặt Trận Lúa Mì, Thép, Gỗ

1/27/200200:00:00(View: 4398)
Toronto - Kỹ nghệ xuất cảng gỗ của Gia Nã Đại đã bị cắt giảm bởi sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Liệu lúa mạch và thép là những thứ kế tiếp"

Trong khi phần lớn của 1.3 tỷ Mỹ kim hàng hoá vượt qua vĩ tuyến 49 vào Hoa Kỳ vẫn không bị đánh thuế, nhiều sự tranh cãi ngấm ngầm giữa hai cường quốc đang có cơ hội bùng nổ.

Các viên chức chính quyền Hoa Kỳ sẽ quyết định trong một ngày gần đây là có đánh thuế nhập cảng vào lúa mạch và thép xuất cảng từ Gia Nã Đại hay không" Trong khi nhiều nhà sản xuất Gia Nã Đại hy vọng hai thứ này sẽ được miễn, những chuyên viên về trao đổi mậu dịch nói rằng họ chẳng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ quyết định làm chuyện này.

Sự tranh cãi về lúa mạch, thép và gỗ thì "rất xấu xa, ngấm ngầm, dính dáng với chính trị và kéo dài", Barry Appleton, một luật sư chuyên về trao đổi mậu dịch quốc tế có văn phòng tại Toronto và Washington đã nói vậy. Trong khi chính quyền Bush cỗ võ cho sự tự do mậu dịch, ông nói thêm, sự yếu kém của nền kinh tế đã "đẩy nó vào hướng khác".

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã đánh thuế nhập cảng vào những loại gỗ mềm nhập cảng từ Gia Nã Đại để trừng phạt Gia Nã Đại về việc Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều hàng vào thị trường Mỹ, đe doạ kỹ nghệ gỗ tại địa phương.

Lẽ dĩ nhiên, Gia Nã Đại đã phản công và đặt nhiều điều kiện cho Hoa Kỳ. Nhưng gần đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế Gia Nã Đại đã tuỳ thuộc vào thị trường khổng lồ Hoa Kỳ. Xuất cảng chiếm 43% Gia Nã Đại tổng sản lượng quốc gia, tăng từ 25% trong thập niên trước, và khoảng 87% hàng hoá sản xuất tại đây được xuất cảng sang Hoa Kỳ.

Các nông gia Gia Nã Đại đang hồi hộp trông chờ quyết định của Hoa Kỳ, trong việc sẽ đánh thuế vào lúa mạch hay không vào ngày 15 tháng 2 tới đây. Số lượng lúa mạch xuất cảng của Gia Nã Đại sang Hoa Kỳ đã giảm trong những năm gần đây và trị giá xuất cảng lúa mạch chỉ bằng một phần nhỏ so với những mặt hàng đang được tranh cãi, chẳng hạn như gỗ. Nhưng những nông gia Hoa Kỳ cho rằng hành động của Gia Nã Đại đã làm tổn thương đến kỹ nghệ lúa mạch của họ.

Để trả lời cho sự phàn nàn của North Dakota Wheat Commision rằng Gia Nã Đại đã có hành động không công bình trong việc xuất cảng lúa mạch, International Trade Commison của Hoa Kỳ đã công bố một bản báo cáo dầy cộm về kỹ nghệ xuất cảng lúa mạch của Gia Nã Đại.

Jim Peterson, giám đốc thương mại của North Dakota Wheat Commision cho biết bản báo cáo lột trần những hành động không công bình của Canadian Wheat Board, đã "dùng sức mạnh độc quyền" để "giảm giá" và được hưởng rất nhiều quyền lợi khác.

Justin Kohlman, phát ngôn nhân của Canadian Wheat Board cho biết bản báo cáo đã chứng tỏ Canadian Wheat Board vô tội vì một phần bản báo cáo đã cho thấy Gia Nã Đại đã bán lúa mạch cho Hoa Kỳ với giá cao hơn 59 tháng trong 60 tháng nghiên cứu. Ngoài ra, Kohlman nói thêm, "Hoa Kỳ không sản xuất đủ được loại lúa mạch tốt để cung ứng cho thị trường của họ" .

Kohlman cũng cho biết Canadian Wheat Board kiểm soát 60% sự trao đổi lúa mạch trên toàn thế giới và số thu nhập của họ là 1.86 tỷ Mỹ kim.

Kỹ nghệ xuất cảng thép tại Gia Nã Đại cũng đang phải đối diện với sự cắt giảm vì Hoa Kỳ cho rằng Gia Nã Đại đã đổ quá nhiều thép vào Hoa Kỳ. Nhiều loại thép có thể sẽ bị đánh thuế nhập cảng nếu Tổng thống Bush quyết định theo lời đề nghị của International Trade Commison của Hoa Kỳ.

Barry Lacombe, Chủ tịch của Canadian Steel Producers Association cho biết 1 tỷ Mỹ kim thép xuất cảng của Gia Nã Đại có thể bị ảnh hưởng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chiếc máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Ukraine International Airlines trên đường đến thủ đô Kyiv đã rớt vài phút sau khi cất cánh từ Tehran hôm Thứ Tư, giết chếtt tất cả 176 người trên phi cơ.
Iran hôm nay đã phóng ‘hàng chục phi đạn tấn công căn cứ quân sự Al-Assad ở sa mạc miền tây Iraq, trong một cuộc tấn công trả đũa chống lại việc Mỹ giết chết tướng Quassem Suleimani..
Cố vấn quân sự cho Lãnh Đạo Tối Cao của Iran hôm Chủ Nhật, 5 tháng 1, nói rằng sự đáp trả của Tehran đối với việc Hoa Kỳ giết chết vị tướng có ảnh hưởng lớn nhất của họ sẽ “chắc chắn là quân sự,” theo tin của CNN cho biết hôm 5 tháng 1.
Tình hình Biển Đông ngày cảng bất ổn vì ngày cảng có nhiều nước trong khu vực bày tỏ thái độ chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng trên hầu hết diện tích vùng biển này mà cụ thể là việc Mã Lai đã đệ trình Liên Hiệp Quốc đơn ghi danh vùng thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của họ ở Biển Đông, và việc Nam Dương tăng cường tuần tra hải phận giáp ranh Biển Đông
Khủng hoảng cháy rừng tại Úc đã đạt tới mức cao mới hôm Thứ Bảy, 4 tháng 1, sau khi được báo cáo rằng nhiệt độ tại phần lớn ngoại ô ở phía tây của Sydney đã lên tới 120 độ F, làm cho nơi này trở thành nóng nhất trên trái đất.
Iran đã thề sẽ “biến ngày thành đêm” sau khi TT Trump chế nhạo đất nước này sau vụ ám sát Tướng Qasem Soleimani, khơi dậy nỗi sợ bùng nổ Thế Chiến Thứ Ba.
Cảnh sát Hồng Kông đã bắt khoảng 400 người trong các cuộc biểu tình vào dịp Năm Mới sau khi một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hòa bình của hàng chục ngàn người bị cuốn vào những cảnh hỗn loạn với cảnh sát xịt hơi cay để giải tán đám đông, theo Reuters cho biết hôm Thứ Năm.
Qassem Soleimani, lãnh đạo Lực Lượng Quds ưu tú của Iran, đã bị giết chết vào chiều tối Thứ Năm trong một cuộc không kích của Hoa Kỳ nhắm vào một đoàn xe gần phi trường Baghdad.
Nam Dương ngày càng tỏ rõ lập trường chống tham vọng xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng mà cụ thể là việc vào ngày đầu năm 2020 Nam Dương đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của TC đối với Biển Đông, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 1 tháng 1.
Dân quân được Iran hậu thuẫn đã rút khỏi khu vực xung quanh Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Baghdad của Iraq hôm Thứ Tư sau 2 ngày đụng độ với các lực lượng an ninh Mỹ, nhưng căng thẳng Mỹ-Iran vẫn còn cao và có thể bùng ra bạo động thêm nữa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.