Hôm nay,  

Phong Trào Dân Mỹ An Ủi Dân Ả Rập Đang Bị Căm Thù

01/10/200100:00:00(Xem: 5264)
WASHINGTON (AP) - Trong 3 ngày đầu, sau vụ khủng bố tấn công, tiệm ăn Kabul Restaurant ở thị trấn San Carlos, Calif. bỗng biến thành hoang vắng.

"Gần như không có ai ở đây nữa. Hoàn toàn chết, số không," theo lời ông chủ Bashir Ahmad, người đặt tên tiệm ăn theo tên thủ đô quê cũ A Phú Hãn của ông.

Vào đêm thứ tư, điều dị thường đột nhiên xảy ra. Tiệm ăn khách ngồi dày đặc. "Khoảng 300 người xuất hiện... để ăn và để nói rằng họ là bạn của chúng tôi," Ahmad nói. "Tất cả những khách quen, những người tôi chưa gặp trong thời gian dài. Họ đều hỗ trợ chúng tôi."

Tội phạm căm thù chủng tộc được biết đã xảy ra trên khắp Hoa Kỳ để chống người Mỹ gốc Ả Rập và những người trông giống Ả Rập. Nhưng những hành vi tử tế cũng tăng vọt. Khắp nước, người Hồi Giáo và người Mỹ gốc Ả Rập tường trình có những vụ người lạ tới khích lệ và đề nghị giúp đỡ cộng đồng từ sau vụ khủng bố tấn công ngày 11-9 bởi Hồi Giaó cực đoan.

Hamayoun Khamosh nói, "Tôi thấy ấm lòng. Một chút an toàn hơn." Ông đã thâý tăng thêm số khách hàng không có gốc Ả Rập vào chợ Pamir Food Mart của ông ở Fremont, Calif., một vùng ngoại ô San Francisco. Tại Đại Học Michigan, sinh viên hậu cử nhân Lisa Levin kêu gọi các phụ nữ không-phải-Hồi-Giáo hãy mang khăn hijab - tấm khăn quàng đầu phụ nữ Hồi Giaó thường đội - để bày tỏ ủng hộ vào Thứ Sáu.

Cử chỉ này dĩ nhiên cũng gây tranh cãi. Vài người đấu tranh nữ quyền cho là khăn hijab làm hạ thấp phụ nữ; người khác lại cho là sao lại đưa khăn tôn giáo cho người ngoài Hồi Giaó mang. Nhưng cô Levin, người Do Thái, được một tổ chức sinh viên Hồi Giáo ủng hộ. Những phụ nữ không quen đội hijab được yêu cầu mang khăn buộc cổ tay thay vào.

Vài sự hỗ trợ lại xảy ra ngay sau các màn tấn công căm thù. Tại Palo Alto, Nam San Francisco, một bó hoa và lá thư hỗ trợ được đưa vào 1 tiệm pizza sau khi người chủ gốc A Phú Hãn bị tấn công bởi 3 cậu vị thành niên và vật ngã té xuống đất. Tại một đền thờ Hồi Giáo ở Seattle bị sơn xịt phá hoại bây giờ đã là nơi họp mặt của những người tới an ủi.

"Những người mà chúng tôi chưa quen biết bao giờ - hàng xóm, các giáo hội trong vùng - đã phone tới để giúp đỡ," theo lời Hussam Ayloush của Hội Đồng Quan Hệ Hồi Giáo Hoa Kỳ.

Tại Anchorage, Alaska, đề nghị giúp đỡ đã tràn ngập sau khi có vụ tấn công nhà in Frontier Printing Services của ông Mike Maad, 1 người gốc Syria, đêm Thứ Bảy, đập phá máy móc và sơn xịt "Tụi tao thù dân Ả Rập" lên tường. Các nhà thờ quanh đó bèn quyên tiền giúp, công đoàn thợ sơn xin sơn tường lại miễn phí, và 1 quỹ được lập ra với danh xưng "Không Tại Thị Trấn Chúng Ta."

Tại các tiệm sách khắp Hoa Kỳ, một trong những cuốn bán chạy lại là Koran. Các lãnh tụ cộng đồng Hồi Giaó nói không ngẫu nhiên mà cứ mỗi hành vi căm thù, họ lại thấy 10 hành vi tử tế - những chuyện này phần lớn không được để ý bởi báo chí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sổ thông hành (passport) là "một thứ gì đó rất cần thiết" để đi du lịch, điều đó là chắc chắn, nhưng không phải tất cả thông hành đều có trạng thái (status) ngang nhau - thông hành khác nhau cho bạn phương thức (access = Zugriff) và sự tự do đi lại khác nhau. Thật tốt/ hữu ích khi có một bảng xếp hạng tiện dụng cho bạn biết được thông hành của bạn hữu ích như thế nào - Chỉ số thông hành Henley cho năm 2020.
Người biểu tình tràn ngập khắp Iran sang ngày thứ 2 hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, tạo áp lực lên giới lãnh đạo sau khi quân đội thừa nhận đã vô tình bắn rớt chiếc máy bay Ukraine cũng lúc khi Tehran lo sợ bị Mỹ không kích.
Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường rằng Đài Loan thuộc về họ, theo Bắc Kinh cho biết hôm Chủ Nhật, 12 tháng 1 năm 2020, sau khi Tổng Thống Thái Anh Văn tái đắc cử và nói rằng bà sẽ không chịu khuất phục trước các đe dọa của Trung Quốc, trong khi truyền thông nhà nước cảnh báo bà đang đùa giỡn với thảm họa.
Sự tàn phá từ các trận cháy rừng tại Úc được báo cáo là đã diệt sạch một tỉ thú vật, dẫn đến điều mà một nhà khoa học mô tả là một “cuộc khủng hoảng diệt chủng.”
Thủ Tướng Iraq yêu cầu bộ ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu làm việc để rút quân đội Mỹ ra khỏi Iraq, theo văn phòng của ông thủ tướng cho biết hôm 10 tháng 1, nêu dấu hiệu về sự kiên quyết chấm dứt sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ bất luận các thay đổi gần đây để giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đang cố gắng bắt kịp Sáng Kiến Vành Đai và Con Đường Khổng Lồ (BRI) của Trung Quốc với một dự án mới mà một chuyên gia cho biết sẽ là một di sản của chính quyền.
Chuyến bay dân sự của Ukraine đã rớt ngay sau khi cất cánh từ phi trường quốc tế của thủ đô Tehran của Iran hôm Thứ Tư đã bị bắn hạn bởi sự sai lầm của phi đạn chống máy bay của Iran, theo các viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói với Fox News.
Thế giới này dường như không bao giờ được yên ổn. Trung Đông vẫn còn là thùng thuốc nổ có thể bùng lên bất cứ lúc nào mà biểu hiện gần đây nhất là vụ khủng hoảng Mỹ-Iran khi TT Trump dùng phi cơ robot giết chết tướng Iran Soleimani trong tuần qua và Iran đã trả đũa bằng việc bắn hàng chục phi đạn vào 2 căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.
Công Tước và Nữ Công Tước xứ Sussex tuyên bố họ sẽ rút lui tư cách là hoàng gia "cao cấp" và làm việc để trở nên độc lập về tài chính.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư cho biết chính phủ của ông sẽ lập tức đưa ra các trừng phạt kinh tế mới đối với Iran để đáp trả việc Iran bắn phi đạn vào các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Iraq.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.