Hôm nay,  

Người Việt Nhập Cư Hong Kong Cực Kỳ Gian Nan

09/05/200000:00:00(Xem: 5367)
HONG KONG (AP) - Cháu Đinh Thị Yến, 9 tuổi sinh ở Hong Kong, nói tiếng Quảng Đông rất thạo. Nhưng các bạn học của cháu vẫn không tha cho cháu để nhắc nhở nguồn gốc của cháu.
Cháu Yến học lớp hai, cháu nói: “Mấy đứa học sinh khác đánh cháu vì cháu là người Việt Nam”.
Yến sinh trưởng ở trại tị nạn Pillar Point, có kẽm gai rào xung quanh, gần dẫy kho chứa hàng nhơ bẩn và một bến tầu ở một góc hẻo lánh của Hong Kong.
Chính quyền Hong Kong sẽ đóng cửa trại này ngày 31-5, và sẽ bắt buộc khoảng 1,100 thuyền nhân Việt Nam phải gia nhập xã hội phức tạp của Hong Kong sau khi cho họ được quyền cư trú. Họ phải nhập luồng chính của lãnh địa này, nổi tiếng là nơi giá thuê nhà cắt cổ và người không có tay nghề kiếm việc rất khó khăn.
Chính quyền Hong Kong gọi việc đóng của trại tị nạn là một “giải pháp nhân đạo”, nhưng đối với thuyền nhân và các con cái của họ sinh ra ở đây, họ không có mái nhà nào khác ngoài cái trại này.
Brenda Ku, người đại diện Caritas-Hong Kong cơ quan từ thiện Công giáo ở trại này nói: “Họ hội nhập được với xã hội này là tốt. Họ sẽ hoan nghênh biện pháp của chính quyền ở đây nếu không có những vấn đề tài chính làm họ khổ sở”.
Năm 1991, gia đình chị Phan Thị Vân phải cầm cố 6 chiếc nhẫn vàng để trả chuyến vuợt biên dài 20 ngày ngoài biển trên một chiếc thuyền đánh cá mỏng manh với 40 thuyền nhân khác.

Vân đã bị giam vì thuộc loại tị nạn kinh tế, tức di dân bất hợp phap, nhưng trước khi chị bị trục xuất chị đã kịp thời lấy một người chồng là dân tị nạn chính trị nên chị được quyền ở lại.
Năm nay 30 tuổi, chị Vân nói chị và 3 đứa con - từ lên 1 đến lên 6 - sau khi rời khỏi trại chỉ còn biết trông cậy ở tiền kiếm được của chồng. Anh này làm công nhân xây dựng bán thời gian. Nhưng vấn đề chính là gia đình chị Vân không biết sống ở đâu.
Trên bảng thông cáo của trại vẫn có sẵn một loạt những thông tri về công việc làm lương thấp ở các khu xây dựng hay trong nhà máy cùng những căn phòng chung cư cho thuê nhỏ xíu. Thế nhưng tiền lương chỉ đủ trả tiền thuê nhà ở. Công nhân nhà máy được lương khoảng 500 đến 1,000 đô la HK một tháng, nhưng tiền thuê căn phòng một giường ít nhất là 1,000 đồng một tháng ở khu trong thành phố. Còn ở vùng ngoại ô xa tiền muớn phòng chung cư nhỏ cũng phải mất 500.
Chồng của chị Vân đi làm mỗi ngày đem về được 230 đồng, nhưng cả tháng anh chỉ có việc làm trong 4 hay 5 ngày.
Dân tị nạn Việt Nam được hội nhập không phải chỉ lo về tài chính. Nạn kỳ thị trắng trợn đối với di dân Việt Nam cũng như đối với các di dân khác như Phi Luật Tân và Ấn Độ là chuyện thường xẩy ra ỡ Hong Kong. Di dân than phiền các kẻ bán hàng hành động thô bạo còn báo chí địa phương đem họ ra làm trò cười.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh, Pháp và Đức đang lập kế hoạch để đưa ra các trừng phạt nhắm vào Nga, sau khi tổ chức theo dõi vũ khí hóa học quốc tế khẳng định rằng lãnh tụ đối lập Nga Alexey Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
Nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny đã chỉ định cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schroeder (SPD) là "cậu bé sai vặt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Navalny nói với tờ báo "Bild" rằng rất "thất vọng" khi cựu Thủ tướng đã tuyên bố rằng không có dữ kiện đáng tin cậy nào về vụ mưu sát bằng chất độc nhằm vào ông.
Áp lực lên bộ máy của người cai trị Lukashenko ở Belarus ngày càng lớn. Sau các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, hơn 100.000 người biểu tình phản đối "chế độ". Minsk hiện cũng đang cố gắng bóp nghẹt báo cáo quốc tế.
Thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan, Ganja, đã bị pháo kích bởi các lực lượng Armenia, khi cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục qua vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh, theo bản tin của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 4 tháng 10 năm 2020 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự nhấn mạnh rằng những ngày sắp tới có khả năng mang tính quyết định đối với quá trình lây nhiễm coronavirus của ông.
Lực lượng Ba Lan bắt giữ một người Đức mà nhà chức trách xếp vào loại "phần tử cực đoan nguy hiểm". Người này được cho là có quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu ở Đức. Các nhà điều tra tịch thu chất nổ, ngòi nổ và đạn dược trong lúc hoạt động.
Giải thưởng, có tên gọi chính thức là Giải thưởng 'Right Livelihood Award', năm nay được trao cho luật sư nhân quyền Nasrin Sotudeh, người đang bị giam giữ ở Iran cũng như nhà hoạt động dân chủ Belarus, Ales Beljazki (Bjaljazki) và trung tâm nhân quyền Wesna mà ông thành lập.
Trung Quốc bắt đầu 5 cuộc tập trận cùng lúc dọc theo các vùng khác nhau của bờ biển hôm Thứ Hai, 28 tháng 9 năm 2020, là lần thứ hai trong 2 tháng mà họ có nhiều cuộc tập trận đồng thời như thế chống lại bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Một vụ thảm sát tập thể tại một quán bar Mexico đã làm 11 người chết hôm Chủ Nhật, 27 tháng 9 năm 2020, theo Reuters cho biết.
Tại quê hương Belarus, Svetlana Alexijewitsch phản đối nguyên thủ quốc gia Lukashenko. Nhưng người đoạt giải Nobel văn học vì lo ngại cho sự an toàn của bà ấy do tình hình bất ổn, bà ta quyết định rời khỏi đất nước. Bây giờ, người đàn bà 72 tuổi đang ở Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.