Hôm nay,  

Chống Khủng Bố Hay Nhất: Tạo Việc Làm, Tăng Mậu Dịch

18/07/200400:00:00(Xem: 4727)
(Phỏng dịch theo bài viết của Edward Gresser, giám đốc của viện Progressive Policy Institute's Project on Trade and Global Markets.)
Phần đông người ta cho rằng, phát triển, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong thế giới Muslim của đạo Hồi có thể làm cho các phe nhóm Hồi giáo cấp tiến và chính thống bị mất đi sự ủng hộ hay hỗ trợ của dân chúng.

Pakistan đang đưa ra vấn đề này, nhưng ít có nước nào có thiện chí để làm việc này. Sau đó năm 2001, bộ trưởng Abdul Razak về thương mại đã cho một tờ báo được biết, ‘Nếu các ngài muốn Pakistan có tự do và trở thành một nước hiện đại, các ngài không có thể nói xuông được, trừ phi các ngài làm cho dân chúng có được công ăn và việc làm’. Bộ truởng này cũng yêu cầu Hoa kỳ miễn thuế cho các loại hàng dệt, nhưng không được toại nguyện như ý.
Ba năm sau các vải lót giường nệm và các aó len tay dài vẫn bị Hoa kỳ đánh thuế nhập cảng gấp 5 cho tới 10 lần so với các ‘chip’ điện tử và các xe hơi của Nhật Bản và Âu châu.
Vấn để này không chỉ đơn giản về thuế biểu giữa Hoa kỳ với Pakistan. Đó là nền kinh tế đang đi xuống nhiều ngay giữa dải đất của Muslim, một vùng có 30 quốc gia và 700 người dân trải dài từ Bắc Phi cho tới Bangladesh.
Tính cơ bản của mậu dịch tự do là con đường để kinh tế phát triển mà Tây phương thường to họng mang ra để chào mời ở những vùng khác của thế giới, cái tính cơ bản này lại mất hẳn trong các đường lối mậu dịch với những quốc gia Muslim khiến cho vùng này càng khó khăn để xoay ngược sự đi xuống của nền kinh tế.
Năm 1980, lúc xăng dầu bùng lên tới tột đỉnh, vùng này đã chiếm gần 14 phần trăm số hàng xuất cảng của thế giới.
Hai mươi nhăm năm sau, có số hàng xuất cảng này chưa được 5 phần trăm. Chuyện đầu tư vẫn còn là chuyện đánh bùn sang ao.
Hiện tượng ‘Outsoucing’ và việc làm đem ra nước ngoài nổi lên trong những cuộc tranh cãi về thương mại tại Hoa kỳ không có phần nào lý tới thế giới Muslim.
Kết hợp đầu tư của tất cả 57 quốc gia Muslim chỉ bằng số đầu tư cho một nền kinh tế rất nhỏ tại Âu châu hay Á châu như Thụy Điển hay Singapore.
Hậu quả càng bàn cãi nhiều về việc toàn cầu hóa, các quốc gia này càng nhận thấy họ bị tách ra khỏi việc toàn cầu hóa. Sự đóng góp của các quốc gia này vào kinh tế thế giới đã bị thu hẹp lại 75 phần trăm cho một thế hệ người Muslim, một thế hệ rất to lớn.
Tính từ năm 1980, dân số Trung Đông đã từ 175 triệu người vọt lên tới 300 triệu người. Dân số Muslim tại Nam Á và Trung Á cũng tăng từ 225 triệu người lên tới 360 triệu người.
Một phần tư tỷ thanh niên Muslim đang phải tìm các cơ hội về việc làm, không dễ dàng như cha mẹ của những thanh niên này hồi năm 1970.
Không có gì là lạ khi các phe nhóm Muslim cấp tiến và chính thống có thể dễ dàng thu nhận nguyên cả đống thanh niên này đang không có việc làm.
Các vụ xung đột trong vùng, các vụ thù hận vì sắc tộc, các vụ căng thẳng giữa các tôn giáo càng làm cho tình thế này nỗ tung ra thêm.
Vả lại vào cái thế kỷ hiện nay, tin tức nhậy cảm của các vấn đế này do các mạng thông tin và mạng TV hoạt động truyền đi nhanh gấp bội khiến cho tình hình đang nóng còn cao lên thêm. Ngay cả chính sách mậu dịch đã được phát triển cũng không có thể nào xoay ngược được khuynh hướng này.
Nhưng gần đây có cả loạt thoả ước mậu dịch đa phương chiếu theo hệ thống của thỏa ước GATT về thuế biểu và thương mại đại cuơng (General Agreement on Tariff and Trade) có thể cứu giúp các nền kinh tế của giới Muslim. Thoả uớc GATT đã từng giúp cho Tây phương tránh đi ngược lại việc toàn cầu hóa năm 1930, một phong trào tiến tới sự công bằng hơn và cho cởi mở thị trường.
Tuy nhiên trong lúc này, hầu hết thế giới Muslim đang nằm trong tình trạng của đà hay quán tính về kinh tế (economic inertia).
Các chính sách nội địa là trung tâm của vấn đề này.
Các đường lối kinh tế theo tinh thần quốc gia đã được bãi bỏ từ lâu tại Đông Nam Á và Mỹ châu La-tinh, đường lối này vẫn còn tiếp tục cô lập các quốc gia Muslim với nền kinh tế khác lớn hơn trên thế giới. Thị du như các hàng rào cản thương mại, Syria dánh thế xe hơi nhập cảng tới 200 phần trăm, dù rằng quốc gia này không làm ra được một chiếc xe hơi nào cả.
Lan rộng việc trừng phạt và tẩy chay trong 20 năm qua vì bất cứ duyên cớ chính trị nào đó đã làm cho vùng bị phân ly.


Nhà vua Abdullah của Jordan đã mô tả hậu quả này như là một loạt ốc đảo sản xuất, các ốc đảo này tự cô lập và không trao đổi sản phẩm với nhau.
Còn thế giới Muslim, mặc dầu có ảnh hưởng nhiều tới thị trường năng luợng, góp phần vào việc lập chính sách mậu dịch toàn cầu xuyên quan tổ chức WTO ít hơn vùng Đông Á, Mỹ châu La-tinh và tiểu vương Saharan tại vùng Tây Phi châu.
Những chính sách mậu dịch như thế là những thực tế bất di bất dịch, chẳng có thể xoay ngược lại được. Các quốc gia Âu châu có dân Muslim chiếm đa số, đặc biệt có Thổ Nhĩ Kỳ, kể cả Albania và Bosnia đều có một lối tiến riêng trong khi chờ số phận được dân chủ hóa để hội nhập vào Liên Âu.
Tại vùng Đông Nam Á, Nam Dương và Mã Lai là hai quốc gia có hàng xuất cảng nhiều và còn là quốc gia thành viên của tổ chức WTO.
Tại Trung Đông, các quốc gia nhỏ như Jordan, Qatar, Lãnh địa Ả Rập Thống nhất và Bahrain là những quốc gia tân tạo chính sách năng động.
Pakistan cũng đang cho đổi mới chính sách. Gần đây việc trừng phạt Afghanistan và Iraq (Libya cũng chẳng còn bao lâu) được chấm dứt giúp cho những nước này cùng với các nước lân bang được hưởng dòng suối mậu dịch thế giới theo khuynh hướng toàn cầu hóa.
Dân Hoa kỳ và Dân Âu châu đương nhiên phải bắt tay để cho các quốc gia Muslim đổi mới được thành công. Nhưng đường lối hiện thời của hai khối dân này đã không giúp, lại còn làm cho khó khăn thêm – Thí dụ như chính sách bảo trợ nhà nông của Âu châu.
Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi và Hy Lạp đã tài trợ các nhà trồng cây ô-liu, tính ra khoảng 2 tỷ Mỹ kim mỗi năm, số tiền tài trợ này bằng gấp hai lần giá ô-liu được bán trên thế giới ngoài Liên Âu để giữ giá ô-liu cho thấp và đẩy các trái ô-liu có phẩm lượng của Ma-Rốc và Tunisia ra khỏi thị truờng thế giới.
Còn vấn đề nữa là thỏa ước mậu dịch tự do của Hoa kỳ và mạng hoạt động theo tính ưa thích.
Các khởi kiến hiện nay đang khước từ miễn thuế cho 67 quốc gia đang phát triển tại Phi châu và Mỹ châu La-tinh. Hậu quả không cố tình này đẩy các quốc gia xuất cảng của thế giới Muslim vào tình thế bất lợi.
Các áo T-shirt làm tại El Salvador, Lesotho Peru bán ở các cửa hàng bán lẻ tại Hoa kỳ đều không bị thuế, ngược lại cũng loại áo này được các nhà may của Pakistan, Ai Cập hay Thổ Nhĩ Kỳ làm ra phải chịu thuế 20 phần trăm.
Áp lực xuất cảng này sẽ còn lên cao vào năm tới khi chấm dứt hạn ngạch hàng dệt để cho Ấn Độ và Trung quốc hoàn toàn lợi thế về số lượng và các mức kinh tế tính theo tỷ lệ.
Việc giải quyết của Hoa kỳ hiện thời là theo một dự án nổi hay phù án của chính quyền Bush cho vùng mậu dịch tự do giữa Hoa kỳ với Trung Đông. Có lẽ, đây là một bước tiến cóï tham vọng quá lố. Cái khó khăn trong việc hoàn thành một vùng mậu dịch tự do với Hoa kỳ phải là một quốc gia ít nội loạn và được dân chủ hóa toàn diện, khởi kiến như thế thực ra rất khó.
Người ta mong Việt Nam sẽ có thể tiên phong đi theo chiều hướng này.
Cái thực tế theo kỳ hạn ngắn hơn đểø lập thỏa uớc mậu dịch tự do với Bahrain và Ma-rốc là hay hơn cả, hai quốc gia này có khoảng 35 triệu dân nằm trong một vùng có tới 700 triệu dân theo đạo Muslim. Chuyện lập thoả uớc này dễ hơn, ảnh hưởng tương lai tức thì, kết quả chắc chắn là thu lượm được, bước tiến này do ông Dawood đã đưa ra cách đây ba năm. Quốc hội Hoa kỳ cũng đã đề nghị một ý kiến như thế.
Muà thu năm ngoái, Thượng nghị sĩ Max Baucus và John McCain cùng với hai Đại biểu của đảng Dân chủ đã đưa ra một đạo luật bãi bỏ thuế biểu cho hàng hóa của các quốc gia Muslim.
Ứng cử viên tổng thống John Kerry đã đưa ra nuớc đi này từ lúc đầu, gọi là Chương trình Thuế Nhập Miễn Đại cuơng (General Duty-Free Program) cho vùng lòng chảo của Caribbean, ‘khởi kiến điều luật mậu dịch ưa thích văn hóa Andes’.
Nước đi này có thể làm phát sinh ra việc đầu tư cùng với sự tạo ra việc làm. It ra cũng cải thiện chế độ mậu dịch hiện nay để nghiêng về phía Hoa kỳ trong chiến tranh chống khủng bố.
Với vùng Thuế Nhập Miễn tại chỗ, chính quyền Hoa kỳ tương lai sẽ có một nền móng lạc quan dựng lên theo khởi kiến này, các người trong chính quyền này cẩn thận nghiên cứu sâu hơn nữa và có những bước đi toàn diện trong quan hệ với thế giới Muslim.
Đáng thương là Hoa kỳ đã không hành động theo yêu cầu của ông Dawood cách đây ba năm. Nhưng Hoa kỳ vẫn còn đủ thời gian để khởi sự ngay từ bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
2 tổ chức túc cầu lớn nhất hành tinh là FIFA (Hiệp Hội Túc Cầu Thế Giới) và UEFA (Hiệp Hội Túc Cầu Châu Âu) vào ngày 28/02/2022 đã cấm các đội bóng Nga tham gia vào các trận đấu quốc tế quan trọng sắp tới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tuyển Nga tại giải World Cup sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay tại Qatar.
Điểm báo quốc tế, Đỗ Kim Thêm tuyển dịch.
Úc phá vỡ mạng lưới gián điệp Trung Cộng định chi phối bầu cử 2022.
Trong hai tuần qua, biến thể Omicron của Covid– 19 đang làm điên đảo loài người. Tuy nhiên điều đang làm thế giới chú tâm và lo lắng là cuộc khủng hoảng Ukraina chưa biết đi về đâu. Trong tình hình đó, Nhật Ký Biển Đông ghi nhận những diễn biến quan trọng như sau:
Dựa vào nguồn tin từ các báo chí và hãng thông tấn quốc tế, tác giả Đào Văn Bình tổng hợp các thông tin đáng chú ý trên toàn cầu trong năm 2021.
Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “một loạt các chủ đề, bao gồm cả các cam kết ngoại giao sắp tới,” nữ phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia, Emily Horne cho biết trong một tuyên bố thông báo về cuộc điện đàm. Các cuộc đàm phán diễn ra khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhận thấy sự gia tăng ồ ạt của các lực lượng Nga dọc theo biên giới, ước tính đã tăng tới 100.000 người, và làm dấy lên lo ngại rằng Moscow đang chuẩn bị xâm lược Ukraine.
Viễn Vọng Kính quan sát trị giá 10 tỉ đô la đã lao về đích đến 1 triệu dặm (1.6 triệu kilometers), hay là xa hơn gấp 4 lần bên kia mặt trăng. Nó sẽ mất 1 tháng để tới đó và thêm 5 tháng nữa trước khi những con mắt hồng ngoại của nó sẵn sàng quét vào vũ trụ. Trước hết, tấm gương khổng lồ và tấm kính che nắng của viễn vọng kính cần mở ra; chúng được gấp lại theo kiểu origami của Nhật để vừa trong hình nón mũi hỏa tiễn. Nếu không, viễn vọng kính quan sát sẽ không thể quay ngược thời gian 13.7 tỉ năm như được dự kiến, chỉ trong 100 triệu năm kể từ khi vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ.
Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Bảy, 25 tháng 12 năm 2021, đã cầu nguyện cho sự kết thúc đại dịch vi khuẩn corona, sử dụng bài diễn văn Ngày Lễ Giáng Sinh của ngài để thúc giục việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người, thuốc ngừa cho người nghèo và đối thoại để giải quyết các xung đột trên thế giới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Giữa lúc gia tăng kỷ lục trong các trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 tại Ý trong tuần này, chỉ vài ngàn ngừa đứng dưới mưa tại Quảng Trường Thánh Peter để nghe diễn văn Lễ Giáng Sinh gửi đi cho toàn thế giới hàng năm của Đức Giáo Hoàng Francis.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Francis đã thúc giục tín đồ tập trung vào “sự nhỏ bé” của Chúa Jesus, và nhớ rằng Ngài sinh vào nơi nghèo khổ của thế giới này, không có ngay cả một chiếc nôi đàng hoàng. “Đó là nơi Chúa có mặt, trong sự nhỏ bé,” theo Đức Giáo Hoàng Francis giảng. “Đây là thông điệp: Chúa không vươn lên cao lớn, mà tự hạ mình xuống bé nhỏ. Sự nhỏ bé là con đường mà Ngài chọn để đến với chúng ta, để chạm vào trái tim của chúng ta, để cứu chúng ta và mang chúng ta trở lại với những gì quan trọng thực sự.”
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký ban hành đạo luật cấm nhập cảng hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc vì vấn đề lao động cưỡng bức, theo trang Reuters đưa tin ngày Thứ Năm, 23 tháng 12 năm 2021. Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (The Uyghur Forced Labor Prevention Act) là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ chống lại những hành động của chính quyền Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mà Washington coi là tội diệt chủng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.