Hôm nay,  

Ngoại Trưởng Đức Đi Ấn Xin Bớt Nguyên Tử

17/05/200000:00:00(Xem: 5264)
BERLIN (KL) - Bộ trưởng ngoại giao Joschka Fischer của Đức quốc rời Bá linh ngày thứ ba để viếng thăm Ấn độ trong ba ngày, trong cuộc viếng thăm này bộ trưởng sẽ gặp các chuyên gia điện toán về nhu liệu mà dân Đức đang tìm cách lôi cuốn họ để di cư và bầy tỏ sự quan tâm của chính quyền Bá linh về việc thử bom nguyên tử.
“Bộ trưởng Fischer sẽ nói chuyện với các kỹ sư tại Ấn độ,” theo như chính quyền Đức cho biết, Đức đã tuyên bố muốn cấp chiếu khán cho 20 ngàn chuyên viên ngoại quốc để gia tăng công nghệ điện toán của Đức.
Ấn độ được biết hiện nay chỉ có 264 chuyên gia nhu liệu tỏ ra thích thú việc làm này trong 1800 đơn xin chiếu khán đặc biệt, theo như bộ lao động của Liên bang Đức đã thông báo
Giới chức của Đức cho biết, chuyến công du này của ông Fischer là để ông gặp bộ trưởng giáo dục Murli Manohar Joshi của Ấn độ để tăng mối quan hệ về lãnh vực kỹ thuật và khoa học.
Bộ trưởng cho biết nền kinh tế của Đức đang bị cạnh tranh ở khắp nơi trên thế giới, vì thế kỹ thuật cần phải cải tiến.
“Chúng tôi giám định làm thế nào để thành công bằng cách lấy người từ nước ngoài vào làm việc cho nước Đức,” giới chức của Đức cho biết, nhưng bác bỏ chuyến công du nhằm việc tuyển mộ nhân tài.
Hai quốc gia đã ký bản công bố trên nguyên tắc về nghị trình Đức Ấn cho thế kỷ thứ 21.
Đế tài chính sẽ là thử bom nguyên tử, vấn đề này được đem ra bàn luân công khai.

Giới chức của Đức cho biết : “Cho thấy rõ những thử nghiệm nguyên tử làm chúng tôi quan tâm nhiều hơn và chúng tôi muốn Ấn độ phê chuẩn thỏa ước cấm thử nguyên tử, nhưng chúng tôi không tới đây để có lời giảng thuyết với Ấn độ.”
Bộ trưởng cho biết những vụ thử bom nguyên tử của Ấn độ năm 1998 đã làm Tây phương nghĩ tới chuyện leo thang vũ khí.
Hơn nữa ông Fischer sẽ bàn với đối tác Ấn độ về quan hệ giữa chính quyền Tân Đề Li với Pakistan về vấn đề tại Hashmir. Nhưng giới chức cho biết Đức không có ý định đứng ra làm trung gian trong vụ tranh chấp này.
Ông Fischer tới Bangalore vào ngày thứ tư trong chuyến công du đầutiên với tư cách bộ trưởng bộ ngoại giao.
Ngày thứ năm tại Tân Đề Li, bộ trưởng sẽ gặp mặt Tổng thống Raman Narayanan, thủ tuớng Atal Behari, bộ trưởng ngoại giao Jaswant Singh và các nhân vật khác trong chính quyền Ấn độ.
Giới chức của Đức cho biết, cuộc viếng thăm này có tính cách tượng trưng, bởi vì Ấn độ không cảm thấy nước Tây phương không lấy cuộc viếng thăm làm quan trọng.
“Chúng tôi cố tình cho thấy chúng tôi đánh giá cao vai trò của Ấn độ trong hiện trường quốc tế,” theo như bộ trưởng tuyên bố.
Trong thời gian lưu lại bộ trưởng Fischer cũng sắp sẵn để thăm nhà chủ tịch Johannes Rau của Đức, người đến từ tháng chin để mở hội văn hóa Đức tại ấn độ. Ông Fischer sẽ trở về Đức vào ngày thứ sáu.
Sự công du của ông Fischer được coi như là mậu dịch theo hình thức “Transnational” qua cấp chính quyền hơn là chính trị như được biết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Là cựu điệp viên KGB, Putin lên làm tổng thống Nga vào năm 1999. Trong thời gian cầm quyền, Putin đã nổi tiếng là một nhà lãnh đạo chống lại dân chủ, là người đàn áp một cách tàn nhẫn những người bất đồng chính kiến. Các đối thủ của Putin thường chết theo cách bạo lực hay bí ẩn hoặc bị tổn hại nghiêm trọng, bao gồm cả đầu độc.
“Mọi người cần trợ giúp và có quyền được tiếp cận với sự chăm sóc cần thiết,” theo Đức Giáo Hoàng Francis nói. “Điều này là rõ ràng hơn vào lúc này khi tất cả chúng ta đều được kêu gọi chống lại đại dịch, và các thuốc chích ngừa là phương tiện chính yếu trong cuộc chiến này.” Ngài nói thêm rằng các thuốc chích ngừa và việc phân phối chúng nên phổ biến khắp quốc tế tới cả những nước nghèo nhất.
Những người đã được tiêm chủng đầy đủ sẽ có thể đi mua sắm hoặc đi làm tóc trở lại mà không cần xét nghiệm corona trong những tuần tới. Lý do: Theo RKI, họ hầu như không gây rủi ro trong việc lây truyền virus (vi rút). Bộ trưởng Y tế Jens Spahn (CDU) cho biết: “Bất kỳ ai đã được tiêm chủng (chích ngừa) đầy đủ trong tương lai đều có thể được đối xử như những người có kết quả xét nghiệm âm tính.
Một chiếc tàu lửa chở hành khách chạy tốc hành đã trật đường rầy hôm Thứ Sáu, 2 tháng 4 năm 2021, bên trong đường hầm dưới núi tại miền đông Đài Loan, giết chết ít nhất 51 người và làm bị thương hàng chục người khác trong tai nạn được mô tả là tai nạn xe lửa tệ hại nhất của đảo quốc này, theo bản tin của Đài NPR tường thuật hôm Thứ Sáu.
Quân đội Phi Luật Tân hôm Thứ Năm, 1 tháng 4 năm 2021, nói rằng họ đã khám phá các cấu trúc được xây dựng bất hợp pháp trên các hình thể tại Union Banks, một loạt bãi san hô tại Biển Đông gần nơi Manila nói rằng các tàu dân quân hàng hải Trung Quốc đã được cảnh báo trong những tuần lễ gần đây, theo CNN tường thuật hôm Thứ Năm.
“Nhìn lại 10 năm kể từ hôm nay, lịch sử sẽ phán xét như thế nào về việc không hành động này?” theo Đặc Phái Viên của Tổng Thư Ký là Christine Schraner Burgener đã hỏi các nhà ngoại giao. “Tôi hy vọng quý vị có thể hành động trong lúc vẫn còn có thời gian để tránh hệ quả tệ hại nhất bằng việc khắc phục sự thận trọng và bất đồng.”
Chiếc tàu Ever Given, tàu chuyên chở những thùng hàng rất lớn đã bị mắc cạn tại Kênh Đào Suez và đã làm tắt nghẽn giao thông đường thủy quan trọng gần cả tuần nay, đã được trục lên, theo các viên chức thẩm quyền cho biết hôm Thứ Hai, 29 tháng 3 năm 2021 qua tường thuật của CNBC hôm Thứ Hai.
Hai viên chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc đã lên án nhóm quân đội Miến Điện trong ngày chết chóc nhất của các cuộc biểu tình từ trước tới nay chống nhóm quân đội đảo chánh đã cướp chính quyền dân cử của quốc gia này, khi nhiều người biểu tình đã xuống đường hôm Chủ Nhật, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 28 tháng 3 năm 2021.
Trung Quốc và Iran đã ký thỏa thuận tổng thể nhằm mục đích lập biểu đổ về các quan hệ kinh tế, chính trị và thương mại của họ trong vòng 25 năm tới, theo đài truyền hình nhà nước Iran tường thuật, trong một thách thức đối với chính phủ Biden, theo bản tin của Bloomberg cho biết hôm Thứ Bảy, 27 tháng 3 năm 2021.
Sự tắt nghẽn tại Kinh Đào Suez đang gây căng thẳng ngành xe hơi vốn đã chật vật, và các trì hoãn thêm nữa có thể tạo ra nhiều thiếu hụt tại thị trường Hoa Kỳ, nếu tàu chở hàng khổng lồ Ever Given không nhanh chóng được trục lên, theo bản tin của NBC News tường thuật hôm Thứ Sáu, 26 tháng 3 năm 2021.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.