Hôm nay,  

Nepal: Cứu Trợ Động Đất Bắt Đầu Tới Các Làng Hẻo Lánh

01/05/201500:00:00(Xem: 1814)
KATMANDU - Cảnh sát loan báo: số người chết vì động đất đã vuợt quá 5500 và 1 số làng hẻo lánh bắt đầu nhận đuợc cứu trợ - sự hoang mang về cứu trợ chậm chạp gây ra cuộc biểu tình của 200 người đối đầu cảnh sát và chắn đuờng lưu thông của xe tải hôm Thứ Tư.

Cuộc biểu tình này là nhỏ, không ai bị bắt, nhưng là phản ảnh tình trạng phẫn nộ trước sự điều phối cứu trợ kém cỏi của chính quyền.

Cảnh sát bắt hàng chục người tình nghi trộm cướp hàng cứu trợ bằng cách tung tin động đất gây hoảng loạn trong đám đông.

Sau cùng, trực thăng đã đưa luơng thực, lều vải đến các làng thuộc quận Gorkha, gần trung tâm địa chấn, phiá bắc thủ đô. Bên cạnh những nhóm nhà đổ nát, phụ nữ đón nhận hàng cứu trợ với tiếng gào khóc “Chúng tôi đói” – tại đây, hàng cứu trợ gồm những bao gạo 40 kilogram và lều vải đuợc phân phát. Mưa rải rác làm tăng thêm khó khăn cho dân chúng sau trận động đất 7.8 độ Richter, mạnh nhất từ 81 năm, cũng như với trực thăng chở cứu trợ.


Chương trình luơng thực thế giới (WFP) báo động: cần có thời gian và tiếp tế để giúp các cộng đồng hẻo lánh bị cắt đứt liên lạc bằng đường bộ – điều hợp viên nhân đạo Geoff Pinnock nói “Nạn nhân động đất cần thêm trực thăng, phi công, lều vải, nhân viên y tế, thuốc, luơng thực”.

Với hơn 8 triệu dân bị ảnh hưởng, gồm 1.4 triệu dân thiếu ăn cần đuợc cứu giúp ngay, việc làm của WFP có thể kéo dài hàng tháng.

Tại thủ đô Katmandu, cuộc sống đang từ từ trở lại bình thường – ngân hàng mở cửa vài giờ trong ngày. Hàng quán mở cửa và dân bán hàng rong trở lại đường phố. Nhưng, công việc điều hợp cứu trợ tiếp tục diễn ra thiếu trật tự vì viên chức bản xứ lúng túng với việc phân phối.

Trong bệnh viện, 1 thanh niên 27 tuổi đuợc đoàn cứu nạn Pháp đưa ra khỏi đống đổ nát của 1 khách sạn 82 giờ sau cho biết nhiều tử thi vây quanh anh, anh phải uống nước tiểu và không ngừng tạo tiếng động cho tới khi đuợc khám phá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
China phản ứng chuyến thăm gây tranh cãi của một quan chức ngoại giao cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan bằng cách tổ chức một cuộc thao diễn quân sự (Militaermanoever / Military maneuvers). Điều này đã được thông báo bởi một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh vào thứ Sáu.
Không chỉ các nước trong vùng Biển Đông và Hoa Kỳ đã gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển chiến lược này, mà giờ đây cả Anh, Pháp, Đức cũng làm tương tự, cho thấy tuyên bố chủ quyền của TQ trên Biển Đông đang gặp phải sự chống đối mãnh liệt từ cộng đồng quốc tế, theo bản tin Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Năm, 17 tháng 9 năm 2020.
Sau nhiều tuần biểu tình ở Belarus (Weißrussland), Liên minh châu Âu rõ ràng đã thắt chặt quan điểm chống lại nguyên thủ quốc gia Alexander Lukashenko. Đại diện đối ngoại của EU Josep Borrell tại Nghị viện châu Âu ở Brussels cho biết, người đàn ông 66 tuổi này sẽ không được công nhận là tổng thống hợp pháp của đất nước.
Berlin (AFP) - Gần ba tuần sau khi nhập viện Berlin Charité, chính trị gia đối lập người Nga bị đầu độc Alexej Navalny vẫn đang trong thời gian chữa trị. Người đàn ông 44 tuổi này hiện đã "hoàn toàn khỏi thở bằng máy", phòng khám của trường đại học thông báo hôm thứ Hai. Ông ấy “ngày càng được vận động” và có thể “tạm rời giường bệnh”.
Nếu Shinzo Abe là người sinh ra để làm Thủ Tướng Nhật Bản, thì con đường để trở thành ngôi sao chính trị đối với người có khả năng kế nhiệm ông ấy là hầu như khó được bảo đảm, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Hai, 14 tháng 9 năm 2020.
Các nỗ lực bởi tổng thống Belarus Alexander Lukashenko để đè bẹp các cuộc biểu tình chống lại ông đã thất bại hôm Chủ Nhật, 13 tháng 9 năm 2020 khi hơn 100,000 người đã xuống đường ngay tại nơi ông ở tại thủ đô Minsk, với các cuộc biểu tình khác khắp nước, theo bản tin của The Guardian cho biết hôm Chủ Nhật.
Các báo cáo về một cái chết do Coronavirus ở Anh xác nhận những nghi ngờ rằng virus đã lây lan sớm hơn nhiều so với giả định trước đây.
Người dân Palestine tại Gaza đã đốt các bức ảnh của các nhà lãnh đạo Do Thái, Mỹ, Bahrain, và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm Thứ Bảy, 12 tháng 9 năm 2020 trong cuộc biểu tình chống lại sự chuyển hướng quan hệ bình thường với Do Thái của 2 quốc gia vùng Vịnh, theo bản tin của Al Jazeera cho biết hôm Thứ Bảy.
Các tin tặc có liên quan chặt chẽ với Nga, Trung Quốc và Iran đang cố rình mò người dân và các nhóm có liên hệ với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, theo công ty Microsoft cho biết qua bản tin của Đài BBC tiếng Anh tường trình hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020.
Cái chết của một người đàn ông Colombia sau nhiều lần bị sốc với súng bắn gây choáng váng bởi cảnh sát là người đã kềm chế ông ấy đã gây ra các cuộc bạo loạn và biểu tình khắp nước, theo bản tin hôm Thứ Năm, 10 tháng 9 năm 2020 của trang mạng Al Jazeera cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.