Hôm nay,  

Mỹ Đồng Ý Lập Tòa Quốc Tế Xử Tội Diệt Chủng

1/2/200100:00:00(View: 4329)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chiều ngày cuối năm, TT Clinton loan báo việc ký kết hiệp định liên quan việc thành lập Pháp Đình Quốc Tế thường trực. Đây là một hành động mang ý nghĩa tượng trưng, vì hiệp định phải chờ Thượng Viện phê chuẩn và sau khi thẩm định được rằng quân nhân Mỹ công tac ở hải ngoại sẽ không bị truy tố vì động lực chính trị. TT Clinton cho biết Hoa Kỳ muốn nối tiếp sự đóng góp vào các vụ xét xử của Tòa Án Nuremberg đối với các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã sau Thế Chiến, và đó là 1 truyền thống đạo lý. Tòa Hình Sự Quốc Tế, thành lập trong 2 năm tới, sẽ xét xử những tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh lớn lao vi phạm nhân quyền. Quốc gia nào không phê chuẩn sẽ mất ảnh hưởng trong việc điều đình các thủ tục truy tố.

Ông David Scheffer, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, tiên đoán nhiều nước sẽ tiếp tục xác minh với Ủy Ban Trù Bị để tham gia hiệp định này trong thời gian tới, và những cuộc thương lượng đó sẽ kéo dài. Hiệp Định về Tòa Quốc Tế Thường Trực đã được 139 quốc gia ký kết, trong số này 27 quốc gia đã phê chuẩn. Đại sứ của Israel đã ký hiệp định sau Hoa Kỳ vài giờ. Ông tuyên bố các luật gia của Israel, qua kinh nghiệm từ vụ tàn sát người Israel thời đệ nhị Thế Chiến, đã dành nhiều tim óc vào việc phác thảo quy chế của Tòa Quốc Tế.

Dư luận chờ đợi phản ứng chống đối của các vị dân cử Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa, đứng đầu là Nghị Sĩ Jesse Helms, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện. Ông Helms và các đồng viện đã thảo 1 đề luật ngăn cấm Hoa Kỳ tham gia hiệp định trên, và trừng phạt các quốc gia phê chuẩn. Các nhà hoạt động nhân quyền tán thưởng quyết định của TT Clinton và kêu gọi TT đắc cử George W. Bush sẽ ủng hộ hiệp định. LHQ hiện điều hành 2 tòa án quốc tế, phụ trách truy tố các tội ác diệt chủng ở Nam Tư và Rwanda.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ Nhật, 16 tháng 8 năm 2020 để đòi hỏi cải tổ chính trị. Những người biểu tình muốn sửa đổi hiến pháp và cũng kêu gọi cải tổ chế độ quân chủ -- một chủ đề nhạy cảm tại Thái Lan.
Hàng không mẫu hạm Hải Quân Hoa Kỳ tập trận trên Biển Đông hôm Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo Hải Quân Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo, theo báo aljazeera.com tường trình.
Hàng chục ngàn công nhân hãng xưởng, phụ nữ cầm hoa trắng và bong bóng và giới trẻ biểu tình tràn ngập các đường phố của các thành phố khắp Belarus, gồm thủ đô Minsk, qua ngày thứ năm liên tục tính tới Thứ Sáu, 14 tháng 8 năm 2020, theo bản tin của NBC News cho biết.
Thị trưởng Michael Mueller (SPD) với nhà xuất bản Friede Springer tại đài tưởng niệm Peter Fechter ở Zimmerstrasse. Ở đó, nhiều người đã tưởng niệm việc xây dựng Bức tường Berlin cách đây 59 năm. Xếp SED Walter Ulbricht đã đi vào lịch sử với tư cách là “người xây tường”. Dưới sự lãnh đạo của Ulbricht, bức tường thành ngăn cách được dựng lên từ ngày 13 tháng 8 năm 1961. Lịch sử và Nạn nhân không nên rơi vào quên lãng.
Nam Hàn đã xác nhận kế hoạch bắt đầu xây dựng hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vào năm tới giữa lúc các căng thẳng lên cao trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và TQ và vấn nạn về tham vọng nguyên tử của Bắc Hàn vẫn chưa được giải quyết.
Tổng Thống Trump hôm Thứ Năm, 13 tháng 8 năm 2020 tuyên bố điều mà ông gọi là một “Thỏa Thuận Hòa Bình Lịch Sử” giữa Do Thái và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nói rằng họ đã đồng ý “bình thường hóa toàn diện các quan hệ,” theo bản tin Fox News cho biết.
Hồng Kông đã đình chỉ các thỏa thuận dẫn độ với Đức và Pháp. Chính quyền Hồng Kông hôm thứ Tư thông báo rằng hai nước đã "chính trị hóa hợp tác pháp lý" và do đó làm hỏng cơ sở hợp tác trong lĩnh vực này. Vì luật an ninh gây tranh cãi đối với Đặc khu hành chính China, hai quốc gia EU Đức và Pháp trước đó đã hoãn lại các thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông.
Chính quyền bị bao vây của Lebanon đã từ chức, một tuần sau vụ nổ long trời lở đất phá hủy hải cảng Beirut, với thủ tướng, Hassan Diab, cho rằng tai họa là kết quả của tham nhũng đặc hữu, theo bản tin của báo The Guardian cho biết hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020.
Hôm Thứ Hai, 10 tháng 8 năm 2020 TQ đã đưa ra các trừng phạt đối với 11 người Mỹ, gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ, vì “hành xử xấu đối với các vấn đề liên quan Hong Kong,” theo CNN cho biết.
Quyết định không phải là một quyết định dễ dàng đối với các nhà lãnh đạo SPD. Tuy nhiên bây giờ nó đến sớm một cách đáng ngạc nhiên: một đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), người có lúc đã bị xóa sổ, trở thành ứng cử viên cho chức Thủ tướng Đức của đảng SPD.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.