Hôm nay,  

Người Việt Nhập Cư Hong Kong Cực Kỳ Gian Nan

09/05/200000:00:00(Xem: 5425)
HONG KONG (AP) - Cháu Đinh Thị Yến, 9 tuổi sinh ở Hong Kong, nói tiếng Quảng Đông rất thạo. Nhưng các bạn học của cháu vẫn không tha cho cháu để nhắc nhở nguồn gốc của cháu.
Cháu Yến học lớp hai, cháu nói: “Mấy đứa học sinh khác đánh cháu vì cháu là người Việt Nam”.
Yến sinh trưởng ở trại tị nạn Pillar Point, có kẽm gai rào xung quanh, gần dẫy kho chứa hàng nhơ bẩn và một bến tầu ở một góc hẻo lánh của Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong sẽ đóng cửa trại này ngày 31-5, và sẽ bắt buộc khoảng 1,100 thuyền nhân Việt Nam phải gia nhập xã hội phức tạp của Hong Kong sau khi cho họ được quyền cư trú. Họ phải nhập luồng chính của lãnh địa này, nổi tiếng là nơi giá thuê nhà cắt cổ và người không có tay nghề kiếm việc rất khó khăn.
Chính quyền Hong Kong gọi việc đóng của trại tị nạn là một “giải pháp nhân đạo”, nhưng đối với thuyền nhân và các con cái của họ sinh ra ở đây, họ không có mái nhà nào khác ngoài cái trại này.
Brenda Ku, người đại diện Caritas-Hong Kong cơ quan từ thiện Công giáo ở trại này nói: “Họ hội nhập được với xã hội này là tốt. Họ sẽ hoan nghênh biện pháp của chính quyền ở đây nếu không có những vấn đề tài chính làm họ khổ sở”.
Năm 1991, gia đình chị Phan Thị Vân phải cầm cố 6 chiếc nhẫn vàng để trả chuyến vuợt biên dài 20 ngày ngoài biển trên một chiếc thuyền đánh cá mỏng manh với 40 thuyền nhân khác.

Vân đã bị giam vì thuộc loại tị nạn kinh tế, tức di dân bất hợp phap, nhưng trước khi chị bị trục xuất chị đã kịp thời lấy một người chồng là dân tị nạn chính trị nên chị được quyền ở lại.
Năm nay 30 tuổi, chị Vân nói chị và 3 đứa con - từ lên 1 đến lên 6 - sau khi rời khỏi trại chỉ còn biết trông cậy ở tiền kiếm được của chồng. Anh này làm công nhân xây dựng bán thời gian. Nhưng vấn đề chính là gia đình chị Vân không biết sống ở đâu.
Trên bảng thông cáo của trại vẫn có sẵn một loạt những thông tri về công việc làm lương thấp ở các khu xây dựng hay trong nhà máy cùng những căn phòng chung cư cho thuê nhỏ xíu. Thế nhưng tiền lương chỉ đủ trả tiền thuê nhà ở. Công nhân nhà máy được lương khoảng 500 đến 1,000 đô la HK một tháng, nhưng tiền thuê căn phòng một giường ít nhất là 1,000 đồng một tháng ở khu trong thành phố. Còn ở vùng ngoại ô xa tiền muớn phòng chung cư nhỏ cũng phải mất 500.
Chồng của chị Vân đi làm mỗi ngày đem về được 230 đồng, nhưng cả tháng anh chỉ có việc làm trong 4 hay 5 ngày.
Dân tị nạn Việt Nam được hội nhập không phải chỉ lo về tài chính. Nạn kỳ thị trắng trợn đối với di dân Việt Nam cũng như đối với các di dân khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ là chuyện thường xẩy ra ỡ Hong Kong. Di dân than phiền các kẻ bán hàng hành động thô bạo còn báo chí địa phương đem họ ra làm trò cười.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo: sẽ có những biện pháp ứng phó cứng rắn nếu Washington tiêp tục hậu thuẫn dân biểu tình Hong Kong.
Hội nghị hợp tác Hồi Giáo (OIC) giữ im lặng trước thảm cảnh đàn áp người thiểu số Ui-ghur theo đạo Hồi tại tỉnh Xinjiang trong vùng tây bắc Hoa Lục - khoảng 1 triệu người Uighur bị đưa vào trại lao cải trá hình là trại huấn nghiệp.
Dân Iraq chống chế độ tham nhũng, bất lực tiếp tục biểu tình - ít nhất 15 người thiệt mạng hôm 27-11 tại Narisiya thuộc miền nam. Số người bị thương là 150.
Khoảng 1000 máy kéo từ từ tiến vào thủ đô Pháp để phản đối các chính sách của TT Macron –-nông dân nói: các chính sach và giao thương quốc tế gây thiệt hại nông nghiệp và hạ thấp mức sống của người sản xuất.
Di dân từ Liên Âu nhập cư vương quốc UK năm 2019 được ghi nhận ở mưc thấp nhất từ 2003.
Hội nghị của cơ quan không gian châu Âu họp tại Tây Ban Nha tuần này đã biểu quyết chấp thuận ngân sách 14.4 tỉ euro, là dự chi xứng hợp với các nỗ lực phát triển kỹ nghệ không gian của Hoa Kỳ và Trung Cộng.
Lãnh đạo của đặc khu Carrie Lam đã nhận biết qua kết quả bầu cử nghị viên cấp quận hôm 24/11: cư dân bất mãn vì cách hành xử quyền lực của hành pháp.
Nai hoang dã chết trong lâm viên quốc gia tại miền bắc Thái Lan với 7 kilogram rác trong bao tử. giới chức địa phương cho biết số rác này gồm bao nhựa plastic, bao cà-phê và cả quần áo lót phụ nữ.
Vào ngày 27/11, 8 người bị truy tố trong vụ tấn công Holey Artisan cafe năm 2016 tại thủ đô Bangladesh, khiến 22 người chết, đa số là ngoại kiều.
Ít nhất 6 người chết và 15 người bị thượng trong 3 vụ nổ khác nhau trong ngày Thứ Ba 26/11 tại thủ đô Iraq.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.