Hôm nay,  

Cảnh Sát Đạo Đức Iran: Họ là Ai? Họ Làm Gì?

16/12/202200:00:00(Xem: 13494)

Canh sat dao duc
Ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã khiến cho nhiều người phẫn nộ và làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

 

Mãi cho đến dạo gần đây, hầu hết những ai không sống ở Iran có thể sẽ chưa bao giờ nghe đến cụm từ ‘cảnh sát đạo đức,’ chứ đừng nói là biết được vai trò rộng lớn của họ ở đất nước này. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 9 năm 2022, cái chết của Jina Mahsa Amini đã làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình trên đường phố Iran và các nơi khác, và tới này vẫn chưa có dấu hiệu dịu đi. Amini đã bị Gasht-e-Ershad, tên tiếng Ba Tư của lực lượng cảnh sát khét tiếng này, giam giữ vì tội “không buộc khăn trùm đầu phù hợp.”
 
Vào ngày 4 tháng 12, một số báo cáo trích dẫn lời của Bộ trưởng Tư Pháp Iran Mohammad Jafar Montazeri cho biết Iran đã giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức. Montazeri nói rằng cảnh sát đạo đức không có đủ quyền lực tư pháp và luật buộc khăn trùm đầu cũng đang được xem xét. Điều này dẫn đến nhiều đồn đoán về việc liệu chính phủ Iran có đang muốn thay đổi, tiến bộ hay không.
 
Tuy nhiên, vẫn có một số người nghi ngờ và cho rằng đó là “cờ giả*” của những kẻ cầm quyền. Một số lưu ý rằng ngay cả khi đã giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức và gỡ bỏ quy định bắt buộc mang khăn trùm đầu, chính phủ Iran vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các vi phạm nhân quyền của họ.
 
* Cờ giả (False flag): chiến dịch cờ giả là một hành động được thực hiện với mục đích là giả tạo nguồn trách nhiệm thực sự và đổ lỗi cho một bên khác. Thuật ngữ “cờ giả” bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16, có nghĩa là cố ý làm giả phe phái của một người.
 
Một cuộc đình công trên toàn quốc diễn ra trong ba ngày, bắt đầu vào ngày 5 tháng 12. Hàng ngàn cửa hàng ở Iran đóng cửa, bao gồm cả những cửa hàng ở Grand Bazaar lịch sử ở trung tâm Tehran, khiến nền kinh tế của đất nước bị đình trệ.
 
Nhưng rốt cuộc thì cảnh sát đạo đức là ai? Từ đâu mà có? Và lịch sử của lực lượng này trong và trước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là gì?
 
Một đội ngũ thanh tra
 
Nhiệm vụ và quyền lực của cảnh sát đạo đức có từ trước Cách Mạng Hồi Giáo, cuộc cách mạng làm rung chuyển Iran vào năm 1979, và phạm vi hoạt động của họ đã trải rộng khắp Trung Đông.
 
Kinh Quran nói rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt buộc phải “đảm bảo những điều đúng đắn và cấm những điều sai trái.” Để thực hiện lời răn dạy này, bắt đầu từ thời của Nhà tiên tri Mohammad, đạo đức xã hội đã được giám sát bởi các thanh tra viên được gọi là muhtasib.
 
Là một học giả về giới tính và nữ quyền ở Trung Đông, bà Pardis Mahdavi đã nghiên cứu lịch sử lâu dài của các cuộc tranh luận về vai trò của đạo Hồi trong việc chỉnh đốn đạo đức. Điều thú vị là, bằng chứng sớm nhất về muhtasib là một phụ nữ được chọn ở Medina bởi chính nhà tiên tri.
 
Trong nhiều thế kỷ, nhiệm vụ của muhtasib tập trung vào việc chỉnh đốn trang phục của mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Dù theo những ghi nhận thì các thanh tra viên này được phép phạt tiền và thỉnh thoảng phạt đòn, nhưng thẩm quyền của họ không thể sánh ngang với cơ quan tư pháp.
 
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 20, các muhtasib đã dần trở thành các đội thanh tra, tuần tra trên đường phố để đảm bảo mọi người tuân thủ các giá trị Hồi Giáo. Ở Saudi Arabia, chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của chủ nghĩa Wahhab, lực lượng cảnh sát đạo đức mới có được sự nổi bật và đà phát triển. Lực lượng cảnh sát đạo đức hiện đại đầu tiên được thành lập ở Kingdom of Saudi Arabia vào năm 1926. Đó là một ủy ban chính thức chịu trách nhiệm “răn dạy điều đúng đắn và cấm làm điều sai trái.” Thành viên của lực lượng này chủ yếu là nam giới, chịu trách nhiệm kiểm soát mọi người ăn mặc khiêm tốn, chỉnh đốn các các giao tiếp khác giới tính – giao du với người khác giới khi chưa kết hôn hoặc không có quan hệ huyết thống – và đảm bảo người dân tham dự đầy đủ các buổi cầu nguyện.
 
Đến năm 2012, hơn một phần ba trong số 56 quốc gia tạo nên The Organization for Islamic Cooperation đã có một số hình thức đội, nhóm dạng này, tìm cách ủng hộ cái đúng và cấm những cái sai theo lý lẽ của những người Hồi giáo cầm quyền.
 
Một ủy ban để diễn trò cách mạng
 
Ở Iran, cảnh sát đạo đức lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức “Ủy Ban Cách Mạng Hồi Giáo” (Islamic Revolution Committee) sau Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979. Ayatollah Ruhollah Khomeini, giáo sĩ Shiite lãnh đạo cuộc cách mạng, rắp tâm muốn kiểm soát hành vi của công dân Iran sau khoảng thời gian quá nhiều năm mà ông và những người theo đạo Hồi gọi là thời kỳ “thế tục nhiễm độc phương Tây”.
 
Vào những năm 1980, Ủy Ban Cách Mạng Hồi Giáo, được nhiều người Iran gọi là “Komiteh,” được sáp nhập với Lực Lượng Hiến Binh (Gendarmerie), lực lượng cảnh sát ngoại ô đầu tiên giám sát các đường cao tốc hiện đại, để thành lập Bộ Tư Lệnh Thực Thi Pháp Luật (Law Enforcement Command) của Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Vào năm 1983, khi các quy định bắt buộc về khăn trùm đầu được thông qua, Komiteh được giao nhiệm vụ đảm bảo mọi người tuân thủ các luật này cùng với các nhiệm vụ răn dạy điều đúng và cấm làm sai.
 
Thời thế thay đổi
 
Cảnh sát đạo đức hiện tại – Guidance Patrol hoặc Gasht-e-Ershad – đã được Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad chính thức công nhận là một nhánh của lực lượng cảnh sát vào năm 2005.
 
Lực lượng cảnh sát này đã phát triển đều đặn về quy mô kể từ những năm 1980, đến năm 2005 nó có hơn 7,000 sĩ quan. Phụ nữ chiếm chưa đến 1/4 lực lượng nhưng vẫn thường đi tuần tra cùng với các đồng nghiệp nam. Cảnh sát nam thường đi trên những chiếc xe tải không có biển số và mặc đồng phục màu xanh lá cây. Trong khi đó, cảnh sát nữ thì vẫn mặc áo choàng đen trùm kín từ đầu đến chân.
 
Trong hầu hết những năm 1980 và 1990, Komiteh bao gồm những tín đồ sùng đạo của nhà nước Hồi Giáo, họ gia nhập lực lượng cảnh sát đạo đức theo sự khuyến khích của các giáo sĩ. Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, dân số Iran chủ yếu là những người trẻ tuổi. Khi Ahmadinejad biến Komiteh trở thành lực lượng cảnh sát chính thức, một số thanh niên đã phải tham gia vào lực lượng để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Thế hệ trẻ này ‘thoáng’ hơn so với những người cao niên, dẫn đến việc tuần tra không thống nhất.
 
Khi Tổng thống Ebrahim Raisi lên nắm quyền vào năm 2021, ông đã khuyến khích cảnh sát đạo đức tham gia vào các cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với người dân Iran, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cũng như Khomeini và các giáo sĩ khác, Raisi đã sử dụng lực lượng này để gửi thông điệp tới công dân Iran rằng nhà nước đang dõi theo họ.
 
Cuộc đàn áp này, đặc biệt là khi nó dẫn đến cái chết của Amini, đã khiến cho đông đảo người dân Iran phẫn nộ. Vẫn chưa chắc chắn rằng liệu cảnh sát đạo đức có bị giải tán hay không, những người biểu tình đang tiếp tục gây áp lực buộc chính quyền phải thay đổi.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “What are Iran’s morality police? A scholar of the Middle East explains their history” của Pardis Mahdavi, được đăng trên trang TheConversation.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tân tổng thống của Chile, ứng viên cánh tả thuộc thế hệ Millennial, đã giành chiến thắng sau một chiến dịch căng thẳng và được ví như Donald Trump, theo trang APnews đưa tin ngày Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Ứng viên cánh tả Gabriel Boric đã giành chiến thắng với 56% số phiếu bầu, so với 44% của đối thủ là nhà lập pháp José Antonio Kast. Kast đã ngay lập tức nhận thất bại và đăng tweet chúc mừng Boric về “chiến thắng vĩ đại.” Trong khi đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Sebastian Pinera đã tổ chức một cuộc họp video với Boric và cho biết chính phủ của ông sẽ hỗ trợ đầy đủ trong quá trình chuyển giao quyền lực ba tháng.
Tổng số người chết từ Siêu Bão Nhiệt Đới Rai đã tăng lên tới ít nhất 75 người, theo các viện chức địa phương báo cáo hôm Thứ Bảy, sau khi trận bão đã tàn phá Phi Luật Tân vào cuối tuần rồi, theo CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 19 tháng 12 năm 2021. Các hoạt động tìm và cứu người đã tiếp tục vào cuối tuần sau khi trận bão Rai, cơn bão nhiệt đới thứ 15 đổ bộ vào Phi Luật Tân trong năm nay, gây đất chùi hôm Thứ Năm tại Đảo Siargao, nơi du lịch và lướt sóng nổi tiếng trên bờ biển miền đông.
Cô là một trong ít nhất 10 nhà báo và nhà bình luận đầu tiên đã cố thúc giục chính quyền TQ làm rõ hơn về ảnh hưởng của vi khuẩn và bị bịt miệng bởi các viên chức đang chật vật để kiểm soát tin tức về đại dịch. Dù nhiều người khác đã được thả sau đó, Zhang vẫn bị ở tù, và gia đình, bạn bè và những người ủng hộ của cô sợ cô có thể chết trong cuộc tuyệt thực phản đối mà cô đang thực hiện để chống đối. “Cô ấy đứng lên vì sự thật, và cô ấy đứng lên vì công lý,” theo Jane Wang, nhà hoạt động có trụ sở tại Anh Quốc vận động thả Zhang, đã nói với NBC News. “Và cô tiêu biểu cho điều tốt nhất của TQ.”
Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp nhằm gia tăng các hình phạt của Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc, với cáo buộc lạm dụng có hệ thống và rộng rãi đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo ở khu vực phía tây, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Chính quyền Biden cũng công bố các lệnh trừng phạt mới nhắm vào một số công ty công nghệ sinh học và giám sát của Trung Quốc, một nhà sản xuất máy bay không người lái hàng đầu, và các tổ chức chính phủ vì các hoạt động ở Tân Cương.
Ít nhất 62 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau khi một xe bồn chở xăng phát nổ ở Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai ở Haiti, theo trang CNN đưa tin ngày Thứ Ba, 14 tháng 12 năm 2021. Phó Thị trưởng Patrick Almonor cho biết, tình hình vẫn còn đang “rất nguy hiểm” và đã mở rộng lời kêu gọi hiến máu. Almonor cho biết thêm chiếc xe bồn xăng đã phát nổ sau khi dừng lại do các vấn đề về máy móc và xăng bắt đầu bị rò rỉ. Người dân tụ tập lại để hốt xăng chảy ra từ xe bồn thì vụ nổ xảy ra.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Hoa Kỳ, Anh và các nước còn lại của nhóm G-7, với sự tham gia của người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên bố chung về việc “thống nhất lên án việc xây dựng quân sự của Nga và những lời lẽ hung hăng đối với Ukraine.” G-7 kêu gọi Nga hãy “giảm leo thang, theo đuổi các kênh ngoại giao và tuân thủ các cam kết quốc tế về tính minh bạch của các hoạt động quân sự,” đồng thời ca ngợi “sự kiềm chế” của Ukraine. “Mọi hành vi sử dụng vũ lực để thay đổi biên giới đều bị nghiêm cấm theo luật pháp quốc tế. Nga nên chắc chắn rằng việc tiếp tục gây hấn quân sự đối với Ukraine sẽ gây ra những hậu quả lớn và cái giá phải trả là rất đắt,” tuyên bố viết.
Thứ Tư, ngày 08 tháng 12 năm 2021: Thời đại Angela Merkel đã kết thúc. Quốc hội Đức bầu Olaf Scholz làm Tân Thủ tướng Liên bang. Tổng thống Đức Steinmeier trao giấy chứng nhận bổ nhiệm cho ông ta. 16 bộ trưởng sau đó cũng nhận được chứng nhận bổ nhiệm.
Mỹ đã bày tỏ thái độ rõ rệt đối với việc Campuchia ngày càng bị lệ thuộc vào TQ qua việc Mỹ ra lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế xuất cảng mới đối với Campuchia vì cho rằng quân đội TQ ngày càng gia tăng ảnh hưởng lên Campuchia, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật trong buổi phát thanh ngày 9 tháng 12 năm 2021.
Olaf Scholz đã được tuyên thệ nhậm chức tân thủ tướng Đức, chính thức kế vị sau 16 năm lãnh đạo lịch sử của Angela Merkel, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Ông cam kết sẽ làm tất cả những gì ông có thể làm được để hướng tới một khởi đầu mới cho nước Đức. Khi bà rời chức vụ thủ tướng tại Berlen, chấm dứt 31 năm sự nghiệp chính trị, Bà Merkel nói với cựu phó thủ tướng của bà rằng hãy nhận lấy nhiệm vụ “với niềm vui.”
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.