Hôm nay,  

Lá Thư Từ Đức Quốc: Đức, Bộ Ngoại Giao Mời Đại Sứ Trung Cộng (China) Để Thảo Luận Về Luật An Ninh

12/07/202009:25:00(Xem: 6257)

Dẫn nhập: Chính trị là một đề tài rất phức tạp, đa diện vì khi đề cập đến chính trị có thể mỗi người có quan điểm khác nhau tuy cùng nhìn về một dữ kiện nào đó. Những gì sẽ xảy ra trong tương lai khó ai biết rõ được vì hứa hẹn (để dụ dỗ người khác hoặc đó cũng có thể là một chiến thuật nhất thời để đạt mục đích) là một chuyện và thực tế sau khi nắm quyền trong tay lại là chuyện khác. Hãy nhìn về Việt Nam với số phận của thành phần thứ ba/ của Mặt Trận QGTNGPMNVN sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thì rõ. Các chuyên gia biểu tình đòi dân chủ, chống tham nhũng thời VNCH từ sau 30.4. 1975 họ có dám công khai biểu tình chống lại chế độ mới như họ đã từng làm liên tục dưới chế độ VNCH mà họ cho là thiếu dân chủ không.?  Một chế độ mới NẾU tốt thì một người bình thường cũng tự hỏi tại sao người dân đã liều chết bỏ nước ra đi tìm Tự Do và cho đến nay nếu có cơ hội thì họ "quay lưng ngay với quê hương" của họ .? Một dẫn chứng rất cụ thể: "Dân DDR (cộng sản Đông Đức) đâu ai trốn chạy khi Tây Đức là "người thắng cuộc" trong sự thống nhất nước Đức hầu như không đổ máu .?" Hỏi tức là trả lời vậy .!  Ngoài ra, lặp lại là riêng người viết tránh tranh cãi không cần thiết bởi lý do đơn giản, ai cũng có quyền viết quan điểm nhưng đề nghị với dẫn chứng cụ thể và đọc giả là những người (tạm gọi) nhận định và phê bình.


Trước khi Anh Quốc trao cho China, một thỏa ước đã ký kết nhưng rõ ràng theo tin truyền thông thì China thay đổi ban hành ngay luật an ninh mới cho Hồng Kông sau khi tiếp nhận .! Các cuộc theo dõi … đã xảy ra và các nhà dân chủ, tranh đấu cho Hồng Kông trong quá khứ hiện đang sống trong phập phồng lo sợ.


Mỹ, Anh, Úc, Gia Nã Đại và ngay cả New Zealand là một nước nhỏ cũng bày tỏ rõ ràng lập trường chính trị của họ đối với Bác Kinh/China. Nếu ai đó bảo rằng hiện các quốc gia này "hùa, chay theo China" thì thú thật tôi hết ý kiến. Vậy thì chẳng lẽ những nước im lặng … lại thật sự "chống Bắc Kinh ư ?". 

 

Đừng quên, Nhân Quyền là một chuyện nhưng thương maị, bang giao kinh tế lại là chuyện khác. EU làm ăn với China nên khó ăn nói là chuyện dễ hiểu. Đức chẳng khác gì vì bà Merkel từng đem phái đoàn thương gia gộc của Đức cùng với Bộ Kinh tế sang China hay ký hợp đồng thương mại hàng chục tỷ Euro ngay tại Bá Linh/Đức. Có ai cho nước Đức hay EU hàng trăm tỷ mà họ nhận được từ China qua các hiệp ước thương mại (?) vì vậy đừng ngạc nhiên qua lời phát biểu sau đây, xin trích dẫn: "Chính trị gia về chính sách đối ngoại của CDU, Norbert Roettgen cũng đã yêu cầu chính phủ Đức có lập trường rõ ràng đối với China (Trung Cộng). Cho đến nay, điều này chỉ mang lại "tối thiểu" những gì dân chủ và pháp quyền phải cung cấp, ông nói. Đó là một sai lầm khi tính đến quá nhiều lợi ích kinh tế (sic).

Mời đọc bản tin ở dưới và nhường sự nhận định lại cho mỗi đọc giả (LNC).


***


                              https://s.yimg.com/ny/api/res/1.2/Nr8DaoYtMK7KGo0hFMv9ow--%7EA/YXBwaWQ9aGlnaGxhbmRlcjtzbT0xO3c9NTEyO2g9MzQxO2lsPXBsYW5l/http:/media.zenfs.com/de-DE/News/AFP/21e07b25dbf83dd73f17a2544c4ffeceb063cb40.jpg

                                      

              Cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào tháng 6 (Proteste in Hongkong im Juni)



Chính phủ Đức đã "phản ứng" luật an ninh China cho Hồng Kông bằng cách mời đại sứ China tới một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Đức, Miguel Berger một lần nữa giải thích vị trí của chính phủ liên bang Đức, từ Bộ Ngoại giao cho biết hôm thứ Sáu. Chính phủ liên bang Đức đã nhiều lần bị cáo buộc là quá "thận trọng" về luật pháp của Bắc Kinh. Canada và Úc đã đình chỉ, trong đó có các thỏa thuận dẫn độ của họ với Hồng Kông như một dấu hiệu của sự chỉ trích.


Chính phủ Đức, cùng với các đối tác EU, đã bày tỏ một số lo ngại rằng luật pháp sẽ làm suy yếu nghiêm trọng quyền tự chủ rộng rãi của Khu vực hành chính đặc biệt và nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự độc lập của tư pháp và quy tắc của pháp luật, Bộ Ngoại Giao cho biết thêm.


Theo quan điểm của các phê bình gia, luật an ninh mới của Trung Cộng là sự cắt giảm mạnh nhất trong tình trạng bán tự trị của Hồng Kông cho đến nay và đang can thiệp ồ ạt vào quyền tự trị của nước này. Luật pháp cho phép chính quyền China trấn áp tất cả mọi hoạt động mà họ coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.


Chính phủ Đức đã bị cáo buộc "phản ứng thận trọng" với sự ra đời của luật an ninh. Trong khi các quốc gia khác từ lâu đã hành động về các sự kiện ở Hồng Kông, "EU và Đức vẫn còn đang tự đánh mất mình bằng những từ ngữ khó nghe và luôn cảnh báo như vậy", chủ tịch Ủy ban Nhân quyền tại Bundestag, Gyde Jensen (FDP) chỉ trích. Trong số những điều khác, bà ta đã kêu gọi giúp các nhà hoạt động chính trị bị theo dõi, bị đàn áp để họ dễ dàng vào Đức và EU hơn và cho họ tị nạn mà không cần thủ tục hành chánh.


Chính trị gia về chính sách đối ngoại của CDU, Norbert Roettgen cũng đã yêu cầu chính phủ Đức có lập trường rõ ràng đối với China (Trung Cộng). Cho đến nay, điều này chỉ mang lại "tối thiểu" những gì dân chủ và pháp quyền phải cung cấp, ông nói. Đó là một sai lầm khi tính đến quá nhiều lợi ích kinh tế.


Hoa Kỳ, Úc, Canada và Vương quốc Anh đã phản ứng với các sự kiện ở Hồng Kông bằng các biện pháp rõ ràng, gây bất mãn từ Bắc Kinh. Úc tuyên bố sẽ đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Đặc khu hành chính Trung Cộng. Đối với khoảng 10.000 cư dân Hồng Kông sống ở Úc, thị thực làm việc hoặc sinh viên sẽ được gia hạn tổng quát (pauschal / flat-rate) trong thời gian năm năm. Sau đó, đường dẫn đến tình trạng thường trú nhân nên được mở cho họ.


Canada cũng đã đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông và ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự. Chính phủ Anh đã cung cấp cho hơn ba triệu người Hồng Kông một lộ trình đơn giản hóa để trở thành công dân Anh. 


Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật trừng phạt chống lại bất cứ ai "phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông". New Zealand cũng đã công bố thẩm xét lại mối quan hệ của họ với Hồng Kông.


Với luật an ninh mới, Bắc Kinh đã đáp trả các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài hàng tháng và đôi khi dữ dội của phong trào dân chủ năm ngoái tại thuộc địa cũ của Anh. Theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống", đô thị tài chính đã được cấp quyền đặc biệt trong 50 năm khi được bàn giao cho China vào năm 1997, trong đó bao gồm quyền Tự Do Ngôn Luận và Hội Họp.



* Lê Ngọc Châu (Nam Đức, chuyển ngữ & tóm lược chiều 11.07.2020)

- Theo AFP • 10. Tháng 7 năm 2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.