Hôm nay,  

Mỹ Tăng Lãi Suất Nửa Điểm, Toàn Cầu Rung Rinh

17/05/200000:00:00(Xem: 5840)
NEW YORK (VB) - Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Fed) hôm Thứ Ba đã tăng lãi suất ngắn hạn nửa điểm - đó là lần đầu tiên tăng ở mức độ này trong hơn 5 năm - trong nỗ lực làm nguội guồng máy kinh tế Mỹ, và để bảo đảm vật giá hàng hóa và dịch vụ không vượt ngoài tầm kiểm soát. Tin dưới đây tổng hợp từ CNN, Reuters.
Fed cũng ám chỉ rằng có thể có tăng lãi suất thêm trong các tháng tới nếu cần để bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng hiện đã lâu mức kỷ lục mà không bị vấp ngã.
Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang của Fed đã tăng lãi suất đối với các khoản vay qua đêm (overnight loans) giữa các ngân hàng lên 6.5%, mức cao nhất kể từ tháng giêng 1991. Họ cũng tăng lãi suất discount - lãi suất mà 12 ngân hàng khu vực của Fed cho vay trực tiếp tới các công ty tài chánh - tới 6%, mức cao nhất kể từ tahng 8.1991.
Với người tiêu thụ, tăng lãi suất nghĩa là tiền trả lãi suất trên các thẻ tín dụng lại lần nữa tăng vọt. Fed hy vọng rằng các khoản tăng này sẽ buộc người tiêu thụ phải suy nghĩ kỹ hơn khi mua hàng. Tương tự với các công ty, họ phải trả nhiều hơn khi vay tiền để tài trợ việc kinh doanh của họ.
Một số ngân hàng đã lập tức tăng lãi suất cho vay chính yếu (prime rates) - tức là lãi suất mà họ tính lên các khách hàng vay mượn. Bank of America dẫn đầu, tăng lãi suất prime lên 9.5% từ mức 9%, bắt đầu từ Thứ Tư. Bank One cũng lập tức loan báo tương tự.
Kinh tế gia Nguyễn An Phú của Đài Á Châu Tự Do phân tích về ảnh hưởng Mỹ tăng lãi suất lên các nền kinh tế Á Châu trích đoạn như sau:
“Khi lãi suất tăng, tiền Mỹ thành đắt hơn và lên giá so với các đồng tiền khác trên thế giới. Khi số cầu sút giảm thì nhập cảng từ các thị trường khác vào Mỹ giảm theo, khiến các nền kinh tế kia mất một đầu lôi kéo đà tăng trưởng.
“Chẳng hạn, nhiều nhà kinh tế đã dự đoán, rằng nếu kinh tế Mỹ hãm đà tăng trưởng nhờ nâng lãi suất thì đà gia tăng nhập cảng của Hoa Kỳ từ các thị trường Á châu sẽ giảm một nửa, từ 20% xuống còn có 10%. Hiện nay, các nước Á châu ngoài Nhật đang xuất cảng vào Mỹ một khối lượng bằng 10% tổng sản phẩm GDP của họ, và bằng 14% số nhập cảng của Mỹ. Nếu số xuất cảng này bị sụt giảm vì lãi suất tăng tại Mỹ, thì tỷ lệ tăng trưởng GDP của Á châu ngoài Nhật sẽ sụt 1%.

“Con số này tưởng là nhỏ, nhưng, nếu đà tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc chẳng hạn mà sụt 1% thì sẽ có hơn một triệu rưởi người mất việc. Đà tăng trưởng kinh tế của xứ Indonesia có chừng 5% mà mất 1% thì coi như sụt mất một phần năm tức là 20%. Mặt khác, tiền Mỹ lên giá so với các ngoại tệ khác của Á châu sẽ thu hút tư bản về thị trường Hoa Kỳ, dưới hình thức công khố phiếu chẳng hạn, và cũng gây ra nạn thiếu vốn đầu tư tại châu Á. Đó là chưa kể tới hiệu ứng phụ, như thị trường chứng khoán sụt giá làm giới đầu tư thêm bi quan mà tiết giảm tiêu thụ và sản xuất, làm hiệu ứng tổng hợp tại Á châu có thể sẽ cao hơn số 1% của GDP.
“Đối với các nước khác, việc Hoa Kỳ nâng lãi suất cũng sẽ có ảnh hưởng bất lợi. Thí dụ như đà tăng trưởng xuất cảng của Mexico, một trong ba nước của khối Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ NAFTA, sẽ sụt mất phân nửa. Và nước kia là Canada, cũng sẽ bị hậu quả và lãi suất tại đây sẽ lại tăng. Kinh tế Âu châu cũng sẽ bị hậu quả bất lợi dù nhẹ hơn Á châu, vì hàng hóa Âu châu chỉ chiếm có 13% tổng số nhập cảng của Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm đi mất 2% thì đà tăng trưởng của Âu châu sẽ hạ chừng 0,1% mà thôi. Còn kinh tế Nhật thì vốn đang ở trong giai đoạn suy trầm quá nặng với số xuất cảng bị giảm sút trầm trọng, việc kinh tế Mỹ có nhập cảng hàng Nhật ít hơn xưa cũng chưa là gây thêm tai họa. Dù sao, ta cũng không quên là Nhật sẽ còn bị hiệu ứng gián tiếp của vụ lãi suất tăng là các nước Á châu sẽ có tốc độ phát triển thấp hơn, nên cũng mua hàng Nhật ít hơn.
“Khi tổng hợp lại, các nhà kinh tế tại Hoa Kỳ đã dự báo là lãi suất Hoa Kỳ mà tăng và kinh tế Mỹ bị giảm đà sản xuất, thì có chừng phân nửa Tổng sản phẩm GDP trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Từ nặng nhất tới nhẹ nhất là đà tăng trưởng GDP của Mỹ bị sụt; sau đó tới Á châu; sau đó mới tới Canada và Mexico; sau cùng mới tới các xứ Âu châu và Nhật Bản. Người ta còn dự báo là tổng kết lại, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt chừng 0,75%, tức là ba phần tư của một phần trăm, trong đó có chừng 0,40% là sự suy sụp trực tiếp của kinh tế Mỹ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
KAMLOOPS, British Columbia – Hài cốt của 215 trẻ em, một số em chỉ mới 3 tuổi, đã được phát hiện bị chôn tại một nơi mà đã từng là trường học cư dân Bản Địa lớn nhất của Canada – một cơ chế giữ các trẻ em bị bắt từ nhiều gia đình trên toàn quốc, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật được đăng trên trang mạng www.eastidahonews.com hôm Thứ Bảy, 29 tháng 5 năm 2021.
Từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 25 tháng 5, có 13 tàu hải giám hay tàu chiến từ Phi Luật Tân đến các vùng biển chung quanh Quần Đào Trường Sa có tranh chấp và Bãi Scarborough ít nhất 57 lần, theo Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) cho biết trong một thông báo vào tuần này. “Đây là sự gia tăng đáng kể so với 10 tháng trước … khi 3 tàu được theo dõi thực hiện 7 lần tới các thực thể tranh chấp,” theo phúc trình cho hay. Nó cho thấy rằng sự thúc đẩy trong các tuần tra là “vượt xa bất cứ điều gì được thấy trong nhiều năm gần đây,” từ Phi Luật Tân.
Cuộc chiến tranh Việt Nam (The Vietnam War) đã được các sử gia biên soạn cuốn Biên Niên Sử chú ý vì siêu cường Hoa Kỳ đã gián tiếp lãnh đạo cuộc chiến từ năm 1950 (công nhận chính phủ Bảo Đại, viện trợ 80% chiến phí cho quân đội Pháp) và trực tiếp lãnh đạo từ năm 1954 (Viện trợ ồ ạt cho chính phủ Ngô Đình Diệm để xây dựng một tiền đồn chống Cộng) trong bối cảnh “Chiến Tranh Lạnh” khiến gây ảnh hưởng toàn cầu. Sau khi tổng kết vào năm 1988, số binh sĩ Mỹ chết tại Việt Nam còn lớn hơn số chết trong cuộc Chiến Tranh Triều Tiên (54,000 so với 58,000).
Lãnh đạo bị lật đổ của Miến Điện, Aung San Suu Kyi, đã xuất hiện trực tiếp tại tòa hôm Thứ Hai, 24 tháng 5 năm 2021, là lần đầu tiên kể từ khi quân đội bắt giam bà khi họ đảo chánh vào ngày 1 tháng 2, theo Đài NPR tường thuật hôm Thứ Hai.
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc.
Một loạt động đất mạnh đã làm rung rinh miền tây bắc và tây nam Trung Quốc, khiến ít nhất 2 người chết, theo bản tin của báo The Guardian tường thuật hôm Thứ Sáu, 21 tháng 5 năm 2021. Tỉnh Thanh Hải tại miền tây bắc trên cao nguyên Tây Tạng và tỉnh Vân Nam tại miền tây nam của Trung Quốc đều bị động đất. Cả hai vụ chấn động đều cạn, thường có nghĩa là gây ra nhiều thiệt hại hơn.
Khu trục hạm phi đạn dẫn đường USS Curtis Wilbur đã thực hiện điều mà Hải Quân Hoa Kỳ gọi là hoạt động “tự do hàng hải” gần Quần Đảo Hoàng Sa, khẳng định “các quyền hàng hải và tự do… phù hợp với luật pháp quốc tế,” theo Trung Úy Nicholas Lingo, phát ngôn viên cho Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố. Các tàu chiến và phi cơ của Quân Đội TQ đã theo tàu chiến Hoa Kỳ, theo một tuyên bố từ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ cho hay.
Vào lúc 2 giờ sáng giờ địa phương, cuộc ngưng bắn có hiệu lực, cuộc sống điên cuồng trở lại các đường phố của Gaza. Người dân đã ra khỏi nhà, một số người la lớn “Allahu Akbar” hay huýt gió từ những bang công của nhà họ. Nhiều pháo hoa bắn lên trời để ăn mừng cuộc đình chiến.
Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Tư, 19 tháng 5 năm 2021, nói rằng ông đã quyết định tiếp tục không kích Dải Gaza, sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden kêu gọi “giảm leo thang đáng kể hôm nay trên con đường dẫn tới ngưng bắn” trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, theo CNBC tường thuật hôm Thứ Tư.
Cho đến nay, sau 46 năm sống dưới chế độ cộng sản, người dân Việt Nam vẫn không thấy được tự do và tương lai trên quê hương của mình nên cứ tiếp tục vượt biển, vượt biên, mà gần nhất là vụ 49 thuyền nhân Việt Nam bị nạn trên biển trong hành trình đi tìm tự do từ Pháp đến Anh đã được Bỉ cứu sống, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 19 tháng 5 năm 2021.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.