Hôm nay,  

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

4/10/201400:01:00(View: 5207)

Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức

đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh

(Chúng tôi xin phổ biến bản thông cáo báo chí của Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền VETO! về việc bà Trần thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ thị Minh Hạnh.

Tổ chức VETO!Human Rights Defenders‘ Network là một liên kết của các tổ chức nhân quyền thuộc nhiều quốc gia trên thế giới trong mục đích bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu dựa trên nguyên tắc phổ-quát và bất-khả-phân của luật nhân quyền quốc tế.
Người Bảo vệ Nhân quyền là vốn quý của đất nước. Họ là những cá nhân hay tổ chức đứng ra bảo vệ nhân quyền của những người khác. Họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng chính quyền và do đó cần được cộng đồng quốc tế đặc biệt bảo vệ.
VETO!
có nhiều chương trình giúp đỡ cho Người Bảo vệ Nhân quyền, thí dụ chương trình nâng cao kiến thức nhân quyền, giáo dục an toàn mạng internet và điện thoại, tài trợ hoạt động, và giúp đỡ gia đình và vận động bảo vệ quốc tế khi họ bị giam giữ.
Điện thoại liên lạc Mạng lưới VETO! tại Liên bang Đức : 49(0) 176 495 23110

Vũ quốc Dụng
Thục Quyên
)


Berlin (ngày 10 tháng 4 năm 2014)
- Trong cuộc vận động quốc tế đòi trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh tại thủ đô Berlin của CHLB Đức, mẹ cô là bà Trần Thị Ngọc Minh đã đến họp với Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Đức vào ngày 8.4.2014. Bà cũng đến gặp Đặc ủy viên Nhân quyền Liên bang Đức vào ngày 9.4.2014. Trong dịp này bà đã đến trao đổi với văn phòng nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler là người đỡ đầu cho con gái bà. Đây là lần đầu tiên một người Việt Nam nhận được sự quan tâm của cả hai cơ cấu bảo vệ nhân quyền cao cấp nhất trong ngành lập pháp và hành pháp tại Đức.


Dân biểu Michael Brand, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestagsausschuss für Menschenrechte und Humanitäre Hilfe), đã điều hành buổi họp với bà Ngọc Minh vào ngày 8.4.2014 nói trên. Cùng tham dự buổi họp này có các dân biểu Martin Patzelt, Frank Heinrich và Philipp Lensfeld. Các dân biểu đã bàn với bà Minh về các phương cách tranh đấu cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do. Các dân biểu đặc biệt quan tâm đến việc cô Minh Hạnh không được khám và điều trị bứu ngực một cách đúng mức, bị tra tấn hành hạ trong các nhà tù và bị giam xa nhà. Dân biểu Tiến sĩ Philipp Lensfeld đã hỏi bà Ngọc Minh rất kỹ về vai trò của các chủ nhân Đài Loan của Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) trong vụ án này. Chủ tịch Brand thông báo sẽ họp các dân biểu thành viên trong Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội để thống nhất về đường hướng can thiệp. Mặc dù các dân biểu đang rất bận rộn với các cuộc họp về những vấn đề lớn của thế giới nhưng Chủ tịch Brand vẫn gấp rút triệu tập cuộc họp đặc biệt với bà Ngọc Minh. Điều này nói lên mối quan tâm lớn của Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Đức đối với các vấn đề tù nhân chính trị, tra tấn hành hạ trong tù, nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam là những vấn đề được bà Ngọc Minh trình bày rõ ràng.


Cùng ngày 8.4.2014, bà Ngọc Minh đã đến trao đổi với luật sư Clemens Neumann, Trưởng văn phòng của nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler đã nhận bảo trợ cho Minh Hạnh từ đầu tháng Ba năm nay và đã viết thư để can thiệp ngay với chính phủ Việt Nam. Dân biểu Bätzing-Lichtenthäler hiện nghỉ dưỡng nhi nên không có mặt trong buổi họp. Nhân dịp này luật sư Clemens đã tìm hiểu thêm về vấn đề cưỡng bức lao động trong các trại giam là nguyên nhân khiến cho cô Minh Hạnh bị đánh nhiều lần trong tù.


Vào ngày 9.4.2014, bà Ngọc Minh đã nhận lời mời của dân biểu Christoph Strässer, Đặc ủy viên về Chính sách Nhân quyền và Cứu trợ Nhân đạo của Chính phủ Liên bang Đức (Beauftragter der Bundesregierung für Menschenrechtspolitik und Humanitäre Hilfe) để đến trình bày về các nguyện vọng cho con bà. Tuy cũng quan tâm đến các vấn nạn nhân quyền chung tại Việt Nam được bà Ngọc Minh trình bày thấu đáo nhưng Đặc ủy viên Strässer đã dồn hết chú ý vào việc làm sao cho cô Minh Hạnh được trả tự do và được khám chữa bệnh đúng mức và không bị tra tấn hành hạ trong nhà tù. Bà Minh nhấn mạnh rằng hai người bạn đồng hành với con bà là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương cũng cần nhận được những can thiệp như đối với con bà.

Bà Trần Thị Ngọc Minh là mẹ của nữ tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh, 29 tuổi, hiện bị giam ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, cách xa nhà cô 1.700 Km. Cô bị bắt năm 2010 vì đã tổ chức đình công cho 11.000 công nhân tại Công ty Giày da Mỹ Phong (Trà Vinh) và bị xử án bất công 7 năm tù dưới tội danh „phá rối trật tự công cộng“. Tổ chức nhân quyền quốc tế VETO! xem cô là một người Bảo vệ Nhân quyền theo đúng định nghĩa của LHQ.


Nhân dịp sang Đức bà Trần Thị Ngọc Minh cũng đã có hai buổi gặp gỡ với cộng đồng người Việt tại thành phố München vào ngày 5.4 và tại thành phố Frankfurt vào ngày 6.4.2014. Buổi gặp gỡ tới đây sẽ được tổ chức tại Berlin vào ngày 12.4.2014.
.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.