Hôm nay,  

Nhiều Tns, Db Hoa Kỳ: Bãi Miễn J-v Cho Csvn

21/06/199900:00:00(Xem: 6058)
Trong khi Hạ Viện điều trần về việc có nên bãi miễn tu chính Jackson-Vanik cho Hà Nội hay không, nhiều viên chức Hoa Kỳ đã công khai lên tiếng kêu gọi ưu đãi mậu dịch cho CSVN.
Theo tin từ Bộ Ngoại Giao CSVN, chính các Thượng Nghị Sĩ John Kerry, John McCain, Dân Biểu Earl Blumenauer và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Douglas Pete Peterson đều lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ quyết định ngày 3/6/1999 của Tổng thống Clinton khi tiếp tục miễn áp dụng Luật tu chính Jackson-Vanik cho Việt Nam, tại cuộc điều trần về Quan hệ thương mại Mỹ - Việt Nam do Tiểu ban Thương mại thuộc Ủy ban Tài chính Hạ viện tổ chức ngày 17/6.
Theo bản tin này, Thượng Nghị Sĩ John Kerry cho rằng, việc bác bỏ quyết định này của Tổng thống sẽ ảnh hưởng rất xấu không chỉ tới quan hệ tay đôi Mỹ - Việt Nam, mà tới cả lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á.
Cũng theo Thượng Nghị Sĩ John Kerry, chính sách của Mỹ chỉ có thể được thúc đẩy, thông qua can dự chứ không phải cô lập, thông qua hợp tác chứ không phải kiềm chế. Vì thế, ông cho rằng, Mỹ cần mở rộng quan hệ với Việt Nam, thông qua mọi con đường, trong đó có quan hệ thương mại.

Thượng Nghị Sĩ John Mccain còn đẩy xa hơn nữa khi nhận xét, quyết định của Tổng thống Clinton miễn áp dụng Luật bổ sung Jackson Vanik cho Việt Nam trong năm 1998 đã khuyến khích Việt Nam hợp tác với Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Do đó, việc chống lại quyết định của Tổng thống sẽ làm mất đi đà hợp tác này, gây thiệt hại cho các công ty Mỹ và cản trở tiến trình bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Thượng Nghị Sĩ John Mccain còn kêu gọi Quốc hội Mỹ sẵn sàng chấp thuận Hiệp định Thương mại Mỹ - Việt Nam, một hiệp định đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng.
Dân Biểu Earl Blumenauer cũng ủng hộ quyết định nói trên của Tổng thống Clinton, và tin rằng quyết định này là phù hợp với lợi ích lâu dài của Mỹ.
Tại cuộc điều trần, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Douglas Pete Peterson khẳng định quyết định của Tổng thống Clinton năm ngoái miễn áp dụng Luật bổ sung Jackson Vanik cho Việt Nam đã tạo ra những kết quả rất tích cực và thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thống kê đầy đủ người Mỹ mất tích ở Việt Nam. Ông Peterson cho biết, hàng loạt doanh nghiệp Mỹ đã lên tiếng ủng hộ quyết định này của Tổng thống Clinton.
Cũng trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Hạ Viện, các đại diện cộng đồng VN tại hải ngoại — Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng và Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm — đã trình bày các lý do để ngăn chận việc bãi miễn tu chính J-V cho CSVN vì Hà Nội vẫn vi phạm nhân quyền và hạn chế quyền tự do di trú của người dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Số người chết do lây lan vi khuẩn corona từ TQ đã gia tăng lên tới 717 người hôm Thứ Bảy, vượt qua tổng số người chết vì dịch SARS tại Hoa Lục và Hồng Kông cách nay 2 thập niên.
Sự lây lan của vi khuẩn corona tại Vũ Hán của Trung Quốc hiện hầu như đang trở thành một đại dịch bao trùm toàn cầu, theo nhiều chuyên gia bệnh lây nhiễm hàng đầu trên thế giới cho biết.
Hôm 2 tháng 2 con số người chết vì bị nhiễm vi khuẩn corona tại TQ đã tăng lên tới 304 người và 14,412 người bị lây bệnh.
Các viên chức y tế Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy, ngày 1 tháng 2 rằng có thêm 2 người được chẩn đoán bị nhiễm vi khuẩn corona tại California và Massachusetts, nâng số trường hợp tại Hoa Kỳ lên 8. Hôm Thứ Bảy, một phát ngôn viên từ Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) xác nhận 2 trường hợp mới với Yahoo Lifestyle.
Hôm Thứ Sáu, 31 tháng 1, người dân Anh Quốc đếm ngược giờ để đón chào quốc gia này rời khỏi Liên Âu, với nhiều tâm trạng khác nhau – một số vui, một số buồn, phần nhiều hy vọng sự ra đi sẽ đánh dấu sự kết thúc một chương đau khổ trong lịch sử Anh Quốc, theo bản tin của hãng thông tấn AP cho biết hốm 31 tháng 1.
Số người thiệt mạng do vi khuẩn corona tại Trung Quốc đã lên tới 213 vào Thứ Sáu, ngày 31 tháng 1 năm 2020, với các trường hợp trên toàn cầu đã gia tăng nhanh chóng khiến cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, theo bản tin của hãng thông tấn Reuters cho biết hôm 30 tháng 1.
Việc lan truyền nhanh chóng của vi khuẩn corona ra bên ngoài Trung Quốc là “mối quan tâm nghiêm trọng” và đã khiến cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) có cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để quyết định có nên tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không, theo các viên chức WHO cho biết hôm Thứ Tư.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) kêu gọi người dân Mỹ tránh tất cả các cuộc đi lại không cần thiết tới Trung Quốc, mở rộng việc cảnh báo đi lại từ thành phố Vũ Hán tới toàn nước TQ khi tình trạng lây lan vi khuẩn corona ngày càng tồi tệ hơn, theo cơ quan này cho biết hôm Thứ Ba, ngày 28 tháng 1 năm 2020.
Tổng Thống Trump nói rằng kế hoạch hòa bình Trung đông đã chờ đợi từ lâu của ông được công bố hôm Thứ Ba, 28 tháng 1 năm 2020 là một lộ đồ cho “giải pháp 2 nhà nước thực tế” mà hình dung Jerusalem như là “thủ đô không thể phân chia” của Do Thái.
Hôm Thứ Hai, 27 tháng 1 Trung Quốc nói rằng số người chết từ vi khuẩn corona đã tăng lên tới 80 khi tỉnh bị nặng nhất Hồ Bắc đã có 24 người mới tử vong, trong khi tổng số trường hợp bị lây bệnh trên toàn quốc là 2,744.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.