Hôm nay,  

Samsung: Đứng Hạng 4 Về R&D, Thứ 6 Về Sáng Tạo Toàn Cầu

03/11/201700:00:00(Xem: 3888)
Samsung hang 4
Tính đến khoảng đầu tháng 11/2017, Samsung Electronics đang xếp vị trí thứ 4 trên thế giới về quy mô đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D.

Có thể thấy, Samsung Electronics đang dần khẳng định vị thế trên toàn cầu, đồng thời nỗ lực để dẫn đầu Châu Á, đủ sức sánh ngang với nhiều công ty Mỹ như Amazon, Alphablet và Intel. Theo báo cáo Global Innovation 1000 năm 2017 của Strategy - hãng tư vấn toàn cầu và là công ty con của PricewaterhouseCoopers - Samsung hiện đang xếp vị trí thứ 4 trong tổng số 1,000 công ty chi mạnh cho nghiên cứu và phát triển. Cụ thể, Samsung đã chi tới 12.72 tỷ USD cho lĩnh vực R&D.

Amazon dẫn đầu danh sách với 16.09 tỷ USD, tiếp theo là Alphabet với 13.95 tỷ USD và Intel đứng thứ 3 với 12.74 tỷ USD. Dù liên tục đứng ở vị trí thứ 2 trong 4 năm liên tiếp kể từ 2013, nhưng Samsung đã bất ngờ bị vượt mặt vào năm 2016. Nhưng trường hợp của Samsung chưa đáng tiếc khi so với Volkswagen - tập đoàn xe hơi của Đức - từng dẫn đầu danh sách vào năm 2016, nhưng đã rơi xuống vị trí thứ 5 (12.15 tỷ USD) trong năm 2017.

Trong top 100 công ty sáng tạo toàn cầu có sự xuất hiện của 4 thương hiệu Hàn Quốc gồm Samsung Electronics, LG Electronics (hạng 48), Hyundai Motor (hạng 79) và SK Hynix (hạng 84). Còn Mỹ chiếm áp đảo với số lượng 13/20 công ty thuộc top 20 và 40/100 thuộc top 100. Quốc gia Nhật Bản cũng đóng góp 16/100 công ty, bao gồm Toyota đứng vị trí thứ 11. Có 6 công ty Trung Quốc cũng xuất hiện trong top 100, tập đoàn Alibaba xếp vị trí 59.

Ở một danh sách khác, tổng hợp Top 10 công ty sáng tạo nhất toàn cầu, Alphablet đã vượt qua Apple và lần đầu tiên đứng vị trí cao nhất, Samsung giữ vị trí thứ 6, xếp sau Amazon, Tesla và Microsoft. Danh sách trên dựa trên nhiều tiêu chí khác ngoài số tiền đầu tư cho R&D.

Tổng vốn đầu tư cho R&D trong top 1000 công ty hiện đã đạt 701.6 tỷ USD, tăng 3.2% so với năm 2016. 2017 cũng là năm đầu tiên ghi nhận tổng đầu tư R&D vượt ngưỡng 700 tỷ USD. Mức chi tiêu mạnh cho sáng tạo toàn cầu được khẳng định sẽ là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, hứa hẹn sẽ sớm đưa các tiến bộ công nghệ tương lai tiến gần hơn với thực tế.

Nguoivietphone.com.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Anh, Pháp và Đức đang lập kế hoạch để đưa ra các trừng phạt nhắm vào Nga, sau khi tổ chức theo dõi vũ khí hóa học quốc tế khẳng định rằng lãnh tụ đối lập Nga Alexey Navalny đã bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020.
Nhà phê bình Điện Kremlin Alexej Navalny đã chỉ định cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schroeder (SPD) là "cậu bé sai vặt" của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Navalny nói với tờ báo "Bild" rằng rất "thất vọng" khi cựu Thủ tướng đã tuyên bố rằng không có dữ kiện đáng tin cậy nào về vụ mưu sát bằng chất độc nhằm vào ông.
Áp lực lên bộ máy của người cai trị Lukashenko ở Belarus ngày càng lớn. Sau các lệnh trừng phạt của EU và Hoa Kỳ, hơn 100.000 người biểu tình phản đối "chế độ". Minsk hiện cũng đang cố gắng bóp nghẹt báo cáo quốc tế.
Thành phố lớn thứ hai của Azerbaijan, Ganja, đã bị pháo kích bởi các lực lượng Armenia, khi cuộc đụng độ dữ dội tiếp tục qua vùng đất tranh chấp Nagorno-Karabakh, theo bản tin của BBC tiếng Anh hôm Chủ Nhật, 4 tháng 10 năm 2020 cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự nhấn mạnh rằng những ngày sắp tới có khả năng mang tính quyết định đối với quá trình lây nhiễm coronavirus của ông.
Lực lượng Ba Lan bắt giữ một người Đức mà nhà chức trách xếp vào loại "phần tử cực đoan nguy hiểm". Người này được cho là có quan hệ với những kẻ cực đoan cánh hữu ở Đức. Các nhà điều tra tịch thu chất nổ, ngòi nổ và đạn dược trong lúc hoạt động.
Giải thưởng, có tên gọi chính thức là Giải thưởng 'Right Livelihood Award', năm nay được trao cho luật sư nhân quyền Nasrin Sotudeh, người đang bị giam giữ ở Iran cũng như nhà hoạt động dân chủ Belarus, Ales Beljazki (Bjaljazki) và trung tâm nhân quyền Wesna mà ông thành lập.
Trung Quốc bắt đầu 5 cuộc tập trận cùng lúc dọc theo các vùng khác nhau của bờ biển hôm Thứ Hai, 28 tháng 9 năm 2020, là lần thứ hai trong 2 tháng mà họ có nhiều cuộc tập trận đồng thời như thế chống lại bối cảnh căng thẳng trong khu vực đang gia tăng, theo bản tin của Reuters cho biết hôm Thứ Hai.
Một vụ thảm sát tập thể tại một quán bar Mexico đã làm 11 người chết hôm Chủ Nhật, 27 tháng 9 năm 2020, theo Reuters cho biết.
Tại quê hương Belarus, Svetlana Alexijewitsch phản đối nguyên thủ quốc gia Lukashenko. Nhưng người đoạt giải Nobel văn học vì lo ngại cho sự an toàn của bà ấy do tình hình bất ổn, bà ta quyết định rời khỏi đất nước. Bây giờ, người đàn bà 72 tuổi đang ở Berlin.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.