Hôm nay,  

Mỹ Đồng Ý Lập Tòa Quốc Tế Xử Tội Diệt Chủng

02/01/200100:00:00(Xem: 4298)
LIÊN HIỆP QUỐC - Chiều ngày cuối năm, TT Clinton loan báo việc ký kết hiệp định liên quan việc thành lập Pháp Đình Quốc Tế thường trực. Đây là một hành động mang ý nghĩa tượng trưng, vì hiệp định phải chờ Thượng Viện phê chuẩn và sau khi thẩm định được rằng quân nhân Mỹ công tac ở hải ngoại sẽ không bị truy tố vì động lực chính trị. TT Clinton cho biết Hoa Kỳ muốn nối tiếp sự đóng góp vào các vụ xét xử của Tòa Án Nuremberg đối với các tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã sau Thế Chiến, và đó là 1 truyền thống đạo lý. Tòa Hình Sự Quốc Tế, thành lập trong 2 năm tới, sẽ xét xử những tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh lớn lao vi phạm nhân quyền. Quốc gia nào không phê chuẩn sẽ mất ảnh hưởng trong việc điều đình các thủ tục truy tố.

Ông David Scheffer, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, tiên đoán nhiều nước sẽ tiếp tục xác minh với Ủy Ban Trù Bị để tham gia hiệp định này trong thời gian tới, và những cuộc thương lượng đó sẽ kéo dài. Hiệp Định về Tòa Quốc Tế Thường Trực đã được 139 quốc gia ký kết, trong số này 27 quốc gia đã phê chuẩn. Đại sứ của Israel đã ký hiệp định sau Hoa Kỳ vài giờ. Ông tuyên bố các luật gia của Israel, qua kinh nghiệm từ vụ tàn sát người Israel thời đệ nhị Thế Chiến, đã dành nhiều tim óc vào việc phác thảo quy chế của Tòa Quốc Tế.

Dư luận chờ đợi phản ứng chống đối của các vị dân cử Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa, đứng đầu là Nghị Sĩ Jesse Helms, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện. Ông Helms và các đồng viện đã thảo 1 đề luật ngăn cấm Hoa Kỳ tham gia hiệp định trên, và trừng phạt các quốc gia phê chuẩn. Các nhà hoạt động nhân quyền tán thưởng quyết định của TT Clinton và kêu gọi TT đắc cử George W. Bush sẽ ủng hộ hiệp định. LHQ hiện điều hành 2 tòa án quốc tế, phụ trách truy tố các tội ác diệt chủng ở Nam Tư và Rwanda.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các tàu chiến và chiến đấu cơ Nga đã thực hiện các cuộc tập trận quy mô bên ngoài khơi của Ukraine trong tuần này tạo thêm sợ hãi về một cuộc phong tỏa vì quan ngại việc di chuyển của hơn 100,000 quân có thể báo trước một cuộc xâm lăng của Nga, theo bản tin của Business Insider tường thuật hôm Thứ Ba, 20 tháng 4 năm 2021.
Xếp của đảng CDU, Armin Laschet, đã tiến gần hơn rất nhiều đến việc được đề cử của Liên đảng CDU/CSU làm ứng cử viên cho chức thủ tướng Đức. Trong hội đồng liên bang của CDU, hơn ba phần tư thành viên hội đồng đã lên tiếng ủng hộ Laschet vào tối thứ Ba (ngày 20.04.2021) trong một cuộc bỏ phiếu kỹ thuật số bí mật.
Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte hôm Thứ Hai, 19 tháng 4 năm 2021, nói rằng ông đã chuẩn bị gửi các tàu chiến vào Biển Đông để “bảo vệ tuyên bố chủ quyền” đối với các nguồn dầu mỏ và khoáng sản tại vùng tranh chấp của con đường biển chiến lược, theo bản tin của Reuters tường thuật hôm Thứ Hai.
Nhiều tháng suy đoán đã kết thúc. Ban lãnh đạo đảng Xanh đã quyết định ai sẽ trở thành Thủ tướng Đức trong trường hợp thắng cử: Annalena Baerbock. Cô ấy tuyên bố rằng cô ấy muốn đổi mới cơ bản đất nước.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan nói rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa nếu người chỉ trích chính quyền Nga Alexei Navalny chết trong thời gian tuyệt thực trong tù, theo bản tin của báo USA Today tường thuật hôm Chủ Nhật, 18 tháng 4 năm 2021.
Một thế hệ cách mạng Cuba là người đã chiếm lấy quyền hành hơn 60 năm về trước, thách thức trực tiếp với Hoa Kỳ và sau đó đẩy Washington và Moscow tới bờ vực chiến tranh nguyên tử, tuyên bố rút khỏi sân khấu chính trị Cuba, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu, 16 tháng 4 năm 2021.
Tổng Thống Joe Biden đã công bố ý định đề cử 9 nhà ngoại giao làm đại sứ hôm Thứ Năm, 15 tháng 4 năm 2021, đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên về phái bộ ngoại quốc kể từ khi ông nhậm chức, theo CNN tường thuật.
Hoa Kỳ đã công bố các trừng phạt Nga để phản ứng với điều mà nước này nói là các cuộc tấn công mạng và các hành động thù nghịch khác, theo bản tin BBC Tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Năm, 15 tháng 4 năm 2021. Các biện pháp, nhắm vào hàng chục thể nhân và viên chức Nga, nhằm mục đích ngăn chận “các hoạt động ngoại quốc gây thiệt hại của Nga,” theo Bạch Ốc cho biết.
Bắc Kinh đã nhanh chóng lên án cuộc gặp, với phát ngôn viên, Ma, cáo buộc Hoa Kỳ “đang chơi ‘con bài Đài Loan’ và tiếp tục gửi đi các tín hiệu sai cho các thế lực độc lập Đài Loan.” Ma nói thêm rằng độc lập Đài Loan gây ra “tận diệt,” so sánh nó với việc uống “thuốc độc” mà “sẽ chỉ đẩy Đài Loan tới tai họa.”
Phúc trình 27 trang được công bố ngay trước cuộc điều trần bởi các viên chức tình báo hàng đầu của tổng thống xác nhận Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ, theo bản tin của Yahoo News tường thuật hôm Thứ Ba, 13 tháng 4 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.