Hôm nay,  

Chống Khủng Bố Hay Nhất: Tạo Việc Làm, Tăng Mậu Dịch

18/07/200400:00:00(Xem: 4729)
(Phỏng dịch theo bài viết của Edward Gresser, giám đốc của viện Progressive Policy Institute's Project on Trade and Global Markets.)
Phần đông người ta cho rằng, phát triển, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong thế giới Muslim của đạo Hồi có thể làm cho các phe nhóm Hồi giáo cấp tiến và chính thống bị mất đi sự ủng hộ hay hỗ trợ của dân chúng.

Pakistan đang đưa ra vấn đề này, nhưng ít có nước nào có thiện chí để làm việc này. Sau đó năm 2001, bộ trưởng Abdul Razak về thương mại đã cho một tờ báo được biết, ‘Nếu các ngài muốn Pakistan có tự do và trở thành một nước hiện đại, các ngài không có thể nói xuông được, trừ phi các ngài làm cho dân chúng có được công ăn và việc làm’. Bộ truởng này cũng yêu cầu Hoa kỳ miễn thuế cho các loại hàng dệt, nhưng không được toại nguyện như ý.
Ba năm sau các vải lót giường nệm và các aó len tay dài vẫn bị Hoa kỳ đánh thuế nhập cảng gấp 5 cho tới 10 lần so với các ‘chip’ điện tử và các xe hơi của Nhật Bản và Âu châu.
Vấn để này không chỉ đơn giản về thuế biểu giữa Hoa kỳ với Pakistan. Đó là nền kinh tế đang đi xuống nhiều ngay giữa dải đất của Muslim, một vùng có 30 quốc gia và 700 người dân trải dài từ Bắc Phi cho tới Bangladesh.
Tính cơ bản của mậu dịch tự do là con đường để kinh tế phát triển mà Tây phương thường to họng mang ra để chào mời ở những vùng khác của thế giới, cái tính cơ bản này lại mất hẳn trong các đường lối mậu dịch với những quốc gia Muslim khiến cho vùng này càng khó khăn để xoay ngược sự đi xuống của nền kinh tế.
Năm 1980, lúc xăng dầu bùng lên tới tột đỉnh, vùng này đã chiếm gần 14 phần trăm số hàng xuất cảng của thế giới.
Hai mươi nhăm năm sau, có số hàng xuất cảng này chưa được 5 phần trăm. Chuyện đầu tư vẫn còn là chuyện đánh bùn sang ao.
Hiện tượng ‘Outsoucing’ và việc làm đem ra nước ngoài nổi lên trong những cuộc tranh cãi về thương mại tại Hoa kỳ không có phần nào lý tới thế giới Muslim.
Kết hợp đầu tư của tất cả 57 quốc gia Muslim chỉ bằng số đầu tư cho một nền kinh tế rất nhỏ tại Âu châu hay Á châu như Thụy Điển hay Singapore.
Hậu quả càng bàn cãi nhiều về việc toàn cầu hóa, các quốc gia này càng nhận thấy họ bị tách ra khỏi việc toàn cầu hóa. Sự đóng góp của các quốc gia này vào kinh tế thế giới đã bị thu hẹp lại 75 phần trăm cho một thế hệ người Muslim, một thế hệ rất to lớn.
Tính từ năm 1980, dân số Trung Đông đã từ 175 triệu người vọt lên tới 300 triệu người. Dân số Muslim tại Nam Á và Trung Á cũng tăng từ 225 triệu người lên tới 360 triệu người.
Một phần tư tỷ thanh niên Muslim đang phải tìm các cơ hội về việc làm, không dễ dàng như cha mẹ của những thanh niên này hồi năm 1970.
Không có gì là lạ khi các phe nhóm Muslim cấp tiến và chính thống có thể dễ dàng thu nhận nguyên cả đống thanh niên này đang không có việc làm.
Các vụ xung đột trong vùng, các vụ thù hận vì sắc tộc, các vụ căng thẳng giữa các tôn giáo càng làm cho tình thế này nỗ tung ra thêm.
Vả lại vào cái thế kỷ hiện nay, tin tức nhậy cảm của các vấn đế này do các mạng thông tin và mạng TV hoạt động truyền đi nhanh gấp bội khiến cho tình hình đang nóng còn cao lên thêm. Ngay cả chính sách mậu dịch đã được phát triển cũng không có thể nào xoay ngược được khuynh hướng này.
Nhưng gần đây có cả loạt thoả ước mậu dịch đa phương chiếu theo hệ thống của thỏa ước GATT về thuế biểu và thương mại đại cuơng (General Agreement on Tariff and Trade) có thể cứu giúp các nền kinh tế của giới Muslim. Thoả uớc GATT đã từng giúp cho Tây phương tránh đi ngược lại việc toàn cầu hóa năm 1930, một phong trào tiến tới sự công bằng hơn và cho cởi mở thị trường.
Tuy nhiên trong lúc này, hầu hết thế giới Muslim đang nằm trong tình trạng của đà hay quán tính về kinh tế (economic inertia).
Các chính sách nội địa là trung tâm của vấn đề này.
Các đường lối kinh tế theo tinh thần quốc gia đã được bãi bỏ từ lâu tại Đông Nam Á và Mỹ châu La-tinh, đường lối này vẫn còn tiếp tục cô lập các quốc gia Muslim với nền kinh tế khác lớn hơn trên thế giới. Thị du như các hàng rào cản thương mại, Syria dánh thế xe hơi nhập cảng tới 200 phần trăm, dù rằng quốc gia này không làm ra được một chiếc xe hơi nào cả.
Lan rộng việc trừng phạt và tẩy chay trong 20 năm qua vì bất cứ duyên cớ chính trị nào đó đã làm cho vùng bị phân ly.


Nhà vua Abdullah của Jordan đã mô tả hậu quả này như là một loạt ốc đảo sản xuất, các ốc đảo này tự cô lập và không trao đổi sản phẩm với nhau.
Còn thế giới Muslim, mặc dầu có ảnh hưởng nhiều tới thị trường năng luợng, góp phần vào việc lập chính sách mậu dịch toàn cầu xuyên quan tổ chức WTO ít hơn vùng Đông Á, Mỹ châu La-tinh và tiểu vương Saharan tại vùng Tây Phi châu.
Những chính sách mậu dịch như thế là những thực tế bất di bất dịch, chẳng có thể xoay ngược lại được. Các quốc gia Âu châu có dân Muslim chiếm đa số, đặc biệt có Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả Albania và Bosnia đều có một lối tiến riêng trong khi chờ số phận được dân chủ hóa để hội nhập vào Liên Âu.
Tại vùng Đông Nam Á, Nam Dương và Mã Lai là hai quốc gia có hàng xuất cảng nhiều và còn là quốc gia thành viên của tổ chức WTO.
Tại Trung Đông, các quốc gia nhỏ như Jordan, Qatar, Lãnh địa Ả Rập Thống nhất và Bahrain là những quốc gia tân tạo chính sách năng động.
Pakistan cũng đang cho đổi mới chính sách. Gần đây việc trừng phạt Afghanistan và Iraq (Libya cũng chẳng còn bao lâu) được chấm dứt giúp cho những nước này cùng với các nước lân bang được hưởng dòng suối mậu dịch thế giới theo khuynh hướng toàn cầu hóa.
Dân Hoa kỳ và Dân Âu châu đương nhiên phải bắt tay để cho các quốc gia Muslim đổi mới được thành công. Nhưng đường lối hiện thời của hai khối dân này đã không giúp, lại còn làm cho khó khăn thêm – Thí dụ như chính sách bảo trợ nhà nông của Âu châu.
Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi và Hy Lạp đã tài trợ các nhà trồng cây ô-liu, tính ra khoảng 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm, số tiền tài trợ này bằng gấp hai lần giá ô-liu được bán trên thế giới ngoài Liên Âu để giữ giá ô-liu cho thấp và đẩy các trái ô-liu có phẩm lượng của Ma-Rốc và Tunisia ra khỏi thị truờng thế giới.
Còn vấn đề nữa là thỏa ước mậu dịch tự do của Hoa kỳ và mạng hoạt động theo tính ưa thích.
Các khởi kiến hiện nay đang khước từ miễn thuế cho 67 quốc gia đang phát triển tại Phi châu và Mỹ châu La-tinh. Hậu quả không cố tình này đẩy các quốc gia xuất cảng của thế giới Muslim vào tình thế bất lợi.
Các áo T-shirt làm tại El Salvador, Lesotho Peru bán ở các cửa hàng bán lẻ tại Hoa kỳ đều không bị thuế, ngược lại cũng loại áo này được các nhà may của Pakistan, Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ làm ra phải chịu thuế 20 phần trăm.
Áp lực xuất cảng này sẽ còn lên cao vào năm tới khi chấm dứt hạn ngạch hàng dệt để cho Ấn Độ và Trung quốc hoàn toàn lợi thế về số lượng và các mức kinh tế tính theo tỷ lệ.
Việc giải quyết của Hoa kỳ hiện thời là theo một dự án nổi hay phù án của chính quyền Bush cho vùng mậu dịch tự do giữa Hoa kỳ với Trung Đông. Có lẽ, đây là một bước tiến cóï tham vọng quá lố. Cái khó khăn trong việc hoàn thành một vùng mậu dịch tự do với Hoa kỳ phải là một quốc gia ít nội loạn và được dân chủ hóa toàn diện, khởi kiến như thế thực ra rất khó.
Người ta mong Việt Nam sẽ có thể tiên phong đi theo chiều hướng này.
Cái thực tế theo kỳ hạn ngắn hơn đểø lập thỏa uớc mậu dịch tự do với Bahrain và Ma-rốc là hay hơn cả, hai quốc gia này có khoảng 35 triệu dân nằm trong một vùng có tới 700 triệu dân theo đạo Muslim. Chuyện lập thoả uớc này dễ hơn, ảnh hưởng tương lai tức thì, kết quả chắc chắn là thu lượm được, bước tiến này do ông Dawood đã đưa ra cách đây ba năm. Quốc hội Hoa kỳ cũng đã đề nghị một ý kiến như thế.
Muà thu năm ngoái, Thượng nghị sĩ Max Baucus và John McCain cùng với hai Đại biểu của đảng Dân chủ đã đưa ra một đạo luật bãi bỏ thuế biểu cho hàng hóa của các quốc gia Muslim.
Ứng cử viên tổng thống John Kerry đã đưa ra nuớc đi này từ lúc đầu, gọi là Chương trình Thuế Nhập Miễn Đại cuơng (General Duty-Free Program) cho vùng lòng chảo của Caribbean, ‘khởi kiến điều luật mậu dịch ưa thích văn hóa Andes’.
Nước đi này có thể làm phát sinh ra việc đầu tư cùng với sự tạo ra việc làm. It ra cũng cải thiện chế độ mậu dịch hiện nay để nghiêng về phía Hoa kỳ trong chiến tranh chống khủng bố.
Với vùng Thuế Nhập Miễn tại chỗ, chính quyền Hoa kỳ tương lai sẽ có một nền móng lạc quan dựng lên theo khởi kiến này, các người trong chính quyền này cẩn thận nghiên cứu sâu hơn nữa và có những bước đi toàn diện trong quan hệ với thế giới Muslim.
Đáng thương là Hoa kỳ đã không hành động theo yêu cầu của ông Dawood cách đây ba năm. Nhưng Hoa kỳ vẫn còn đủ thời gian để khởi sự ngay từ bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông xếp của Biontech, Ugur Sahin tự tin rằng Vaccine-corona cũng sẽ bảo vệ được Omikron và các biến thể virus khác tiếp theo trước những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Mainz - Omikron không phải là biến thể Corona đầu tiên xuất hiện, Sahin đã cho biết vào tối thứ Ba 30.11.2021 tại Mainz trước khi một giải thưởng được trao cho ông và vợ ông.
“Có lúc Honiara hoàn toàn căng thẳng, nhưng thành phố hiện đã trở lại bình thường,” theo Rave cho hay. Lực lượng an ninh đã không thể ngăn chận bất ổn tại Honiara mà đã bắt đầu hôm Thứ Tư với những người biểu tình đòi Thủ Tướng Manasseh Sogavare từ chức và hôi của và đốt tiệm và các cơ sở kinh doanh. Nhiều người biểu tình đến từ tỉnh Malaita đông dân nhất, nơi có sự phẫn nộ đối với chính phủ và chống lại quyết định năm 2019 của chính phủ này để chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ chính thức với Trung Cộng, theo Reuters tường trình.
Thủ Tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông đã “kinh hoàng” bởi những gì đã xảy ra, nói thêm rằng Anh Quốc sẽ lật từng hòn đá để chận đứng các băng đảng buôn người. 5 phụ nữ và một người con gái nằm trong số người chết, theo bộ trưởng nội vụ Pháp cho hay. Gerald Darmanin cũng nói rằng 2 người đã được cứu và một người đã mất tích. Báo cáo ban đầu nói 31 người đã chết, nhưng tổng số đã được rút lại qua đêm hôm Thứ Năm.
Để trấn an các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN qua mạng, Tập Cận Bình phát biểu rằng “Bắc Kinh không tìm cách bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn và sẽ không bao giờ lấy lợi thế nước lớn để tìm bá quyền trong khu vực,” nhưng ai tin được lời này, trong khi cũng vào những ngày này tàu hải giám TQ đã tấn công tàu Phi Luật Tân tại Quần Đảo Trường Sa, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Hai, 22 tháng 11 năm 2021.
Bloomberg: Nội các tương lai của Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) sắp tới xem như đã kết thúc. Theo một danh sách nội bộ lưu hành trong ban lãnh đạo đảng SPD, Xanh và FDP và được cung cấp cho Bloomberg, lãnh đạo FDP Christian Lindner đã thắng thế với yêu cầu đảm nhận bộ tài chính. Đổi lại, Robert Habeck, đồng lãnh đạo đảng Xanh, người cũng đã muốn đảm nhận bộ tài chính, nhận một "siêu bộ khí hậu" cũng sẽ chịu trách nhiệm về chính sách kinh tế và chuyển đổi năng lượng. Vẫn chưa rõ liệu Bộ này cũng sẽ có quyền phủ quyết (Vetorecht / Right of veto), như yêu cầu ban đầu của Xanh hay không.
Các công nhân ngủ trên những giường tầng không có nệm trong các nhà kho không có máy sưởi hay nước nóng. Họ nói với AP rằng họ không nhận được sự chăm sóc y tế ngay cả khi họ có các triệu chứng giống Covid-19, những viên quản trị của họ chỉ bảo họ ở lại trong phòng. Nguyen Van Tri, một trong những công nhân, nói rằng không có điều gì được đáp ứng đầy đủ từ hợp đồng việc làm mà ông đã ký tại Việt Nam trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài tới Serbia. “Từ khi chúng tôi đến đây, không có điều gì tốt hết cả,’ theo ông Tri cho hay. “Mọi thứ đều khác hẳn với giấy tờ hợp đồng mà chúng tôi đã ký tại Việt Nam. Cuộc sống thì thật tồi tệ, thức ăn, thuốc men, nước … mọi thứ đều tồi tệ.”
Công Ty CVS sẽ đóng cửa khoảng 900 tiệm trong 3 năm tới, theo công ty này cho biết hôm Thứ Năm, 18 tháng 11 năm 2021, khi công ty cố gắng thích ứng với sự thay đổi các ưa chuộng của khách tiêu thụ bằng việc thử nghiệm các kiểu tiệm mới cung cấp nhiều dịch vụ sức khỏe hơn, theo Hãng Thông Tấn Anh Reuters tường thuật hôm Thứ Năm. Nổi tiếng với hệ thống tiệm thuốc tại hơn 9,900 địa điểm, công ty đã và đang mở rộng các dịch vụ của họ kể từ khi mua lại hãng bảo hiểm sức khỏe Aetna vào năm 2018.
“Dường như trách nhiệm của chúng ta là những lãnh đạo của TQ và Hoa Kỳ là bảo đảm rằng sự cạnh tranh giữa các quốc gia của chúng ta không trở chiều thành xung đột, cho dù là cố tình hay vô ý, đúng hơn chỉ đơn giản là sự cạnh tranh thẳng thắn,” theo Biden phát biểu lúc bắt đầu cuộc họp. Tập nói với Biden rằng hai bên cần cải thiện sự thông truyền. Hai nhà lãnh đạo đã đi chung với nhau khi cả hai còn là phó tổng thống, phó chủ tịch và quen biết nhau rất rõ. “Tôi đã sẵn sàng để làm việc với bạn, thưa Ông Tổng Thống, để xây dựng sự đồng thuận, thực hiện các bước và chuyển vận các mối quan hệ Trung-Mỹ hướng tới chiều hướng tích cực,” theo Tập, người gọi Biden là “bạn cũ” của ông ấy.
Không chỉ có các lãnh vực nghiên cứu mới, mà còn là quốc gia xa xôi và nền văn hóa của họ khiến cho một học kỳ ở nước ngoài hoặc thậm chí là toàn bộ khóa học trở nên thú vị đối với những người trẻ tuổi. Theo đánh giá về các tìm kiếm của Google trên toàn thế giới, một quốc gia đặc biệt được nhiều người quan tâm: Canada.
Trận đánh nhau kéo dài giữa các băng đảng thù địch nhau bên trong nhà tù lớn nhất của Ecuador đã giết chết ít nhất 68 tù nhân và làm bị thương 25 người khác hôm Thứ Bảy, 13 tháng 11 năm 2021, trong khi các giới chức chính quyền nói rằng những cuộc đụng độ vẫn chưa được kiểm soát nhiều giờ sau đó tại Nhà Tù Litoral, mà gần đây đã chứng kiến một cuộc tắm máu trong nhà tù tồi tệ nhất của đất nước này, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.