Hôm nay,  

Mỹ Đồng Ý Lập Tòa Quốc Tế Xử Tội Diệt Chủng

1/2/200100:00:00(View: 4318)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chiều ngày cuối năm, TT Clinton loan báo việc ký kết hiệp định liên quan việc thành lập Pháp Đình Quốc Tế thường trực. Đây là một hành động mang ý nghĩa tượng trưng, vì hiệp định phải chờ Thượng Viện phê chuẩn và sau khi thẩm định được rằng quân nhân Mỹ công tac ở hải ngoại sẽ không bị truy tố vì động lực chính trị. TT Clinton cho biết Hoa Kỳ muốn nối tiếp sự đóng góp vào các vụ xét xử của Tòa Án Nuremberg đối với các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã sau Thế Chiến, và đó là 1 truyền thống đạo lý. Tòa Hình Sự Quốc Tế, thành lập trong 2 năm tới, sẽ xét xử những tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh lớn lao vi phạm nhân quyền. Quốc gia nào không phê chuẩn sẽ mất ảnh hưởng trong việc điều đình các thủ tục truy tố.

Ông David Scheffer, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, tiên đoán nhiều nước sẽ tiếp tục xác minh với Ủy Ban Trù Bị để tham gia hiệp định này trong thời gian tới, và những cuộc thương lượng đó sẽ kéo dài. Hiệp Định về Tòa Quốc Tế Thường Trực đã được 139 quốc gia ký kết, trong số này 27 quốc gia đã phê chuẩn. Đại sứ của Israel đã ký hiệp định sau Hoa Kỳ vài giờ. Ông tuyên bố các luật gia của Israel, qua kinh nghiệm từ vụ tàn sát người Israel thời đệ nhị Thế Chiến, đã dành nhiều tim óc vào việc phác thảo quy chế của Tòa Quốc Tế.

Dư luận chờ đợi phản ứng chống đối của các vị dân cử Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa, đứng đầu là Nghị Sĩ Jesse Helms, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện. Ông Helms và các đồng viện đã thảo 1 đề luật ngăn cấm Hoa Kỳ tham gia hiệp định trên, và trừng phạt các quốc gia phê chuẩn. Các nhà hoạt động nhân quyền tán thưởng quyết định của TT Clinton và kêu gọi TT đắc cử George W. Bush sẽ ủng hộ hiệp định. LHQ hiện điều hành 2 tòa án quốc tế, phụ trách truy tố các tội ác diệt chủng ở Nam Tư và Rwanda.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Anh, Pháp và Đức đang lập kế hoạch để đưa ra các trừng phạt nhắm vào Nga, sau khi tổ chức theo dõi vũ khí hóa học quốc tế khẳng định rằng lãnh tụ đối lập Nga Alexey Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
Nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny đã chỉ định cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schroeder (SPD) là "cậu bé sai vặt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Navalny nói với tờ báo "Bild" rằng rất "thất vọng" khi cựu Thủ tướng đã tuyên bố rằng không có dữ kiện đáng tin cậy nào về vụ mưu sát bằng chất độc nhằm vào ông.
Áp lực lên bộ máy của người cai trị Lukashenko ở Belarus ngày càng lớn. Sau các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, hơn 100.000 người biểu tình phản đối "chế độ". Minsk hiện cũng đang cố gắng bóp nghẹt báo cáo quốc tế.
Thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan, Ganja, đã bị pháo kích bởi các lực lượng Armenia, khi cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục qua vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh, theo bản tin của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 4 tháng 10 năm 2020 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự nhấn mạnh rằng những ngày sắp tới có khả năng mang tính quyết định đối với quá trình lây nhiễm coronavirus của ông.
Lực lượng Ba Lan bắt giữ một người Đức mà nhà chức trách xếp vào loại "phần tử cực đoan nguy hiểm". Người này được cho là có quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu ở Đức. Các nhà điều tra tịch thu chất nổ, ngòi nổ và đạn dược trong lúc hoạt động.
Giải thưởng, có tên gọi chính thức là Giải thưởng 'Right Livelihood Award', năm nay được trao cho luật sư nhân quyền Nasrin Sotudeh, người đang bị giam giữ ở Iran cũng như nhà hoạt động dân chủ Belarus, Ales Beljazki (Bjaljazki) và trung tâm nhân quyền Wesna mà ông thành lập.
Trung Quốc bắt đầu 5 cuộc tập trận cùng lúc dọc theo các vùng khác nhau của bờ biển hôm Thứ Hai, 28 tháng 9 năm 2020, là lần thứ hai trong 2 tháng mà họ có nhiều cuộc tập trận đồng thời như thế chống lại bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Một vụ thảm sát tập thể tại một quán bar Mexico đã làm 11 người chết hôm Chủ Nhật, 27 tháng 9 năm 2020, theo Reuters cho biết.
Tại quê hương Belarus, Svetlana Alexijewitsch phản đối nguyên thủ quốc gia Lukashenko. Nhưng người đoạt giải Nobel văn học vì lo ngại cho sự an toàn của bà ấy do tình hình bất ổn, bà ta quyết định rời khỏi đất nước. Bây giờ, người đàn bà 72 tuổi đang ở Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.