Hôm nay,  

Mỹ Tăng Lãi Suất Nửa Điểm, Toàn Cầu Rung Rinh

17/05/200000:00:00(Xem: 5960)
NEW YORK (VB) - Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed) hôm Thứ Ba đã tăng lãi suất ngắn hạn nửa điểm - đó là lần đầu tiên tăng ở mức độ này trong hơn 5 năm - trong nỗ lực làm nguội guồng máy kinh tế Mỹ, và để bảo đảm vật giá hàng hóa và dịch vụ không vượt ngoài tầm kiểm soát. Tin dưới đây tổng hợp từ CNN, Reuters.
Fed cũng ám chỉ rằng có thể có tăng lãi suất thêm trong các tháng tới nếu cần để bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng hiện đã lâu mức kỷ lục mà không bị vấp ngã.
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang của Fed đã tăng lãi suất đối với các khoản vay qua đêm (overnight loans) giữa các ngân hàng lên 6.5%, mức cao nhất kể từ tháng giêng 1991. Họ cũng tăng lãi suất discount - lãi suất mà 12 ngân hàng khu vực của Fed cho vay trực tiếp tới các công ty tài chánh - tới 6%, mức cao nhất kể từ tahng 8.1991.
Với người tiêu thụ, tăng lãi suất nghĩa là tiền trả lãi suất trên các thẻ tín dụng lại lần nữa tăng vọt. Fed hy vọng rằng các khoản tăng này sẽ buộc người tiêu thụ phải suy nghĩ kỹ hơn khi mua hàng. Tương tự với các công ty, họ phải trả nhiều hơn khi vay tiền để tài trợ việc kinh doanh của họ.
Một số ngân hàng đã lập tức tăng lãi suất cho vay chính yếu (prime rates) - tức là lãi suất mà họ tính lên các khách hàng vay mượn. Bank of America dẫn đầu, tăng lãi suất prime lên 9.5% từ mức 9%, bắt đầu từ Thứ Tư. Bank One cũng lập tức loan báo tương tự.
Kinh tế gia Nguyễn An Phú của Đài Á Châu Tự Do phân tích về ảnh hưởng Mỹ tăng lãi suất lên các nền kinh tế Á Châu trích đoạn như sau:
“Khi lãi suất tăng, tiền Mỹ thành đắt hơn và lên giá so với các đồng tiền khác trên thế giới. Khi số cầu sút giảm thì nhập cảng từ các thị trường khác vào Mỹ giảm theo, khiến các nền kinh tế kia mất một đầu lôi kéo đà tăng trưởng.
“Chẳng hạn, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán, rằng nếu kinh tế Mỹ hãm đà tăng trưởng nhờ nâng lãi suất thì đà gia tăng nhập cảng của Hoa Kỳ từ các thị trường Á châu sẽ giảm một nửa, từ 20% xuống còn có 10%. Hiện nay, các nước Á châu ngoài Nhật đang xuất cảng vào Mỹ một khối lượng bằng 10% tổng sản phẩm GDP của họ, và bằng 14% số nhập cảng của Mỹ. Nếu số xuất cảng này bị sụt giảm vì lãi suất tăng tại Mỹ, thì tỷ lệ tăng trưởng GDP của Á châu ngoài Nhật sẽ sụt 1%.

“Con số này tưởng là nhỏ, nhưng, nếu đà tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc chẳng hạn mà sụt 1% thì sẽ có hơn một triệu rưởi người mất việc. Đà tăng trưởng kinh tế của xứ Indonesia có chừng 5% mà mất 1% thì coi như sụt mất một phần năm tức là 20%. Mặt khác, tiền Mỹ lên giá so với các ngoại tệ khác của Á châu sẽ thu hút tư bản về thị trường Hoa Kỳ, dưới hình thức công khố phiếu chẳng hạn, và cũng gây ra nạn thiếu vốn đầu tư tại châu Á. Đó là chưa kể tới hiệu ứng phụ, như thị trường chứng khoán sụt giá làm giới đầu tư thêm bi quan mà tiết giảm tiêu thụ và sản xuất, làm hiệu ứng tổng hợp tại Á châu có thể sẽ cao hơn số 1% của GDP.
“Đối với các nước khác, việc Hoa Kỳ nâng lãi suất cũng sẽ có ảnh hưởng bất lợi. Thí dụ như đà tăng trưởng xuất cảng của Mexico, một trong ba nước của khối Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ NAFTA, sẽ sụt mất phân nửa. Và nước kia là Canada, cũng sẽ bị hậu quả và lãi suất tại đây sẽ lại tăng. Kinh tế Âu châu cũng sẽ bị hậu quả bất lợi dù nhẹ hơn Á châu, vì hàng hóa Âu châu chỉ chiếm có 13% tổng số nhập cảng của Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm đi mất 2% thì đà tăng trưởng của Âu châu sẽ hạ chừng 0,1% mà thôi. Còn kinh tế Nhật thì vốn đang ở trong giai đoạn suy trầm quá nặng với số xuất cảng bị giảm sút trầm trọng, việc kinh tế Mỹ có nhập cảng hàng Nhật ít hơn xưa cũng chưa là gây thêm tai họa. Dù sao, ta cũng không quên là Nhật sẽ còn bị hiệu ứng gián tiếp của vụ lãi suất tăng là các nước Á châu sẽ có tốc độ phát triển thấp hơn, nên cũng mua hàng Nhật ít hơn.
“Khi tổng hợp lại, các nhà kinh tế tại Hoa Kỳ đã dự báo là lãi suất Hoa Kỳ mà tăng và kinh tế Mỹ bị giảm đà sản xuất, thì có chừng phân nửa Tổng sản phẩm GDP trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Từ nặng nhất tới nhẹ nhất là đà tăng trưởng GDP của Mỹ bị sụt; sau đó tới Á châu; sau đó mới tới Canada và Mexico; sau cùng mới tới các xứ Âu châu và Nhật Bản. Người ta còn dự báo là tổng kết lại, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt chừng 0,75%, tức là ba phần tư của một phần trăm, trong đó có chừng 0,40% là sự suy sụp trực tiếp của kinh tế Mỹ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Moenchengladbach: Van Ri Nguyen từ Moenchengladbach đã rời Việt Nam cộng sản vào năm 1981 như một người tị nạn trên thuyền với vợ và lúc đó với bốn người con. Kể từ đó anh đã tìm được một quê hương mới ở Đức.
Hôm Thứ Hai, 31 tháng 8 năm 2020 Hoa Kỳ nói rằng họ đã và đang thiết lập cuộc đối thoại về kinh tế song phương với Đài Loan, một sáng kiến mà họ nói là nhằm tăng cường các mối quan hệ chặt chẽ với Đài Bắc và hỗ trợ cho nước này trong cuộc đối diện với áp lực gia tăng từ Bắc Kinh, theo Reuters cho biết.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã gửi “lời chúc ấm áp” tới đối tác Belarus kiên trì Alexander Lukashenko của ông hôm Chủ Nhật, 30 tháng 8 năm 2020, trong khi hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đã tụ tập tại Minsk và một đoàn xe tăng quân sự đã được thấy có mặt trong thành phố, theo bản tin của CNN cho biết.
Hàng chục nghìn người đã biểu tình chống lại chính sách corona của chính phủ Đức vào thứ Bảy tại Berlin. Tổng cộng có khoảng 35.000 đến 38.000 người đã đến các cuộc họp ở Berlin-Mitte và tại Cột Chiến thắng (Siegessaeule), như Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết. Đầu bếp thuần chay Attila Hildmann, được biết đến như một người theo thuyết âm mưu, đã bị bắt trong một cuộc đụng độ bạo lực trước đại sứ quán Nga. Một cuộc biểu tình vào buổi trưa đã bị phá vỡ vì đã không giữ được khoảng cách tối thiểu.
Hôm Thứ Sáu, 28 tháng 8 năm 2020, Thủ Tướng Nhật Abe, 65 tuổi, đã tuyên bố ông sẽ từ chức thủ tướng được xem là tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản vì lý do sức khỏe. Abe đã được bầu làm thủ tướng nhiệm kỳ hai vào tháng 12 năm 2012, sau khi phục vụ nhiệm kỳ một từ năm 2006.
Thủ tướng Angela Merkel (CDU) muốn các sự kiện lớn như lễ hội dân gian, sự kiện thể thao lớn với khán giả, các buổi hòa nhạc lớn hơn, lễ hội hoặc lễ hội làng bắn súng (Dorf- Schuetzenfeste / Village shooting festival) vẫn bị cấm cho đến ít nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Chính phủ Hoa Kỳ đưa ra lệnh trừng phạt cấm các cá nhân và công ty Trung Quốc có liên hệ đến việc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa tại Biển Đông vào Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 26 tháng 8 năm 2020.
Cảnh sát Berlin đã cấm cuộc biểu tình lớn chống lại chính sách Corona và các tuần hành khác được lên kế hoạch cho thứ Bảy này. Thượng nghị sĩ Nội vụ Andreas Geisel (SPD) cho biết với nhóm người tham gia dự kiến ​​sẽ có những hành vi vi phạm sắc lệnh chống lây nhiễm hiện tại.
Tòa Án Quốc Tế Về Luật Biển (ITLOS) vừa có một thẩm phán mới là đại diện của TQ trong nhiệm kỳ 2020-2029 mà Hoa Kỳ trước đó ví von chẳng khác nào bầu một anh đốt nhà làm điều hành cơ quan cứu hỏa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 25 tháng 8 năm 2020.
Không có cờ EU nào được nhìn thấy trong các cuộc biểu tình ở Belarus. Tuy nhiên, Moscow nhận thấy nguy cơ Minsk có thể quay lưng lại với Nga với phong trào dân chủ. Điện Kremlin rõ ràng đang định vị chính mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.