Hôm nay,  

Xóa Mandala, Cầu Nguyện Hòa Bình 2000

18/12/199900:00:00(Xem: 6335)
Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, tối danh dự Kim Cang Thừa, sẽ chủ lễ

SANTA ANA (VB) - Một buổi lễ giải đàn tràng Mandala để cầu nguyện cho hòa bình năm 2000 sẽ được chư Tăng Tây Tạng thực hiện tại Hội Trường Việt Báo, và sau đó là buổi thuyết giảng về Phật Giáo Tây Tạng và ý nghĩa Mandala. Đây là buổi lễ quan trọng nhất trong suốt một tháng chư Tăng lập đàn tràng tại nơi này.
Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, Viện trưởng Tu viện Đại học Thubten Dhargye Ling ở Long Beach, nhân lễ lập và giải Mandala cầu nguyện cho hòa bình năm 2000 của chư tăng Tây tạng Tu viện Ganden Shartse tại Santa Ana (hội trường Việt Báo, 201 N. Sullivan St., Santa Ana, CA 92703) vào 5:30 giờ chiều ngày Chủ Nhật 19 tháng 12-1999, sẽ đặc biệt thuyết giảng về truyền thống Phật giáo Tây tạng và ý nghĩa của Mandala cho Phật tử Việt Nam cần tham vấn.
Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen là vị cao tăng Tây tạng nổi tiếng, từng hoằng hóa Phật Pháp khắp nơi trên thế giới, là vị lạt ma đầu tiên truyền bá Kim Cang Thừa ở Tây phương, và là một trong số rất ít những vị truyền thừa cuối cùng thuộc tu viện Ganden Shartse tại Tây tạng (trước khi bị Trung quốc hủy hoại). Tu viện Ganden Shartse được Đại Tổ sư Je Tsong Khapa sáng lập vào thế kỷ 14, là nơi tồn giữ được các tinh túy siêu diệu nhất của Phật giáo Tây tạng, và hun đúc được nhiều bậc cao tăng thượng thừa của truyền thống qua nhiều thế kỷ.
Geshe Tsultim Gyeltsen sinh tại Chamdo, Kham, miền đông Tây tạng năm 1923, bắt đầu học Phật pháp từ năm lên sáu, và đậu tối danh dự bằng Lharampa Geshe sau 23 năm tu học tại Tu viện Ganden Shartse. Đây là bằng cấp Phật giáo Tây tạng cao nhất, được thi qua hai phần: công thí trước công chúng, và đình thí trong lâu đài của đức Đạt lai Lạt ma trước chư cao tăng bậc nhất của Tây tạng cùng đức Đạt lai Lạt ma. Ngoài ra, Geshe Tsultim Gyeltsen đã đậu tối danh dự về Tantra Kim cang thừa năm 1962 tại Đại học Tantra Giuto.
Geshe Tsultim Gyeltsen vẫn còn lưu tại Ganden Shartse khi quân Trung quốc xâm chiếm Tây tạng. Đến năm 1959, khi hay tin đức Đạt lai Lạt ma đã lưu vong sang Ấn độ, Geshela mới rời Ganden. Suốt nhiều đêm ngày đi bộ qua rừng núi, Geshela đã cùng hàng trăm ngàn người dân Tây tạng khác bất chấp chướng ngại tìm đến vùng đất tự do không cộng sản ở Dharamsala.
Từ năm 1962, Geshe Tsultim Gyeltsen đã rời Ấn độ đi Tây phương với sứ mạng hoằng pháp được đức Đạt lai Lạt ma phó thác, với lòng tín nhiệm về đạo hạnh cùng sở học của ngài. Sau một thời gian hoằng pháp tại Âu châu và xây dựng các trung tâm Phật pháp tại Anh quốc và Âu châu, ngài được mời sang Hoa kỳ, và bắt đầu xây dựng tu viện Thubten Dhargye Ling năm 1978 tại Long Beach, California. Sau đó, ngài tiếp tục thiết lập các trung tâm tại Texas, Colorado, Alaska, và Mexico.
Với trí tuệ và tri kiến uyên bác, với tính tình hòa nhã và nhiệt thành, Geshe Tsultim Gyeltsen là một vị thầy rất được Phật tử tôn kính và theo cầu học. Suốt đời xả thân cho Phật pháp, đến nay dù tuổi hạc đã cao, Geshe Tsultim Gyeltsen vẫn không ngừng đi thuyết giảng Phật pháp nhiều quốc gia trên thế giới, và đã truyền trao Phật đạo đến cùng rất nhiều tín đồ khắp nơi, đặc biệt là người Tây phương.
Đặc biệt Geshe Tsultim Gyeltsen cũng là vị Hòa thượng Tây tạng có mối thâm tình sâu sắc cùng Phật giáo Việt Nam. Từ năm 1978, Geshe Tsultim Gyeltsen cùng dạy với Hòa thượng Thích Thiện Ân tại Viện Đại học Đông phương. Hai vị có một tình bạn rất thắm thiết. Chính Geshe Tsultim Gyeltsen đã nhiều lần thỉnh cầu đức Đạt lai Lạt ma đến viếng thăm cộng đồng Phật giáo Việt Nam, nhất là chùa Việt Nam do Hòa thượng Thiên Ân sáng lập đầu tiên tại Hoa kỳ, vào các năm 1979, 1984 và 1989. Đặc biệt, viện Đại học Đông phương của Hòa thượng Thiên Ân từng được vinh dự trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự đến đức Đạt lai Lạt ma vào năm 1979, trước khi ngài đoạt giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1989.


Ngoài việc góp phần thuyết giảng Phật pháp truyền thống Tây tạng đến cùng cộng đồng và Phật tử Việt Nam, Geshe Tsultim Gyeltsen còn thường xuyên tổ chức, bảo trợ và tạo phương tiện cho việc kết hợp giữa hai truyền thống Phật giáo có nhiều điểm tương giao trong đức tin, sứ mệnh cũng như cộng nghiệp.
Trong thời Cách mạng Văn hóa của Trung cộng, Tu viện Ganden Shartse đã hoàn toàn bị phá hủy. Các vị cao tăng xuất thân tại nơi linh địa đó, như Geshela, sẽ khó tránh đau lòng khi không còn tìm được nơi chốn cũ, một ngày nào họ được quay về đất tổ dấu yêu mà họ đã lìa xa nhiều chục năm trước. Niềm đau của những người Tây tạng mất nước đó có lẽ được dân tộc Việt Nam chúng ta cảm thông nhiều hơn ai cả.
Buổi cầu nguyện cho Hòa bình Thế giới năm 2000 do chư tăng Ganden Shartse tổ chức và Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen thuyết giảng và chứng minh thật vô cùng ý nghĩa cho cả hai dân tộc Việt-Tạng. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những người đau khổ trên thế giới, trong đó có những người lưu vong Việt-Tạng chúng ta, và nhất là cầu nguyện cho Phật Pháp sẽ soi đường cho thế giới được an lạc hơn vào những năm tháng thuộc một thiên niên kỷ mới.
TU VIỆN ĐẠI HỌC THUBTEN DHARGYE LING
Tu viện Đại học Thubten Dhargye Ling, gọi tắt là T.D.L., là Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo và Văn hóa Tây tạng, được Hòa thượng Geshe Tsultim Gyeltsen sáng lập năm 1978, và dưới sự hướng dẫn của ngài, trung tâm phát triển rất nhanh về tầm quan trọng lẫn mức ảnh hưởng.
Tại Thubten Dhargye Ling, các tu sinh Tây phương được học về Phật giáo Tây tạng truyền thống Gelug (Hoàng Mão). Họ được tu học về thiền định, đạo hạnh, và các pháp khác hầu đạt đạo giác ngộ. Các thuyết giảng bao gồm nhiều luận giải của Geshe Tsultim Geltsen về các kinh Đại thừa cùng các diệu pháp cốt yếu của truyền thống Phật giáo Tây tạng qua Lam Rim, the Graded Path to Enlightenment (Đạo trình Giác ngộ).
Trung tâm cũng đảm trách việc bảo tồn truyền thống văn hóa phong phú của Tây tạng. Các ngày đại lễ như Ngày Tết Tây tạng (Losar) và ngày Đản sanh của đức Đạt lai Lạt ma được tổ chức rất trọng thể theo đúng nghi thức truyền thừa. Thubten Dhargye Ling còn là nơi sinh hoạt và bảo trì tinh thần đoàn kết của các người Tây tạng lưu vong hiện đang sống tại miền Nam California.
Thubten Dhargye Ling tiếp tục phát triển không ngừng trong suốt thời gian qua, tiếp nhận nhiều ngàn Phật tử thuộc các sắc tộc khác nhau đến tu học, và trở nên một trung tâm sinh hoạt nổi tiếng tại Los Angeles, với rất nhiều chương trình được hoạch định hầu mang truyền thống Phật giáo và nền văn hóa Tây tạng đến cùng cộng đồng địa phương.
Qua lời thỉnh cầu của Geshe Tsultim Gyeltsen, Thubten Dhargye Ling đã nhiều lần được vinh dự bảo trợ cho các chuyến hoằng pháp tại Los Angeles của chư vị đại sư tôn quý như đức Đạt lai Lạt ma, các vị Rinpoche nổi tiếng như Kyabje Zong Rinpoche, Ganden Tri Rinpoche, Tara Rinpoche, và Lati Rinpoche.
Các lớp hàng tuần của Đại Sư Geshe Gieltsen được dịch ra tiếng Việt bởi Bác Sĩ Quách Thế Hùng.

Quý vị cần tìm hiểu hoặc tham dự các chương trình tu học, hoặc có tên trong danh sách thư tín, xin mời liên lạc:

Thubten Dhargye Ling
3500 E. 4th Street
Long Beach, California 90803. Tel (562) 621-9865; Fax (562) 671-9866.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.