Hôm nay,  

Hoa Ngữ Qua Mặt Pháp Ngữ, Đứng Thứ Nhì Tại Canada

30/10/199900:00:00(Xem: 6125)
OTTAWA (KL) - Ngay trang đầu của báo Citizen xuất bản tại thủ đô Canada đã in tít lớn và đậm: “Chinese: English Canada’s second language.” Sự kiểm kê cho biết, số dân nói tiếng Trung Hoa sẽ vượt số dân nói tiếng Pháp vào năm 2001.
Theo một cuốn sách đã được xuất bản, một cuộc thống kê sâu rộng dành cho năm 2001 cho thấy các gia đình người Trung Hoa sống ngoài tỉnh bang Québec đã dùng tiếng Tầu nói với nhau trong gia đình thay vì tiếng Pháp.
Jack Jedwah, giám đốc điều hành của Hiệp hội Montreal chuyên nghiên cứu các vấn đề của xứ lá phong. Một xứ của nước lạnh tình nồng mới có một di dân gốc Trung Hoa được phong làm phó vương kiêm nhiệm chức Tổng Tư Lệnh (Commander In Chief) của quân đội Canada. Đó là bà Adrienne Clarson. Tổng Tư Lệnh có tiếng mà không có miếng. Bà Clarson là môt phụ nữ gốc Trung Hoa rất khéo léo trong việc xử thế, không thua gì tài khéo léo và lẹ miệng của Charles Dicken, một đại văn hào Anh, kiêm kịch sĩ. Mặc dầu bà Clarson đã bị những tên khuyển phệ tị hiềm bôi bẩn trên báo dưới dủ mọi hình thức, nhưng bà đã phản ứng lại một cách êm đềm, đẹp đẽ và thâm thúy đi đúng tính chất tỉnh bơ như dân Ăng-Lê.
Jedwah còn là giảng viên trường đại học tổng hợp McGill. Ông Jedwah đã tiên đoán, căn cứ vào thống kê về dân số Canada của năm 1996, cứ đà tăng trưởng như mô hình hiện nay, tiếng Pháp sẽ bị đẩy xuống đứng hàng thứ ba như lấy ngôn ngữ Anh-Canada làm căn bản. Những sự tiên đoán này được ông Jedwah mô tả trong cuốn sách mới ra “Ethnic Identification and Heritage Languages in Canada.”
Năm 1996, sự kiểm kê dân số cho thấy sự cách biệt về số dân nói tiếng Pháp và số dân nói tiếng Trung Hoa tiến gần sát nhau. (Trong tờ khai để kiểm kê dân số, chỉ in là tiếng Trung Hoa, nhưng không phân biệt tiếng Trung Hoa nào như Quan thoại, Quảng đông, Hẹ, Triều châu hay v.v.)
Ngôn ngữ Anh là tiếng phổ thông nhất được nói hầu hết trong mọi gia đình tại Canada, ngoại trừ tỉnh bang Quebec. Theo thống kê dân số dùng tiếng Anh để truyền thông là 86,3 phần trăm, dân số nói tiếng Pháp chỉ có khoảng 2,9 phần trăm (tổng số dân nói tiếng Pháp là 588.885 người, trong khi đó tổng số dân nói tiếng Trung Hoa nội trong gia đình là 553.045 người). Ông Jedwab kết luận, sai số chỉ có 36 ngàn người, nhưng vào năm 2001 sai số về người dân nói tiếng Pháp với người dân nói tiếng Trung Hoa sẽ không còn nữa.
Ông Jedwab tiên đoán dân số Trung Hoa sẽ vượt dân số Pháp tại tỉnh bang Ontario trước, vì vào năm 1996 sai số giữa hai loại dân nói ngôn ngữ của chủng tộc mình là 13 ngàn người. Theo như ông nói: “Tỉnh bang Ontario của Canada là bang thuộc loại đa ngôn ngữ, đa sắc tộc, đặc biệt ngôn ngữ Trung Hoa được xử dụng nhiều nhất, các biển tên phố, cũng như biển hiệu đều có ghi bằng chữ Trung Hoa, loại chữ tổng hợp sự tượng hình, tượng thanh và phép ẩn dụ. Điều chắc chắn là số dân nói tiếng Trung Hoa sẽ vượt trên số dân nói tiếng Pháp tại tỉnh bang này.”
Theo các tài liệu thống kê, các con số chỉ trưng ra cho thấy cái tổng quát của toàn Canada, nhưng thực tế con số tính theo từng địa phương lại thay đổi khác xa. Thí dụ kinh tế tại Toronto và Ottawa đột biến, công việc làm hiện nay kiếm khó khăn, dân nói được tiếng Trung Hoa đang đổ sô về vùng gần Vancouver thuộc tỉnh bang British Columbia. Khi Hong Kong trao trả lại cho Trung quốc, chính quyền Canada đã có ý định dành vùng Vancouver cho di dân từ Hong Kong vào Vancouver để phát triển nền kinh tế nơi đây, hơn nữa thống soái đại diện cho nữ hoàng Elizabeth II tại British Columbia cũng là dân gốc Trung Hoa. Thống soái đã có lần nói với dân gốc Trung Hoa là may ông làm công dân của một nước như Canada, một nước không có kỳ thị; nếu ông còn sống trên cái đất Trung quốc chưa chắc ông đã có địa vị như ngày hôm nay.

Cách đây 25 năm, ngôn ngữ Ý Đại Lợi nói trong gia đình dẫn đầu tại xứ lá phong sau tiếng Anh và tiếng Pháp, kế đến là ngôn ngữ Đức, Urkrainian (ngôn ngữ của một sắc dân lớn sống trên đất Nga sô); nhưng ngôn ngữ Trung Hoa thấy phát triển rất mau vào thập niên năm 1980 nhờ đặc biệt sự tiếp nhận dân Trung Hoa tới từ Hong Kong và từ Trung Hoa Lục Địa. Hơn nữa nhờ cách nấu ăn, biến chế thổ sản phát triển hơn người, sắc dân nào cũng thấy khoái khẩu với các món ăn Quảng động, các món ăn Tứ xuyên và thấy thái độ phục tùng gần như trung thành của di dân Trung Hoa mới tới, nên dân Canada có nhiều cảm tình. Theo sự điều tra của Transparency International đã tổng kê, dân Trung Hoa bao giờ cũng sẵn sàng đem hối lộ vào cuộc sống, cũng như vào mọi công ăn việc làm, vào các khế ước hay thương trường.
Giữa khoảng năm 1991 và 1996, theo bản tường trình số người dân gốc Trung Hoa nói tiếng mẹ đẻ tăng 42%, từ con số 736 ngàn người theo như sư kiểm kê năm 1996.
Trong năm 1996, 80% di dân trong số 1.039 ngàn người tới Canada không nói được ngôn ngữ chính như Anh và Pháp được quốc hội Canada đã phê chuẩn để dùng trong các dịch vụ công cộng. Nửa số người này là dân từ lục địa Á châu và dân vùng Trung Đông. Một phần tư di dân mới là dân Trung Hoa nói tiếng riêng của họ, còn lại một phần năm là các loại dân như dân nói tiếng Ả Rập, dân nói tiếng Punjabi, dân nói tiếng Tagalog, dân nói tiếng Tamil và dân nói tiếng Ba-tư.
Giáo sư toán học Charles Castonguay của trường đại học tổng hợp Ottawa, người đã cho xuất bản nhiều tài liệu thống kê ngôn ngữ học của các sắc dân, giáo sư chưa thừa nhận tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ thứ hai được nói trong đất Canada, ngoài tỉnh bang Quebec và nói “Chúng ta hãy đợi tới năm 2001, chúng ta sẽ biết ngôn ngữ nào đứng vào hàng thứ hai.” Giáo sư cũng không tin rằng ngôn ngữ Trung Hoa sẽ vượt ngôn ngữ Pháp vào đầu thế kỷ.
Giáo sư Castonguay nói: “Đó là vấn đề thời gian. Nó cũng còn tùy thuộc những hành phần di dân mới tới gần đây..” Khi mô hình di dân thay đổi, chẳng hạn cho ít người Trung Hoa nhập cư và tăng số người các nơi khác nhập cư, tình thế sẽ khác đi.
Theo ông Jedwab, lợi thế của ngôn ngữ Trung Hoa là chỉ dùng trong phạm vi gia đình hơn các ngôn ngữ khác có hướng đang bành trướng sẵn, bới vì cộng đồng sắc dân Trung Hoa không chịu hòa nhập với bất cứ cộng đồng nào khác.
Tiếng Trung Hoa còn giữ được là nhờ vào sự truyền thông quảng bá. Như tại thành phố Toronto có hai nhật báo Trung Hoa là Sing Tao và Ming Pao, ngoài ra còn hai đài radio phát thanh tiếng Trung Hoa và một đài truyền hình dùng tiếng Trung Hoa.
Canada toàn cõi có nhiều cộng đồng dùng những ngôn ngữ rất là xa lạ. Như vùng thổ dân Tây Bắc của Canada có tới tám ngôn ngữ chính thức được dùng để giao tiếp hàng ngày, trong khi đó khắp Bắc Mỹ, tỉnh bang Quebec có nhiều người dùng điện thoại khởi đầu bằng tiếng A-lô nhiều nhất, mặc dầu trong gia đình không nói tiếng Anh hay tiếng Pháp.
Tỉnh bang Quebec là bang có số người có khả năng nói được nhiều ngôn ngữ cao nhất của Canada. Có nhiều người biết nói tới bốn thứ tiếng thông thạo. Ông Jedwab nói: “Quebec không khác gì Âu châu về số người biết nhiều ngôn ngữ.”
Thống kê năm 1996 đã cho thấy dân da trắng đã trở thành thiểu số tại thành phố Toronto và Vancouver và dân thiểu số đã trở thành đa số. Như tại thành phố Scarborough của tỉnh bang Ontario, sắc dân thiểu số chiếm khoảng 52%.
Ông Jedwab bác bỏ chuyện đề cập ngôn ngữ thứ ba chính thức. Còn giáo sư Castonguay nói : “Còn quá sớm để tính chuyện tiếng Trung Hoa là ngôn ngữ chính thức đứng hàng thư ba của Canada. Như nếu Quebec ly khai, tiếng Trung Hoa trớ thành quan trọng, còn Quebec còn nằm trong Canada, tiếng Pháp rõ ràng là tiếng quan trọng hơn.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.