Hôm nay,  

Tin Vắn Thế Giới

17/05/200000:00:00(Xem: 5229)
TT PHI THĂM TRUNG QUỐC HỌP VỀ MẬU DỊCH, TRƯỜNG SA
BẮC KINH - TT Joseph Estrada của Philippines vừa tới Bắc Kinh trong 1 chuyến công du Trung quốc 5 ngày. Trước khi lên đường, ông tuyên bố vấn đề con tin bị du kích Abu Sayyaff cầm giữ tại đảo Jolo vẫn là một quan tâm ưu tiên của chính phủ. Trong cuộc viếng thăm nhằm mục đích phát triển giao thương với Hoa Lục, chiều Thứ 3 ông dự lễ nghênh đón tại Thiên An Môn và sau đó hội đàm với Chủ Tịch Giang Trạch Dân. Một đề tài khác sẽ được đề cập tới trong dịp này là cuộc tranh giành giữa Philippines và Trung quốc về chủ quyền tại 1 số hải đảo thuộc vùng trường Sa.
TT Estrada tuyên bố thêm là còn nhiều khó khăn trong tiến trình giải quyết vụ con tin bị bắt từ đảo Sipadan của Malaysia hơn 2 tuần qua, nhưng tin rằng sau chuyến công du, sẽ tìm ra một giải pháp. Nhưng, ông cũng gián tiếp cảnh cáo du kích Hồi Giáo rằng ông tin cậy và quân đội, và tin rằng sẽ thắng cuộc chiến này. TT Estrada nói “Trong chiến tranh, phải có thiệt hại, nhưng chính phủ Philippines sẽ không chấp nhận những gì gây thiệt hại cho đất nước.”
Hôm Thứ 2, nhà báo được thăm viếng các con tin cho biết các con tin rất xuống tinh thần, trong khi tổ chức Abu Sayyaff bác bỏ các nguồn tin báo chí theo đó họ đòi tiền chuộc từ 1200 đến 1700 MK mỗi đầu người.

BIỂU TÌNH ĐÒI TĂNG GIÁ MÍA
Các nông dân trồng mía Thái Lan đã hô khẩu hiểu trong khi biểu tình bên ngoài một công ốc tại Bangkok hôm Thứ Ba 16.5.2000. Hàng trăm nông dân xuống đường để đòi nâng giá cao hơn cho sản lượng mía.

ĐIỀU TRẦN TRƯỚC TÒA S.F. VỤ BÁN TỜ BÁO EXAMINER
SAN FRANCISCO - 2 tuần lễ điều trần trước Tòa về vụ án tờ báo Examiner, phát hành buổi chiều ở San Francisco, chưa rõ sẽ đem lại kết quả như thế nào, nhưng đã liên quan đến nhiều khuôn mặt tên tuổi, mà mới đây nhất là ông Ted Fang, doanh gia gốc Hoa mà công ty truyền thông đại chúng Hearst, bản doanh New York, thuận bán tờ Examiner.
Điều trần từ sáng Thứ 2, ông Ted Fang, 37 tuổi, chủ nhân tờ báo độc lập The Independent, tuần báo Asian Week phát hành toàn quốc và 3 tuần báo phát không tại vùng Vịnh San Francisco, trình bày rằng ông có kinh nghiệm làm báo, và dự định phát hành tờ Examiner từ 50 ngàn đến 100 ngàn ấn bản vào buổi sáng để cạnh tranh với tờ Chronicle.
Luật sư Alioto, đại diện cựu ứng cử viên Thị Trưởng Clint Reilly, cản trở vụ mua bán tờ Chronicle và tờ Examiner, bằng luật chống độc quyền, tranh biện rằng công ty Hearst bán tờ Examiner với hậu ý rằng báo này sẽ sụp đổ trong 3 năm, tạo ra tình trạng độc quyền cho tờ Chronicle còn lại. Tiến trình điều trần được dự liệu kết thúc ngày 31-5.

NỮ HOÀNG ANH QUỐC PHONG TƯỚC 2 TÀI TỬ
LONDON - Các nữ tài tử điện ảnh Liz Taylor và Julie Andrews ngày Thứ 2 được Nữ Hoàng Anh ban cấp tước hiệu Dames of the Orders, về thành tích nghệ thuật và làm việc từ thiện.
Cả hai người đều chào đời tại nước Anh trong thập niên 1930, nhưng gần trọn đời hoạt động điện ảnh tại Hoa Kỳ. Liz Taylor, năm nay 68 tuổi, ngạc nhiên được tặng danh hiệu cao quý này. Vì mới qua 1 cuộc giải phẫu xương hông, bà được 2 người con trai dìu tại buổi lễ tổ chức tại Viện Điện Ảnh Anh giữa tiếng quốc thiều.
Bà tâm sự là nhân dịp này bà cũng nhớ tới 1 trong những người chồng cũ là tài tử Richard Burton, từng cùng bà tới Điện Buckingham nhận tước hiệu Order of the Empire. Julie Andrews chụp ảnh chung với Liz Taylor, cho biết bà rất hãnh diện được ban tước hiệu Dame of the Orders.

ZIMBABWE SẮP BẦU QUỐC HỘI, QUỐC TẾ NGHI SẼ GIAN LẬN
HARARE - Một thông cáo chính phủ công bố tối Thứ 2 cho hay TT Mugabe đã định ngày bầu cử quốc Hội Zimbabwe là ngày 24 và 25 tháng tới. Đảng đối lập MDC, tức Phong Trào Đòi Thay Đổi Dân Chủ, đã lên tiếng hoan nghênh tin trên, mặc dù vẫn hồ nghi về tính công bằng của cuộc bầu cử sắp tới.
Ông Welshman Ncube, Tổng Thư ký MDC, cho biết đảng ông có kế hoạch chấn hưng đất nước, biết nhân dân muốn gì và có thể làm những gì, còn đảng câam quyền ZANU thì không. Các nhà phân tích chính trị nhận xét rằng hiến pháp Zimbabwe hiện hành dành ưu thế cho đảng cầm quyền, vì được cho sẵn 30 ghế ở quốc Hội, chỉ cần giành thêm 50 ghế là có đa số tại Quốc Hội 150 ghế.
Nước Zimbabwe dân số 12 triệu rưỡi người, có trên 5 triệu cử tri.

THỔ NHĨ KỲ: LỄ NHẬM CHỨC TỔNG THỐNG
ANKARA - Thẩm phán chủ trương cải cách Ahmet Necdet Sezer, trúng cử TT Thổ Nhĩ Kỳ, ngày Thứ 3 đã làm lễ tuyên thệ nhậm chức, hô hào tiếp tục cải tổ kinh tế và nhắm tới mục tiêu gia nhập khối Liên Hiệp Âu Châu. Vai trò TT của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều ý nghĩa về nghi lễ, nhưng ông Sezer sẽ đóng vai trò quan trọng là giải hòa các chính khách thường xuyên tranh cãi, trong khi TT mãn nhiệm Demirel chưa công bố gì về kế hoạch hoạt động tương lai. Ông Demirel được các đảng nhỏ cánh hữu và đảng Con Đường Sự Thật bảo thủ ca ngợi. Giới kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ thì mong mỏi tân TT ủng hộ kế hoạch vay Quỹ Tiền Tệ quốc Tế 4 tỉ, và làm hạ tỉ lệ lạm phát.

CHEVRON CHUẨN BỊ ĐÁNH LỚN
David O’Reilly, tân Tổng Quản Trị của hãng dầu Chevron, dự tính đưa ra một loạt kế hoạch mới, trong lúc chứng khoán công ty gần như không đổi so với giá năm ngoái, để chứng minh rằng hãng Chevron không phải đã hóa thạch.

ĐĨA ĐIỆN TOÁN CHỨA VIRUS
Nelson Bartolome, chuyên gia của Sở Điều Tra Quốc Gia Phi NBI, đã họp báo hôm Thứ Ba cho thấy đĩa điện toán tịch thu từ chung cư của Onel de Guzman, người bị nghi đã phóng ra virus “I Love You” làm làng điện toán thế giới mất 10 tỉ đô. Địa này chứa thông tin làm họ phải thẩm vấn Michael Buen, một sinh viên khác. Nhưng Buen đã chối không hề làm virus này.

XÀI DƯỢC THẢO TRỊ BỆNH"
Trả lời câu hỏi là bạn có từng dùng dược thảo để trị các bệnh khác nhau, bản thăm dò Zogby cho thấy có 4/10 dân Mỹ trả lời “Có,” trong khi 58.1% nói là chưa từng xài dược thảo. Trong các địa phương Mỹ, có 49.3% dân Miền Tây xài dược thảo, 41.3% dân Miền Đông, 38.7% Miền Trung, và 38.4% Miền Nam.

DOMINICAN: DÂN ĐI BẦU TỔNG THỐNG
SANTO DOMINGO - Khoảng 4 triệu 300 ngàn cử tri nước Cộng Hòa Dominican ngày Thứ 3 đi bỏ phiếu bầu TT, chia ra buổi sáng dành cho phụ nữ, buổi chiều dành cho phái nam. Bầu cử riêng về phái tính bắt đầu áp dụng năm 96, chỉ nhằm mục đích về tổ chức. Một phụ nữ từ Hoa Kỳ về, đi bỏ phiếu, mô tả cuộc đầu phiếu ở Dominican là rất có trật tự. Một cuộc khảo sát dư luận tiền bầu cử tiên đoán sẽ không ứng cử viên nào thu được trên 50% tổng số phiếu. Ứng cử lần này có ông Balaguer, 1 cố vấn của chế độ độc tài Trujillo 40 năm trước, và lần nào cũng tranh cử, trừ năm 1996. Kinh tế và vấn đề di dân là 2 đề tài chính trong cuộc vận động tranh cử.

ARGENTINA: MƯA LỤT TO, NHIỀU NHÀ HƯ
BUENOS AIRES - Mưa lớn gây lụt lội và hư hại hàng ngàn nhà cửa tại khu vực thủ đô và tỉnh Buenos Aires của Argentina, hàng ngàn người di tản. Gió mạnh làm tình hình càng thêm khó khăn, và Thống Đôc Carlos Ruckauf đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vùng. Tại khu vực thủ đô 9 triệu dân, 2500 người đã di tản, sau khi hàng chục ngôi nhà bị nước sông dâng lên cuối trôi. Sở Khí Tượng tiên đoán mưa còn tiếp diễn ít nhất 2 ngày nữa.

2 CẬU HUNG THỦ: ĐỜI CHỈ VUI KHI CÓ CHẾT CHÓC
GODEN, Colorado - Các nhà điều tra về vụ nổ súng tại trường họp Columbine tháng Tư năm ngoái nhận xét rằng hai học sinh hung thủ lớn lên như những thiếu niên bình thường khác, ngoài một khía cạnh tâm thức mà 2 cậu chỉ có thể chia xẻ với nhau.
Lời được ghi lại của cậu học sinh Klebold nói “Hơn 26 giờ nữa, phán xét bắt đầu. Sẽ căng thẳng thần kinh, nhưng thú vị. Đời có vui gì khi không có một chút chết chóc”.
Một đoạn băng ghi âm khác nói như sau “Gài bom lúc 11 giờ 9 phút. định giờ cho nổ vào lúc 11 giờ 17 phút. Ra đi, lái xe tới công viên Clement, chờ. Khi trái bom đầu phát nổ, bắt đầu tấn công. Thú vị.”
Trong nhật ký năm 1997, Klebold bắt đầu nghĩ tới việc giết người, vì cảm thấy không đồng cảm với bạn bè, ghét cuộc sống, có viết thư tình nhưng không gửi đi. Klebold tìm thấy Harris là người tâm đầu ý hiệp, có những tư tưởng tương tự. Harris bắt đầu viết nhật ký năm 1998, ghi là thù ghét tất cả thế giới, muốn giết mọi người, chỉ chừa ra chừng 5 người. Trang viết ngày của Mẹ năm 1998, Harris viết “Những buồng trứng tốt vẫn đẻ ra những đứa con xấu”.

MA TÚY HAITI VÀO MỸ TĂNG VỌT
14% bạch phiến và cocaine xâm nhập nước Mỹ xuất xứ từ Haiti, và tỉ lệ này đã leo thang kể từ đầu năm tới nay, đa số do tàu biển của Haiti đưa tới Miami. Nhân viên công lực cho hay số lượng ma túy từ Haiti bị bắt trong hơn 4 tháng qua đã cao gấp 3 lần trọn năm 99. Giới điều tra nhận thấy rằng giới buôn lậu ma túy Colombia đã di chuyển tới Haiti, vì Haiti gần Hoa Kỳ hơn, nhân viên cảnh sát Haiti kém cõi về nghiệp vụ cũng như trang bị, chưa kể một số ngân hàng Haiti đã tham gia vào việc rửa tiền để thu lợi lớn.

CƯ DÂN LOS ALAMOS VỀ COI NHÀ CỬA CHÁY
LOS ALAMOS - Khoảng 20 nhà điều tra đã tới tiểu bang New Mexico để bắt đầu điều tra về vụ hỏa hoạn tại khu vực Phòng Thí Nghiệm Quốc Gia Los Alamos. Đám cháy từ đầu tháng này đã thiêu rụi trên 44 ngàn acres, và đang tiến về phía khu bảo tồn Santa Clara Pueblo, diện tích 47 ngàn acres.


Phóng viên cho biết 35% đám cháy đã được kềm chế, nhưng từ sáng Thứ 3, gió lại nổi lên với tốc độ từ 40 đến 50 dặm. Lửa còn cách nhà ở của dân thiểu số da đỏ Pueblo, nhưng đang cháy tại nghĩa trang của họ. Hơn 3/4 khu vực Los Alamos đã mở cửa, một số cư dân di tản đã trở về, nhưng Phòng Thí Nghiệm Los Alamos còn đóng cửa, chờ kiểm nghiệm không khí và tỉ lệ phóng xạ tại chỗ.

GIULIANI: VẪN TRANH GHẾ NGHỊ SĨ
NEW YORK - Tại tiệc gây quỹ tối Thứ 2, ông Giuliani, Thị Trưởng New York, tuyên bố rằng ông vẫn tiếp tục kế hoạch tranh cử Nghị Sĩ. Trước đó, ông bỏ kế hoạch đi gây quỹ tranh cử ở California và chưa quyết định chương trình chữa trị bệnh ung thư nhiếp hộ tuyến. Trong khi đó, các đại diện của 200ngàn công nhân thuộc 300 nghiệp đoàn ngày Thứ 2 đã hội họp tại công ốc tiểu bang, tuyên bố ủng hộ bà Hillary Clinton ứng cử vào Thượng Viện. Theo chương trình, đại hội đảng Dân Chủ tiểu bang New York dự liệu tối Thứ 3 quyết định chính thức cử bà Hillary Clinton ra tranh cử.

2 NƯỚC ETHIOPIA, ERITREA KHOE GIẾT CẢ NGÀN QUÂN THÙ
Các viên chức Ethiopia loan báo quân đội của họ đã đánh lui quân Eritrea ở 5 đến 6 phòng tuyến biên giới, và đang tiến chiếm các thị trấn chiến lược, tại phía Tây Eritrea. Đợt tấn công này khai diễn hôm Thứ 6 tuần qua.
Phóng viên có mặt tại bộ chỉ huy hành quân không xa biên giới sáng Thứ 3 nghe rõ tíếng nổ của trọng pháo bên kia đất Eritrea. Trước đó, tin quân sự Eritrea ngày Thứ 2 loan báo bắn hạ hàng ngàn địch quân, hủy diệt 16 xe tăng Ethiopia. Hai nước luôn luôn cả quyết là mong muốn hòa bình, và cùng đổ tội cho nhau về sự tan vỡ các cuộc hòa đàm kể từ năm 98 tới nay.
Trong khi đó, LHQ đang xem xét 1 dự thảo quyết nghị của Hoa Kỳ, đề nghị cấm vận vũ khí đối với 2 nước, mà hiện nay 9 triệu người đang bị nạn đói đe dọa.. Theo các nhà ngoại giao, Hội Đồng Bảo An chưa đồng thuận về vấn đề này, chưa chắc quyết nghị của Hoa Kỳ sẽ được biểu quyết trong ngày Thứ Tư.

TỔNG THỐNG ĐẮC CỬ ĐÀI LOAN: SẼ DỊU CĂNG THẲNG
ĐÀI BẮC (Reuters) - Tổng Thống đắc cử Đài Loan hôm thứ ba 16-5 nói bài diễn văn tựu chức của ông cuối tuần này sẽ làm dịu sự căng thẳng với Trung Quốc.
Ông Trần nói: “Cải thiện quan hệ giữa hai bên eo biển Đài Loan là một ngõ cụt, giống như nơi tận cùng của núi của sông.
“Nhưng sau một bài diễn từ của A Biển này vào ngày 20-5, tôi cam đoan với đồng bào là sẽ có một ngôi làng khác bên những khóm hoa và rặng liễu”.
Chữ A Biển là tên gọi thân yêu của những người ủng hộ ông. Nhưng ông Trần không chịu nói rõ làm thế nào bài diễn văn của ông có thể xoa dịu căng thẳng.
Dù vậy ông có vẻ phấn khởi hơn tháng trước, khi ông cảnh giác là chớ có mong đợi những điều không thực tế chẳng hạn như cho rằng một bài diễn văn có thể giải quyết hơn năm chục năm thù nghịch giữa hai bên.
Trong khi đó một bài xã luận của Tân hoa xã cảnh cáo “sẽ có hậu quả tai hại” nếu Đài Loan không chịu chấp nhận là một phần của Trung Quốc.
Bài báo viết Trung Quốc đã nhượng bộ Đài Loan rất nhiều, nhưng căn bản là Đài Loan phải chấp nhận nguyên tắc “Nhất Hoa” nếu muốn quan hệ được cải thiện.
Trần Thủy Biển vẫn nói ông sẵn sàng thảo luận về “Nhất Hoa” nhưng không thể chấp nhận đó là căn bản để thảo luận.
Hôm thứ ba 16-5 ông Trần nói bài diễn văn tựu chức ngày 20-5 của ông sẽ làm đồng bào Đài Loan “thỏa mãn”, làm Hoa Kỳ “có thể chấp nhận được” và làm cộng đồng quốc tế “đồng ý”.
Ông nói: “Quan trọng hơn hết là phía bên kia eo biển sẽ không thể nào tìm được một cái cớ nào để tiến đánh Đài Loan.
“Chúng ta sẽ cho thấy sự thành thực và thiện chí của chúng ta”.

TÌNH THẾ SIERRA LEONE ĐỠ HƠN, QUÂN CHÍNH PHỦ THẮNG THẾ
FREETOWN - Sau 48 giờ tấn công, quân chính phủ và các lực lượng dân quân đồng minh đã trình bày với báo chí các tử thi loạn quân bị bắn hạ trong trận đánh ở Masiaka, cách thủ đô 40 cây số.
Một đơn vị Jordan thuộc Lực Lượng LHQ đã được đưa tới Masiaka, trong khi vị Tướng chỉ huy quân Anh cho biết ông nhận thấy tình hình Sierra Leone đã cải thiện hơn ngày ông tới trong tuần qua. Trung Tá Augustin Kenny nói: quân đội Sierra Leone là một, chiến đấu dưới quyền chỉ huy thống nhất, sẽ tiếp tục thắng.
Tình hình Sierra Leone xoay chiều sau khi quân Anh tới củng cố an ninh trật tự ở thủ đô Freetown, lấy lại tự tin cho các đơn vị LHQ ô hợp và thiếu chuẩn bị.
Tại cuộc họp báo sáng Thứ 3, ông Oluyemi Adeniji, giai đoạn tới ở Sierra Loene là chấm dứt tình trạng đối nghịch để các phe trở lại tình trạng trước ngày bùng nổ nội chiến. Tại Bo, thành phố lớn thứ nhì của Sierra Leone, được dân quân Kamajor phòng thủ, cảnh sát đã thẩm vấn những loạn quân quy hàng để tìm hiểu kế họach sắp tới của loạn quân.
Tướng Guthrie, chỉ huy quân Anh, bác bỏ tin nói rằng sĩ quan thuộc cấp của ông chỉ huy cuộc phản công của quân chính phủ, và ông cũng từ chối tiên đoán kỳ hạn phục vụ của quân Anh tại Sierra Loene.

THÊM VỤ NỔ PHÁO BÔNG TÂY BAN NHA
VALENCIA, Tây Ban Nha - 2 ngày sau tai nạn thảm khốc tại Hòa Lan, thêm 1 vụ nổ xưởng pháo bông xẩy ra tại khu ngoại ô Rafelcofer của thành phố Valencia, miền tây nam Tây Ban Nha trong ngày Thứ 2, gây thiệt mạng ít nhất 5 người. Lính cứu hỏa đã tới nơi dập tắt đám cháy lan qua tới vườn rau ven khu đồi lân cận. Cư dân địa phương cho biết vụ nổ gây rung chuyển ở xa 3 cây số rưỡi. Vùng Valencia có nhiều xưởng làm pháo bông cung cấp cho các lễ hội Fallas vào Mùa Xuân hàng năm.

TƯỚNG WIRANTO BỊ THẨM VẤN VỀ BẠO ĐỘNG ĐÔNG TIMOR
JAKARTA - Tướng Wiranto, cựu Tư Lệnh quân đội Indonesia, ngày Thứ 3 bị chất vấn trong 7 tiếng đồng hồ về vai trò của ông ta trong cuộc tàn phá Đông Timor năm ngoái. Sau cuộc điều trần có 1 tổ biện hộ 7 luật sư và 2 cố vấn quân pháp phụ giúp, Tướng Wiranto đã gián tiếp quy trách cho LHQ.
Ông nói với các nhà báo rằng bạo động Đông Timor bùng nổ không phải vì cuộc trưng cầu dân ý đã được Indonesia tổ chức và bảo vệ thành công, mà do sự bất mãn của thành phần dân số thân Jakarta, về kết quả không công bằng của dưới sự điều hành của cơ quan (UNAMET) của LHQ. Ông Wiranto nói thêm rằng ông sẽ không trở lại tham gia Nội Các, và cảm thấy thoải mái sau khi đã nói ra hết sự thật. Tuần tới, ông còn được mời ra điều trần tiếp.

COLOMBIA: CỘNG QUÂN GÀI BOM VÀO CỔ THƯỜNG DÂN, TỐNG TIỀN
BOGOTA - Sau 1 thập niên nội chiến thiệt mạng 35 ngàn người, loạn quân Macxít tại Colombia bắt đầu thực hành một thủ đoạn khủng bố mới là buộc chất nổ ở cổ những kẻ bị tống tiền mà kháng cự.
Trước bình minh ngày Thứ 2, loạn quân CS đột nhập nhà bà Elvia Cortes, trừng phạt bà này bằng một chuỗi chất nổ buộc quanh cổ, tự bung nổ sau 6 giờ, gây thiệt mạng cảnh sát viên cố tháo gỡ và hô hiệu hóa bom để cứu bà ta.
Một thông cáo của quân đội cho biết, trước đó, một nông dân nuôi bò lấy sữa, tên là Cortes Gil, kháng cự lệnh tống tiền của loạn quân Macxít, đã bị giết bằng kỹ thuật tàn bạo kể trên.
2 chuyên viên chất nổ mất cánh tay khi cố cứu ông này, và sau đó 1 trong 2 người chết vì mất máu.

ÂU CHÂU MUỐN GIỮ 50% VIỄN THÔNG TQ
BẮC KINH - Ông Pascal Lamy, ủy viên mậu dịch Liên Hiệp Âu Châu, đã tiếp tục ngày đối thoại thứ nhì với các viên chức Bắc Kinh. Ngày Thứ 2, ông đã thương thảo 2 giờ với Bộ Trưởng Thương Mại Shi Guangsheng, mà không rõ Bắc Kinh có đáp ứng lời kêu gọi mềm dẻo của ông Lamy hay không. Mục tiêu của Liên Hiệp Âu Châu 15 nước là tìm kiếm sự nhượng bộ của Bắc Kinh ở các lãnh vực ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm, xe cộ và phân phối. Trong 1 cuộc phỏng vấn tuần qua, ông Lamy cho biết các công ty Âu Châu muốn dành chiếm 50% thị trường điện thoại lưu động ở Trung Hoa Lục Địa

QUỐC TÁNG CỰU THỦ TƯỚNG OBUCHI
TOKYO - Tang lễ cựu Thủ Tướng Obuchi cử hành sáng sớm Thứ 3, trong khi toàn quốc treo cờ rủ, và một bàn thờ được dựng lên tại phía trước trụ sở đảng Dân Chủ Tự Do. Linh cữu của ông Obuchi được xe ngựa đưa tới Nhà Vĩnh Biệt, nơi tập trung khoảng 300 khách, gồm các viên chức chính phủ và ngoại giao đoàn, trong số này có Đại Sứ Hoa Kỳ Thomas Foley. Đám đông xếp hàng phía ngoài cũng lần lượt tiến vào đặt vòng hoa và chào vĩnh biệt linh cữu lần cuối cùng.

MỸ LO DÀN HÒA TRUNG ĐÔNG, BIỂU TÌNH VẪN CÒN NHIỀU NƠI
RAMALLAH - Ông Dennis Ross, đặc sứ của TT Clinton, tới Jerusalem ngày Thứ 2, sẽ gặp Chủ Tịch Arafat tại thành phố tự trị Ramallah trong ngày Thứ 3, một ngày sau vụ bạo động nghiêm trọng nhất kể từ 2 năm, gây thiệt mạng 3 người Palestine, 320 người Palestine và 15 lính Israel bị thương.
Thiếu Tướng Moshe Yaalon, tư lệnh Israel tại Tây Ngạn, cho biết các cuộc biểu tình kỉ niệm ngày Al Naqba, theo nghĩa của tiếng Ả Rập là sự thành lập nước Israel, mà đối với người Palestine là tai họa, do chính quyền tổ chức, đã trở thành mất kiểm soát.
Ông nói hàng trăm người Palestine đã bắn đạn thật tại khu vực Lăng Joseph, một khu định cư của dân Israel tại thị trấn Nablus thuộc Tây Ngạn. Để phòng hờ, quân đội Israel đã phái xe thiết giáp tới ngoại ô Nablus, nhưng không tiến vào khu tự trị của Palestine. Sau cùng, cảnh sát Palestine đã tới giải tán người biểu tình. Mặc dù vậy, các nhà thương thuyết vẫn tiếp tục đàm phán.
Theo các viên chức Palestine, các cuộc mật đàm đang diễn ra trong tuần này ở Thụy Điển, nhưng số phận của thành phố Palestine chưa được nói tới. Thủ Tướng Barak trong ngày Thứ 2 thông báo với Chủ Tịch Arafat rằng việc giao trả 3 xã ven Jerusalem đã được Nội Các Israel chấp thuận sẽ chỉ được thực hiện sau khi bạo động lắng xuống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một bản tin khác của AP hôm Chủ Nhật cho biết rằng các lãnh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý hôm Chủ Nhật sẽ ngưng tài trợ các nhà máy điện chạy bằng than đá tại những nước nghèo và đưa ra lời cam kết mơ hồ tìm cách ngưng thải khí carbon “vào khoảng giữa thế kỷ” khi họ thu xếp thượng đỉnh tại La Mã trước khi cuộc họp khí hậu lớn hơn của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Glasgow, Ái Nhĩ Lan. Trong khi Thủ Tướng Ý Mario Draghi và Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron mô tải thượng đỉnh Nhóm 20 là thành công, kết quả đã làm thất vọng các nhà hoạt động khí hậu, người đứng đầu LHQ và lãnh đạo Anh.
Thỏa thuận nói trên ít hơn mức thuế tối thiểu 21% lúc ban đầu của Tổng Thống Joe Biden. Nhưng Biden đã viết tweet nói ông thỏa mãn. “Ở đây tại G20, các lãnh đạo đại diện 80% Tổng Sản Lượng Toàn Cầu – các đồng minh và những quốc gia cạnh tranh – đã làm rõ sự ủng hộ của họ đối với mức thuế tối tiểu toàn cầu mạnh mẽ,” theo tổng thống viết trên tweet. “Điều này còn hơn một thỏa thuận về thuế -- đó là chính sách ngoại giao đang tái định hình nền kinh tế toàn cầu của chúng ta và mang lại lợi ích cho người dân của chúng ta.”
Trong năm 2018, Trump đã công bố thuế 25% lên hàng thép nhập cảng và 10% thuế lên nhôm làm cho các kỹ nghệ khó khăn, tạo ra sự chỉ trích gay gắt từ các nhà sản xuất các sản phẩm làm bằng thép và nhôm của Mỹ, mà duy trì các mức thuế đó sẽ làm mất việc làm trong các hoạt động của họ và gia tăng giá tiêu thụ. Hôm Thứ Bảy, Sullivan gọi các mức thuế đó là “một trong những việc gây khó chịu cả hai bên lớn nhất trong quan hệ Mỹ-Liên Âu.”
Những người biểu tình tại London, được tham gia bởi nhà hoạt động khí hậu Thụy Điển Greta Thunberg cũng như nhiều nhà vận động trẻ khác từ khắp thế giới tới, là một phần của một ngày toàn cầu hành động trước khi các nhà lãnh đạo tới Glasgow để dự Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26, được biết với tên tắt là COP26. Nhiều nhà vận động môi trường gọi cuộc tập họp từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 là cơ hội tốt nhất sau cùng của thế giới để lật ngược chiều hướng trong trận chiến chống biến đổi khí hậu.
Biden và Macron đã chào đón nhau với những cú bắt tay và vịn vai trước khi họ họp mặt đối mặt lần đầu kể từ vụ thỏa thuận được công bố vào tháng 9, đánh dấu nỗ lực mới nhất của Mỹ để cố gắng xoa dịu sự tổn thương tình cảm của Pháp. Biden đã không chính thức xin lỗi Macron, nhưng thừa nhận Hoa Kỳ không nên làm một đồng minh kỳ cựu ngỡ ngàng. “Tôi nghĩ điều đã xảy ra là – để dùng một thành ngữ tiếng Anh – điều chúng tôi đã làm là vụng về,” theo Biden nói, thêm rằng thỏa thuận tàu ngầm “đã không được làm với nhiều uyển chuyển.” “Tôi cứ đinh ninh rằng Pháp đã được thông báo từ lâu trước đó,” theo Biden nói thêm.
Nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm Thứ Ba, Tổng Thống Thái Anh Văn cho biết Đài Loan, nằm cách bờ biển đông nam của Hoa Lục chưa tới 200 kilometers, là một “ngọn hải đăng” của dân chủ cần được bảo vệ để giữ niềm tin trên toàn cầu trong những giá trị dân chủ. “Đây là hòn đảo của 23 triệu người đang cố gắng khó nhọc mỗi ngày để tự bảo vệ và bảo vệ nền dân chủ của chúng tôi và bảo đảm rằng người dân của chúng tôi có loại tự do mà họ xứng đáng được,” theo bà nói.
Hôm Thứ Hai các viên chức nói rằng Hoa Kỳ tin rằng Iran đã cung cấp nguồn lực và đã khuyến khích cuộc tấn công, nhưng các máy bay robot đã không được phóng đi từ Iran. Chúng là các máy bay robot của Iran, và Iran có vẻ đã tạo điều kiện cho việc sử dụng chúng, theo các viên chức cho biết với điều kiện ẩn danh vì điều đó chưa được phổ biến. Các viên chức nói rằng họ tin là các cuộc tấn công liên quan tới 5 chiếc máy bay robot chở đầy chất nổ, và chúng đã đánh vào đồn trú al-Tanf của lính Mỹ và một nơi mà các lực lượng chống Syria trú đóng.
Quân đội Sudan đã chiếm quyền hôm Thứ Hai, 25 tháng 10 năm 2021, giải tán chính quyền chuyển tiếp nhiều giờ sau khi quân đội bắt giam thủ tướng, và hàng ngàn người đã tràn ra các con đường để phản đối đảo chánh đe dọa tiến trình hướng tới dân chủ của đất nước, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai. Lực lượng an ninh đã nổ súng vào một số người biểu tình, và 3 người biểu tình đã bị giết chết, theo Ủy Ban Bác Sĩ Sudan, cũng nói có 80 người bị thương.
Afghanistan sắp rơi vào sự hỗn loạn ngoại trừ cộng đồng quốc tế hành động nhanh chóng, theo các bộ trưởng Thụy Điển và Pakistan cảnh báo hôm Thứ Bảy, qua bản tin của CNN tường thuật hôm Chủ Nhật, 24 tháng 10 năm 2021. Afghanistan đã rơi vào khủng hoảng sau khi phong trào Taliban Hồi Giáo cứng rắn đánh đuổi chính quyền do Tây Phương hậu thuẫn vào tháng 8 đưa tới việc chấm dứt đột ngột hàng tỉ đô la tài trợ cho nền kinh tế lệ thuộc ngoại viện của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng những đại sứ này nên rời khỏi đất nước Thổ nếu họ không hiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Bộ Ngoại Giao nhận lệnh, họ có thể tiến hành mà không cần phải có sự chấp thuận thêm. Bước này có thể dọn đường cho các cuộc trục xuất của họ. Hành động này đến vài ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các đại sứ của Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Gia Nã Đại, Đan Mạch, Hòa Lan, Phần Lân, Tân Tây Lan, Na Uy, và Thụy Điển về tuyên bố chung của họ kêu gọi trả tự do cho Kavala vào năm thứ 4 ông bị ngồi tù.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.