Hôm nay,  

Lhq: Ht Huyền Quang Là Tù Nhân Lương Tâm

14/08/200100:00:00(Xem: 4805)
GENEVA (VB) - Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Hòa Thượng Huyền Quang là tù nhân lương tâm. Bản tin do Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam viết như sau.
Thông Cáo Báo Chí Ngày 13.8.2001
Của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
* Bản phúc trình về xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Phái đoàn Hà Nội trước Ủy hội Nhân quyền LHQ bị Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phản bác
* Liên Hiệp Quốc tuyên xưng Đại lão H.T Thích Huyền Quang là Người tù vì lương thức bị bắt bớ trái phép
Khóa họp lần thứ 53 của Phân ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại Điện Quốc liên ở Genève suốt tháng 8. Nhân dịp này, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam lên tiếng nhắc lại hiện trạng bắt bớ các nhà lãnh đạo các tôn giáo tại Việt Nam; trong có trường hợp Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và quản chế 2 năm Hòa thượng Thích Quảng Độ kể từ hôm 1.6.01. Năm nay, Ủy hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên xưng Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là "Người tù vì lương thức bị bắt bớ trái phép", sau khi Tổ Hành động chống Bắt bớ trái phép của Liên Hiệp Quốc đạt thư đến nhà cầm quyền Hà Nội, hôm 12.9.2000, hỏi lý do bắt bớ Hòa thượng nhưng không được Hà Nội biện chính hay trả lời. Trong hai ngày 8 và 9.8.2001, Phái đoàn Hà Nội do ông Nguyễn Quý Bình, Đại sứ Thường trực tại Liên Hiệp Quốc ở Genève, cầm đầu bên cạnh bà Hoàng Bích Liên, chuyên gia thuộc Vụ Quốc tế của Bộ Ngoại giao từ Hà Nội sang, đã trình bày bản Phúc trình dài 25 trang đánh máy về hiện trạng tại Việt Nam trên lĩnh vực xóa bỏ kỳ thị chủng tộc trước Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hiệp Quốc.
Vào lúc 14 giờ chiều thứ năm 8.8.01, trước khi Phái đoàn Hà Nội lên tiếng phúc trình, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã nghe Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam phản bác phúc trình của Hà Nội, mà Ủy ban có trong tay từ truớc. Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hiệp Quốc bao gồm 17 chuyên gia thuộc các nuớc Anh, Argentina, Ấn độ, Bỉ, Cuba, Cyprus, Đức, Egypt, Ecuador, Guinea, Hoa Kỳ, Nam Phi, Nga, Pháp, Pakistan, Rumania và Trung quốc. Bà Patricia Nozipho January-Bardill, Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm chống Kỳ thị chủng tộc, đã khen ngợi và nồng nhiệt cảm ơn Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cung cấp những tin tức chính xác, cụ thể về hiện trạng kỳ thị chủng tộc tại Việt Nam, đặc biệt đối với đồng bào Thượng Tây nguyên cũng như các nhóm dân tộc ít người ở thượng du Bắc Việt. Nhờ thế, bà nói, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn khi lát nữa đây ngồi nghe bản Phúc trình của Hà Nội.
Trong phúc trình phản bác Hà Nội này, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam dùng các cứ liệu để minh chứng rằng nhà cầm quyền Hà Nội đã gia tăng chính sách đàn áp đối với các dân tộc ít người. Ủy ban cũng tố cáo các sắc luật, nghị định gian ác nhằm vô hiệu các văn kiện bảo vệ Quyền con người, những cuộc cuỡng bức hằng triệu người đi vùng Kinh tế mới, cưỡng chiếm đất đai của tổ tiên người Thượng giao cho đám thực dân người Việt, các cuộc đàn áp tôn giáo, những cuộc bắt bớ trái phép, tra tấn, lùa quân đội chiếm đóng buôn làng người Thượng sau các cuộc biểu tình tháng 2.2001, cũng như cưỡng bức phụ nữ dân tộc ít người không được sinh sản.
Kể từ năm 1982, khi ký kết tham gia các Công uớc quốc tế của Liên Hiệp Quốc, theo lẽ Việt Nam phải mỗi hai năm một lần đến phúc trình tình trạng nhân quyền trong nuớc mình trước Ủy hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève. Nhưng Hà Nội đã vắng mặt các năm 1993, 1995, 1997 và 1999. Năm nay, 2001, mới gọp chung 8 năm ấy vào một bản Phúc trình độc nhất. Nhận định về bản Phúc trình này, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, tuyên bố : "Thật đáng tiếc rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn giữ mãi chính sách "tuyên bố" đối với cộng đồng quốc tế : Đối với Hà Nội, chỉ cần tuyên bố mọi sự đều tốt đẹp, mọi quyền con người được tôn trọng tại Việt Nam, là có thể phủi tay trước các nghĩa vụ phải thực hiện đối với cộng đồng thế giới. Trong nhãn quan ấy, bản Phúc trình của Việt Nam chỉ là một tấm vải chắp vá những lời tuyên bố đầy ngụy tín nhằm che khuất thực tại đàn áp các dân tộc ít người. Mặt khác, bản Phúc trình cho thấy sự bế tắc toàn diện về những nguyên tắc pháp lý cơ bản dùng để đàn áp (như "an ninh quốc gia", "quản chế hành chính" chẳng hạn) mà Liên Hiệp Quốc đã tố cáo là những điều nguy hiểm cho Quyền con người".
Bản phúc trình 22 trang phản bác Hà Nội của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam mang tựa đề "Xâm phạm Quyền các Dân tộc ít người ở vùng Thượng du Bắc Việt và Tây nguyên Trung phần" đã đuợc gửi đến tận tay các chuyên gia Liên Hiệp Quốc ba tuần lễ trước khi khóa họp lần thứ 53 khai mạc tại Genève, nay đem ra trình bày truớc Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hiệp Quốc lúc 14 giờ chiều thứ năm 8.8.01.
Sau đấy, vào lúc 15 giờ cùng ngày, ông Nguyễn Quý Bình đọc bản Phúc trình của Hà Nội. Nghe xong, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đặt nhiều câu hỏi thắc mắc. Đặc biệt câu hỏi của bà Gabriele Britz (Đức): "Suốt bản phúc trình ông luôn dùng chữ "ethnic" sau các sắc luật hay dự án về chương trình giáo dục, các truờng học, v.v... dành cho các dân tộc ít người Như vậy chứng tỏ các ông đã kỳ thị các dân tộc ít người, xem họ "bất bình thường" so với người Kinh "bình thường""". Ông Bình xin lỗi rằng ông không hiểu nội dung của câu hỏi và xin được giải thích. Ông Michael E. Sherifis (Cyprus), Chủ tịch Ủy ban, đáp: "Ông có một đêm để suy nghĩ về các câu hỏi của chúng tôi hôm nay, ngày mai (9.8.01) ông ráng trả lời trước Ủy ban".
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc Régis de Gouttes (Pháp) thì chỉ trích sự khẳng định của Hà Nội khi tuyên bố "không hề có kỳ thị chủng tộc tại Việt Nam". Ông cho rằng "chẳng có quốc gia nào trong thế giới dám khẳng định như thế". Sáng hôm sau, ông Bình công nhận ý kiến này, nhưng không giải thích gì thêm.

Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Đặc nhiệm chống kỳ thị chủng tộc, bà Patricia Nozipho January-Bardill (Nam Phi) đánh giá bản Phúc trình của Hà Nội thiếu các dữ liệu cụ thể nêu rõ những hình ảnh chi tiết về sự phân bố cùng sự tiến hóa các dân tộc ít người trong cộng đồng Việt Nam. Ở điểm này, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nhận xét rằng dân số Việt Nam không ngừng gia tăng, năm 1975 đồng bào Thượng Tây nguyên có 1,5 triệu người, thế nhưng bản Phúc trình của Hà Nội chỉ ước lượng 5 đến 600.000 mà thôi, qua đấy có thể hiểu ra sự "mất mát" hay đào thải dân số to lớn dường nào.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đặt một lọat câu hỏi về tiêu chuẩn chọn lựa, tính cách đại diện và hiệu năng của các đại diện dân tộc ít người ở Quốc hội. Bà Gabriele Britz (Đức) tỏ vẻ nghi ngờ về sự tham dự thực hữu của các dân tộc ít người vào guồng máy Nhà nuớc ; bà tự hỏi về tính cách cưỡng ép của chính sách giáo dục qua các ký túc xá dành cho thiếu nhi thuộc dân tộc ít người (dễ đưa tới sự đồng hóa), hay bó buộc rời bỏ những phương pháp trồng trọt truyền thống của tổ tiên, hoặc vấn đề kế họach hóa nhân khẩu như cưỡng bức phụ nữ không được thụ thai.
Trong khi bản Phúc trình của Hà Nội khoe khoang về các luật pháp bảo vệ dân tộc ít người, thì chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Luis Valencia-Rodriguez (Ecuador) hỏi về các thể thức thực hiện cho sự bảo vệ này mà bản Phúc trình chẳng hề nhắc tới. Phụ họa với các chuyên gia Liên Hiệp Quốc khác, ông nhận xét bản Phúc trình đã hoàn toàn im lặng về những truờng hợp bị kỳ thị được đem ra xét xử truớc các tòa án. Ông cũng nói rằng luật pháp Việt Nam còn thiếu chuyện ngăn ngừa nạn kỳ thị chủng tộc. Ở điểm này, chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Regis de Gouttes (Pháp) nhận xét rằng, trong danh sách các luật pháp bảo vệ được nhắc nhở qua bản Phúc trình đã bỏ sót những điều quy định nhắm hạn chế sự bảo vệ ấy, như điều 4 trên Hiến pháp năm 1992 ban cấp cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tuởng Hồ Chí Minh độc tôn quản lý xã hội, điều 70 trên cùng Hiến pháp bắt buộc sự tự do tôn giáo phải quy phục chính sách của Nhà nuớc, lại nữa, các điều trong Bộ Luật Hình sự về "an ninh quốc gia" nhằm lên án những hoạt động hay thái độ làm rắc rối Đảng cộng sản Việt Nam, hoặc điều 205a trong bộ Luật Hình sự trừng phạt "sự lợi dụng các quyền tự do dân chủ và các quyền căn bản xâm phạm lợi ích của Nhà nuớc".
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Chengyuan Tang (Trung quốc), ông Patrick Thornberry (Anh) và ông Regis de Gouttes (Pháp) biểu tỏ sự quan ngại của Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của LHQ về tự do tôn giáo tại Việt Nam và yêu cầu Phái đòan Hà Nội giải thích. Về "thiểu số tôn giáo" này, chuyên gia LHQ Regis de Gouttes nhắc nhở đến các cuộc đàn áp tôn giáo do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cung cấp. Ông nêu lên truờng hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị bắt thẩm vấn vào tháng 10 năm 2000 chỉ vì cầm đầu phái đoàn của Giáo hội đi cứu trợ các nạn nhân bị lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long.
Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc còn chất vấn về các vụ chiếm đất của tổ tiên các dân tộc ít người, cản trở tự do đi lại, cưỡng bức phụ nữ thuộc dân tộc ít người không được thụ thai, dùng quân đội đàn áp những cuộc biểu tình bất bạo động của người Thuợng Tây nguyên hồi tháng 2.2001, số phận Người Vượt biển Việt Nam trở về từ các trại ở Hồng Kông, Mã Lai ..., cùng hoàn cảnh các trẻ em lai Mỹ sau cuộc chiến vừa qua. Phái đoàn Hà Nội đã trả lời các điểm trên đây vào sáng thứ Sáu 9.8.01 bằng những lời tuyên bố chung chung, những khẳng định vô bằng. Nhưng nhất thiết không chịu đi vào chi tiết hay cụ thể của bất cứ câu hỏi nào. Họ lập đi lập lại luận cứ trong bản Phúc trình đưa ra chiều hôm truớc, nghĩa là tổng kết một dọc những "13.000 văn bản pháp lý, trong có 40 điều luật và bộ luật, trên 120 quyết định, gần 850 nghị định của Chính phủ và Thủ tướng, cùng trên 3000 văn kiện phát xuất từ các Bộ và Cục của Nhà nuớc nhằm thiết lập một guồng máy bảo đảm sự áp dụng luật pháp".
Hai sự kiện làm nổi bật lên trình độ và khả năng của ông Đại sứ Nguyễn Quý Bình, Trưởng phái đoàn Hà Nội. Ấy là khi các chuyên gia thuộc Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hiệp Quốc tuyên dương nỗ lực của các tổ chức Phi chính phủ, như Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đã cung cấp thông tin chính xác và cụ thể cho Liên Hiệp Quốc. Lời tuyên dương này làm ông Đại sứ Nguyễn Quý Bình nổi nóng, ông hùng hổ phản ứng như Tarzan nổi giận: "Xin các chuyên gia Liên Hiệp Quốc chỉ nên nghe những thông tin do chính phủ Việt Nam cung cấp mà thôi. Chớ nghe lời các tổ chức "gọi là" Phi chính phủ kia, mà ý kiến của chúng rất "xỏ xiêng", "không khách quan" và "vô trách nhiệm". Chuyên gia Liên Hiệp Quốc, ông Yuri Reshetov (Liên bang Nga), Phó chủ tịch Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc, liền phản ứng mạnh: "Các chuyên gia LHQ thuộc Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị chủng tộc của Liên Hiệp Quốc là những cá nhân độc lập, họ có thừa hiểu biết để tự phán đoán những nguồn tin cung cấp cho công tác và khả năng vận hành của họ". Ông Võ Văn Ái thì bình luận: "Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ não trạng của một THIỂU SỐ cầm quyền gồm 2 triệu đảng viên cộng sản, mà vì đặc quyền đặc lợi, đã xâm phạm những kỳ thị chủng tộc trắng trợn nhất, những đàn áp tôn giáo và chính trị khốc liệt nhất đối với ĐA SỐ 77 triệu dân Việt Nam".
Sự kiện thứ hai, là đáp câu hỏi của bà Gabriele Britz (Đức) về cách chọn các đại biểu dân tộc ít người vào Quốc hội, ông Nguyễn Quý Bình bộc lộ sự thật từ tiềm thức, rất Freud, của ông: "Họ đã được Chọn Lên một cách tự do... " (They are freely SELECTED...). Nhưng một thành viên của phái đoàn ngồi cạnh ông, chắc là cố vấn hay thủ truởng, thúc cùi chỏ vào ông, ông liền nói chữa : "À... à... ý tôi muốn nói : Họ được Bầu Cử lên một cách tự do..." (They are freely ELECTED)!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Úc Đại Lợi sẽ cùng Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao Thế Vận Hội Mùa đông ở Bắc Kinh, dù quyết định có thể sẽ làm xấu đi mối quan hệ song phương vốn đã cay đắng, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Tư, 8 tháng 12 năm 2021. Hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không cử các quan chức chính phủ của mình đến tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh, để phản đối “hành động tàn bạo” xâm phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra chỉ vài tuần sau các cuộc đàm phán nhằm xoa dịu quan hệ căng thẳng giữa hai bên. Sau đó, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ sẽ “trả giá” cho quyết định của mình và về “các biện pháp đáp trả kiên quyết”.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ áp đặt “các biện pháp kinh tế mạnh mẽ cùng các biện pháp khác” đối với Nga nếu họ xâm lược Ukraine, trong khi ông Putin yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng xa hơn về phía đông, theo trang Reuters đưa tin hôm Thứ Ba, 7 tháng 12 năm 2021. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai giờ về Ukraine và các tranh chấp khác về mối quan hệ Mỹ-Nga, vốn đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc hơn ba thập kỷ trước, khi Nga có hàng chục nghìn quân lính ở biên giới Ukraine.
Công ty dầu hỏa Mỹ ExxonMobil tiếp tục các kế hoạch khai thác khí đốt tại mở Cá Voi Xanh năm ngoài khơi bở biển Việt Nam bất chấp sức ép của Trung Quốc, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tường thuật hôm 8 tháng 12 năm 2021.
Trưởng phòng báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết, chính quyền Biden sẽ không cử phái đoàn chính thức của Hoa Kỳ đến Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh như một tuyên bố chống lại “tội ác diệt chủng và chống lại loài người đang diễn ra ở Tân Cương,” theo trang CNN đưa tin hôm Thứ Hai, 6 tháng 12 năm 2021. Các vận động viên Hoa Kỳ sẽ vẫn được phép thi đấu tại Thế vận hội, nhưng chính quyền sẽ không cử các quan chức chính phủ tới các trận đấu. Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho Thế vận hội Paralympic (Thế vận hội cho người khuyết tật), cũng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh.
Ủy ban Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết hôm Chủ Nhật, 5 tháng 12 năm 2021, vụ phun trào đã khiến 56 người khác bị thương, trong đó có 35 trường hợp nghiêm trọng, sau khi tro bụi bao phủ các ngôi làng và khiến người dân phải chạy khỏi những đám mây bụi dày đặc. Theo Ủy ban, 5 trong số các nạn nhân vẫn chưa được xác định và 9 người vẫn đang mất tích. Khoảng 1.300 người đã phải di dời đến các trung tâm sơ tán. Hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn và 33 trường học bị hư hại do vụ phun trào.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin sẽ đối thoại qua cuộc gọi video vào Thứ Ba tới, theo Bạch Ốc cho biết, giữa những căng thẳng đang gia tăng về vấn đề Ukraine, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Bảy, 4 tháng 12 năm 2021. Tin này đến sau khi Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Hoa Kỳ có bằng chứng cho thấy Nga đã lên các kế hoạch cho một cuộc tấn công ở “quy mô rộng lớn” vào Ukraine. Nhưng ông nói thêm rằng điều không rõ là không biết Ông Putin đã có quyết định sau cùng để xâm lăng chưa.
Tình hình Biển Đông ngày càng u ám khi Trung Quốc tiếp tục “các hành động đơn phương có vấn đề” đã làm cho Mỹ và Liên Âu quan ngại và khiến cho Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông qua các cuộc tập trận chung với các nước trong vùng và thực hiện những chuyến đi lại “tự do hàng hải” trong vùng biển này, theo hai bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021.
Chính phủ liên bang và tiểu bang đã đồng ý vào thứ Năm 02.12.2021 để thắt chặt đáng kể các quy tắc về Corona ở Đức. Trong số những thứ khác, sẽ không chỉ có những hạn chế tiếp xúc đáng kể đối với những người chưa được tiêm chủng. Cũng không thể đến được rạp chiếu phim, đến tham dự các sinh hoạt hoặc đi mua sắm.
Như vậy là TQ đã thực hiện được một phần trong kế hoạch “một đai một đường” để khống chế Đông Nam Á và sẽ mở rộng ra thế giới mà cụ thể là TQ và Lào đã xây xong con đường xe lửa cao tốc trị giá 5.9 tỉ đô la qua xuyên qua Lào, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát đi hôm Thứ Sáu, 3 tháng 12 năm 2021, giờ VN.
“Bằng lương tâm, tôi không thấy cách nào tôi có thể yêu cầu các lực sĩ của chúng tôi cạnh tranh ở đó khi mà Peng Shuai không được phép thông truyền tự do và có vẻ bị đàn áp để nói ngược lại sự cáo buộc về tấn công tình dục của cô. Với tình hình hiện tại, tôi cũng rất quan ngại về những nguy hiểm mà tất cả cầu thủ và nhân viên của chúng tôi sẽ đối diện nếu chúng tôi tổ chức các giải đấu tại Trung Quốc vào năm 2022.” Hành động của WTA đã được chào đón bởi nhiều nhân vật quần vợt thế giới đã và đang vận động cho sự an toàn của Peng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.