Hôm nay,  

Hoa Lục Tự Nhận Vai Trò Lớn Toàn Cầu Hóa Kinh Tế

24/07/200000:00:00(Xem: 5333)
BEIJING (KL) - Tin của báo Nhân Dân xuất bản tại Hoa lục: Xin lưu ý khoa học tin học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố quan trọng trong sự cạnh tranh của toàn cầu, Trung quốc đã trở thành một thị trường phát triển nhanh nhất về kỹ thuật tin học tại Á châu và Thái Bình Dương, theo như lời tuyên bố của Richard Li, chủ tịch của tập đoàn Thế kỷ Thái Bình Dương ngay tại Hong Kong (Pacific Century Group).

Họ Li đã bầy tỏ sự tin tưởng rằng nước đi của chính quyền Trung quốc là cho khoa học, kỹ thuật và giáo dục đóng vai quan trọng hơn để gia tốc phát triển loại kinh tế Internet của Trung quốc.

Sự bất cân xứng trong tiến trình toàn cầu hóa đã trở thành mối quan tâm cho các quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển. Trong lúc gặp mặt các đại diện nước ngoài, chủ tịch Giang Trạch Dân của Trung quốc đã tuyên bố, mục đích của cuộc bàn thảo này là để đề nghị hợp tác cho thiết lập một trật tự của thế giới mới, một thế giới có công bằng và hợp lý.

Những lời nói của họ Giang đã được các nhà đại diện đáp lại một cách nồng nhiệt.
Nhiều đại diện đã góp ý kiến sự hội nhập Trung quốc vào nền kinh tế thế giới sẽ là tiếng nói lớn hơn từ xưa tới nay, một tiếng nói được gửi cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới để giúp xây dựng một thế kỷ mới ổn định và thịnh vượng.

Mặc dầu các triển vọng của Trung quốc trong việc toàn cầu hóa kinh tế đang sáng sủa, nhà kinh tế Trung quốc có tiếng là Wu Jinglian, ông đã báo cho biết, sự khủng hoảng tài chánh của Á châu đã chỉ cho thấy cái họa sẽ đến với việc toàn cầu hóa nền kinh tế.

Nhà kinh tế cho biết, Trung quốc có lợi trong tiến trình này, Trung quốc cần phải cấp tốc có những cải cách trong nước và bước ngay vào thành lập một guồng máy kinh tế thị trường.


Chỉ có cách làm này Trung quốc mới trở thành một quốc gia gần như có nền công nghiệp đã phát triển được thực hiện vào giữa thế kỷ thứ 21, theo như lời nói thêm của nhà kinh tế họ Wu.
Qua sự quan sát các cửa hàng như Dollar King, One Dolar, Buck For Two và A Best Value đang mọc như nấm tại Bắc Mỹ, cửa hàng tràn đầy các sản phẩm gia dụng được chế tạo tại Trung quốc, món nào cũng bán với giá một đô-la.

Các cửa hàng bán đồng giá một hay hai đô-la này đã bắt trước một cửa hàng tại Nữu Ước cách đây chục năm. Cửa hàng tại Nữu Ước này là của một người gốc Do Thái, người này đã cho bán các món hàng đang bầy trên quầy với đồng một giá.

Với một đô-la hay hai đô-la trong túi, người ta có thể nghiễm nhiên bước vào các cửa hàng bán đồng giá và trở thành người khách để mua một món hàng cần dùng có ghi “Made in China” với giá một đô la hay hai đô la. Nhiều khi những khách hàng này lại trở thành thân chủ của các cửa hàng này hàng ngày hay hàng tuần.
Chiến lược thương mại này là chiến lược của Sony, người đã thành lập công ty Sony.

Sau thế chiến thứ hai, Nhật đầu hàng vô điều kiện, Sony là một sĩ quan trong quân đội Nhật không thoát khỏi khỏi cảnh thất nghiệp và nghèo đói. Sony đã từng đi ăn xin, nhưng nền kinh tế của Nhật lucÔ đó không khá, chẳng có ai cho Sony được cái gì cả.

Sony cảm thấy đói và mệt lả, ông ngồi xuống cạnh vỉa hè. Ông lơ đãng nhìn quang cảnh xung quanh. Một vòi nước đang chẩy đập vào mắt Sony, ông cảm thấy khát nước.
Ông đến xin chủ nhân miếng nước, chủ nhân cho biết ông cứ việc uống, uống bao nhiêu nước cũng được.

Sau này Sony thành lập đuợc xưởng chế tạo máy Radio, ấn tượng đó của dĩ vãng đã làm cho ông nghĩ cách làm thế nào để chế tạo được món hàng ai cũng có thể mua đuợc mà không tiếc gì tới đồng tiền và sẵn sàng bỏ tiền ra mua, dù đó là đồng tiền cuối cùng phải tiêu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.